Hàn Quốc thặng dư thương mại 43 tháng liên tiếp
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc cho biết, thặng dư thương mại của nước này trong tháng 8/2015 vẫn tăng lên 4,35 tỷ USD. Đây cũng là tháng thứ 43 liên tiếp Hàn Quốc ghi nhận tình trạng thặng dư thương mại.
Theo báo cáo do Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc công bố ngày 1/9, giá trị xuất khẩu của nước này trong thángvừa qua đã giảm 14,7% so với cùng kỳ năm 2014, xuống còn 39,33 tỷ USD, giảm mạnh nhất kể từ tháng 8/2009. Nguyên nhân chủ yếu do nhu cầu tiêu thụ toàn cầu yếu và giá hàng hóa sụt giảm.
Mặc dù xuất khẩu - động lực chính thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á - sụt giảm nhưng thặng dư thương mại của nước này trong tháng 8/2015 vẫn tăng là do giá trị nhập khẩu giảm với tốc độ nhanh hơn (18,3%), xuống 34,98 tỷ USD.
Nhiều nhà quan sát thị trường cho rằng giá dầu toàn cầu giảm, trong khi nguồn cung cấp các mặt hàng xuất khẩu chính của nước này lại đang dư thừa đã kéo giá hàng hóa của Hàn Quốc xuống mức thấp. Trong tháng 8/2015, giá hàng hóa xuất khẩu trung bình của Hàn Quốc giảm 18% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi lượng hàng xuất khẩu nói chung của nước này lại tăng 3,8%.
Những mặt hàng xuất khẩu chính của Hàn Quốc, trên thị trường giảm lần lượt 41,1% và 26,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính theo từng thị trường, xuất khẩu của Hàn Quốc sang Mỹ trong tháng Tám vừa qua giảm 4,4%, sang Trung Quốc giảm 8,8%, sang Nhật Bản giảm 24,4%, và sang các nước EU giảm 20,8%.
Bên cạnh đó, tình trạng nhập khẩu của Hàn Quốc suy giảm cũng được cho là bắt nguồn từ việc giá dầu trên thế giới duy trì ở mức thấp, dẫn đến mức sụt giảm 31,3% trong lượng nguyên liệu thô, kể cả năng lượng, mà nước này mua vào để phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, nhập khẩu các loại hàng cơ bản và hàng tiêu dùng lại tăng lần lượt là 9,6% và 4,5%.
Vũ Toàn (P/v TTXVN tại Seoul)
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Lo ngại đứt gãy nguồn cung toàn cầu, giá kim loại đồng loạt tăng
08:21'
Trên thị trường kim loại quý, giá bạc tăng mạnh 1,52%, chạm ngưỡng 33,02 USD/ounce - mức cao nhất kể từ cuối tháng 10/2024.
-
Thị trường
Giá hàng hóa sau Tết ổn định
14:50' - 04/02/2025
Sau kỳ nghỉ Tết, đời sống sinh hoạt, nhu cầu mua sắm của người dân trở lại nhịp bình thường. Thị trường tiêu dùng tương đối ổn định, không có hiện tượng tăng giá đột biến do nguồn cung được bảo đảm.
-
Thị trường
Giá hàng hóa thế giới "rung lắc" mạnh sau khi Mỹ hoãn áp thuế lên Mexico và Canada
09:22' - 04/02/2025
Thị trường nông sản khi có đến 6 trên 7 mặt hàng đồng loạt tăng giá. Bên cạnh đó, trên bảng giá năng lượng, giá hai mặt hàng dầu thô tăng nhẹ, trong khi giá khí đốt tăng vọt hơn 10%.
-
Thị trường
Tín hiệu lạc quan đầu năm của ngành sản xuất lúa gạo Indonesia
07:00' - 04/02/2025
Cơ quan Thống kê quốc gia Indonesia cho biết, sản lượng gạo của Indonesia từ tháng 1-3/2025 có thể đạt 15,06 triệu tấn thành phẩm (GKG), tăng 5,18 triệu tấn so với cùng kỳ năm 2024.
-
Thị trường
Người dân mua vàng lấy "hên" dù giá vàng tăng vọt
18:45' - 03/02/2025
Mặc dù giá vàng trong nước ghi nhận tăng vọt, song vẫn có nhiều người dân vẫn đến mua sắm với hi vọng lấy "hên" trong ngày đầu năm mới.
-
Thị trường
Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục giảm giá thực phẩm thiết yếu sau Tết
16:58' - 03/02/2025
Ngày 3/2 (mùng 6 Tết), hầu hết kênh bán lẻ hiện đại lẫn truyền thống trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh đã mở cửa khai trương và hoạt động trở lại theo khung giờ bình thường.
-
Thị trường
Thị trường lao động Mỹ phụ thuộc lớn vào lao động nhập cư
05:30' - 02/02/2025
Lao động nhập cư chiếm gần 19% lực lượng lao động tại Mỹ. Theo Viện Chính sách Kinh tế, năm 2023, lực lượng lao động Mỹ tăng trưởng 12,6%, nhưng nếu không tính người nhập cư, mức tăng chỉ đạt 0,5%.
-
Thị trường
Giá gạo châu Á ổn định do nhu cầu yếu và nguồn cung tăng
18:39' - 01/02/2025
Giá gạo xuất khẩu từ Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới - vẫn ổn định ở mức thấp nhất trong 18 tháng.
-
Thị trường
Mùng 4 Tết, trái cây, hoa tươi, trở về giá ngày thường
16:24' - 01/02/2025
Các chợ truyền thống, các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hóa đã mở cửa bán hàng bình thường với giá nhiều loại mặt hàng trở về như ngày thường.