Hàn Quốc sẽ triển khai "giấy thông hành" điện tử từ tháng 9 tới
Đại dịch COVID-19 nguy cơ vượt tầm kiểm soát ở Hàn Quốc khi số ca nhiễm mới trong ngày lần đầu tiên vượt 2.000 ca vào ngày 11/8.
Các chuyên gia y tế sở tại cũng đưa ra cảnh báo làn sóng lây nhiễm thứ 4 hiện nay dường như đang khó kiềm chế hơn những làn sóng trước đây và thậm chí vẫn chưa đạt đỉnh dịch.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cùng ngày đã ghi nhận thêm 2.223 ca mới, trong đó có 2.145 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số lên 216.206 ca.
Đây là số ca nhiễm hằng ngày cao nhất kể từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện ở nước này vào tháng 1/2020, vượt mức cao nhất trước đó là 1.895 ca được ghi nhận vào ngày 27/7. Số ca nhiễm mới hàng ngày duy trì ở mức trên 1.000 ca kể từ ngày 6/7.
Sự gia tăng đột biến các ca nhiễm mới hằng ngày xuất hiện trong bối cảnh Hàn Quốc áp dụng các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt nhất kéo dài tại khu vực thủ đô và vùng phụ cận khiến các cơ quan y tế phải cảnh giác cao độ. Đặc biệt chỉ 2 ngày trước đó, có đánh giá cho rằng các ca nhiễm mới "đang giảm dần".
Phát biểu tại cuộc họp diễn ra cùng ngày, Bộ trưởng Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc Kwon Deok-cheol nhấn mạnh: "Chúng ta đang bước vào một giai đoạn mới, một thời điểm quan trọng mới về phản ứng với COVID-19. Theo đó, cách duy nhất để bảo vệ sự an toàn và tính mạng của người dân là tăng tỷ lệ tiêm chủng và ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2".
Có thể thấy biến thể Delta đang lây lan hết sức nhanh chóng. Đa số các vụ lây nhiễm tập thể xuất hiện tại công sở, cơ sở thể thao trong nhà, nhà thờ, viện điều dưỡng. Số ca đang điều tra dịch tễ tăng và số ca mắc ủ bệnh trong cộng đồng cũng có xu hướng lan rộng.
Bộ trưởng Kwon Deok-cheol nhận định tốc độ lây lan được kiểm soát phần nào do chính phủ siết chặt các biện pháp phòng dịch trong hơn một tháng. Tuy nhiên, số ca nhiễm vẫn không giảm là do nhu cầu di chuyển của người dân tăng trong dịp nghỉ Hè.
Theo đó, Bộ Y tế khuyến cáo khi người dân có các triệu chứng nghi mắc COVID-19 cần nghỉ làm và đi xét nghiệm lập tức. Những người trở về từ nơi du lịch tập trung đông người cũng nên làm xét nghiệm một lần nữa trước khi quay lại làm việc.
Tuy nhiên, những lo ngại càng lớn hơn khi số lượng người Hàn Quốc đi du lịch dịp nghỉ Hè tăng hàng ngày, các cuộc biểu tình dự kiến diễn ra vào kỳ nghỉ lễ quốc khánh kéo dài 3 ngày đang cận kề cũng như việc học sinh trở lại trường vào cuối tháng này có thể là nguyên nhân khiến số ca nhiễm mới tăng mạnh hơn trong những tuần tới.
Ông Kim Woo-joo, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Đại học Guro (Hàn Quốc) cho rằng kế hoạch giãn cách xã hội hiện nay đã được sửa đổi nhằm giảm gánh nặng về kinh tế xã hội nên cho thấy sự kém hiệu quả hơn trong việc kiềm chế virus SARS-CoV-2. Chuyên gia này cảnh báo số ca nhiễm mới hằng ngày có thể tăng lên mức 3.000 ca trừ khi chính phủ triển khai các quy định mạnh mẽ hơn.
Giáo sư Jung Jae-hun tại Đại học Y Gachon (Hàn Quốc) cũng chia sẻ quan điểm này khi nói rằng: "Các biện pháp điều chỉnh giãn cách xã hội hiện tại không hiệu quả do số ca nhiễm biến thể Delta ngày càng nhiều kết hợp với sự mệt mỏi của người dân đã dồn ứ từ lâu".
Các chuyên gia dịch tễ Hàn Quốc cho rằng tiêm chủng vẫn là "chìa khóa" để giảm tỷ lệ lây nhiễm. Do đó, Chính phủ Hàn Quốc nên tập trung hoàn toàn vào việc tiêm chủng cho các nhóm nguy cơ, bao gồm cả người cao tuổi và bệnh nhân mắc bệnh mãn tính.
Theo kế hoạch, từ tháng 9 tới, Hàn Quốc sẽ lần đầu tiên triển khai hệ thống giấy phép du lịch điện tử (ETA) đối với các công dân từ một số quốc gia được miễn thị thực vào Hàn Quốc.
Trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters (Anh), Bộ trưởng Tư pháp Hàn Quốc Park Beom-kye cho biết hệ thống này sẽ là một biện pháp lâu dài để ngăn chặn trước bất kỳ loại bệnh truyền nhiễm nào cũng như hạn chế số người nhập cư không có giấy tờ, vốn tăng lên trong những năm trước khi xảy ra đại dịch.
Đa số các trường hợp được miễn thị thực đã bị tạm dừng do tình hình đại dịch trở nên tồi tệ hơn vào tháng 4/2020. Tuy nhiên, khi các biện pháp kiểm soát biên giới được nới lỏng, hệ thống ETA sẽ được áp dụng để ngăn chặn sự lây lan của bệnh truyền nhiễm vào bằng cách yêu cầu du khách chia sẻ lịch sử đi lại trong 2 tuần trước đó.
Theo ông Park, hệ thống này sẽ thuận tiện hơn nhiều cho du khách, giúp giảm đáng kể thời gian làm thủ tục và khai báo hải quan.
Trước khi lên đường, du khách sẽ phải điền thông tin vào một bản khai trực tuyến và trả khoản phí 10.000 won (khoảng 9 USD). ETA sẽ có hiệu lực trong tối đa 2 năm, trong đó không hạn chế số lần một cá nhân được phép tới Hàn Quốc. ETA sẽ áp dụng đối với công dân của 49 trong tổng số 112 quốc gia được miễn thị thực với Hàn Quốc, trong đó bao gồm Mỹ, Anh, Pháp, Tây Ban Nha.
Trước đó, chương trình thử nghiệm ETA đã được thực hiện vào tháng 5 vừa qua. Hệ thống đầy đủ sẽ được triển khai từ ngày 1/9 tới, theo đó Hàn Quốc hiện là quốc gia thứ 5 áp dụng ETA./.
>>Thách thức của Hàn Quốc trong vấn đề ổn định giá tiêu dùng
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Số ca mắc COVID-19 trong ngày tại Hàn Quốc lần đầu vượt 2.000 ca
07:52' - 11/08/2021
Ngày 10/8, hãng thông tấn Yonhap dẫn lời giới chức y tế và địa phương cho biết Hàn Quốc ghi nhận hơn 2.000 ca mắc COVID-19 chỉ trong 24 giờ, tăng gần 50% so với một ngày trước đó và là một kỷ lục mới.
-
Kinh tế & Xã hội
Hàn Quốc gia hạn giãn cách xã hội mức cao nhất ở vùng thủ đô Seoul
19:17' - 10/08/2021
Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết phát hiện thêm 1.540 ca COVID-19, trong đó có 1.476 ca lây nhiễm trong nước và 64 ca nhập cảnh, nâng tổng số ca nhiễm lên 213.987 ca.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Tài chính Mỹ chuẩn bị áp dụng "các biện pháp đặc biệt" để tránh nguy cơ vỡ nợ
16:33' - 18/01/2025
Bộ Tài chính sẽ bắt đầu thực hiện "các biện pháp đặc biệt" vào tuần tới nhằm ngăn chặn nguy cơ vỡ nợ
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan có FTA đầu tiên với châu Âu
14:00' - 18/01/2025
Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), bao gồm Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein, và Thái Lan sẽ ký Hiệp định tự do thương mại (FTA) tại thị trấn Davos của Thụy Sĩ vào ngày 23/1.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc hoàn thành cấu trúc chính của cây cầu cao nhất thế giới
18:28' - 17/01/2025
Trung Quốc đã hoàn tất việc xây dựng cấu trúc chính của cây cầu cao nhất thế giới Huajiang Grand Canyon ở phía Tây Nam tỉnh Quý Châu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc: CIO xin lệnh bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol
17:47' - 17/01/2025
Ngày 17/1, Cơ quan điều tra tham nhũng đối với quan chức cấp cao (CIO) của Hàn Quốc đã chính thức đề nghị Tòa án quận Tây Seoul ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á được dự báo dẫn đầu tăng trưởng toàn cầu năm 2025
11:03' - 17/01/2025
Các nền kinh tế châu Á được kỳ vọng sẽ dẫn dắt tăng trưởng toàn cầu vào năm 2025, bất chấp những thách thức hiện tại.
-
Kinh tế Thế giới
WB và Moody's dự báo tăng trưởng kinh tế Mexico năm 2025
08:43' - 17/01/2025
Ngân hàng Thế giới (WB) hôm 16/1 duy trì dự báo tăng trưởng kinh tế Mexico năm 2025 và 2026 lần lượt là 1,5% và 1,6% so với các con số tổ chức toàn cầu này đưa ra hồi tháng 10/2024.
-
Kinh tế Thế giới
Điện Kremlin: Tổng thống Nga và Mỹ có thể điện đàm vào bất cứ lúc nào
08:41' - 17/01/2025
Ngày 16/1, Trợ lý Điện Kremlin Yury Ushakov ngày 16/1 cho biết Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể tiến hành điện đàm vào bất cứ lúc nào.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc điều tra các khoản trợ cấp của Chính phủ Mỹ đối với ngành công nghiệp bán dẫn
21:57' - 16/01/2025
Ngày 16/1, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết sẽ điều tra về các khoản trợ cấp của Chính phủ Mỹ cho ngành công nghiệp bán dẫn theo yêu cầu từ các nhà sản xuất chip công nghệ thấp tại Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng: Việt Nam luôn coi trọng Ba Lan đối tác hàng đầu tại Trung Đông Âu
21:35' - 16/01/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống với Ba Lan, đối tác hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Trung Đông Âu.