Hàn Quốc tìm từ thay thế "kẻ địch" khi nói về quân đội Triều Tiên
Hãng tin Yonhap dẫn một số nguồn tin từ Chính phủ Hàn Quốc ngày 22/8 cho biết nước này đang cân nhắc việc xóa cụm từ "kẻ địch của chúng ta" khi đề cập đến quân đội Triều Tiên trong Sách Trắng Quốc phòng dự kiến công bố vào cuối năm 2018 này.
Động thái này của Chính phủ Hàn Quốc phù hợp với tinh thần của thỏa thuận mà hai miền Triều Tiên đã đạt được tại hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 4 tại Panmunjom, theo đó chấm dứt "mọi hành động thù địch" lẫn nhau và tìm cách làm giảm căng thẳng cũng như "loại bỏ thực chất nguy cơ chiến tranh".
Một nguồn tin Chính phủ Hàn Quốc giấu tên nêu rõ: "Sẽ là mâu thuẫn nếu chúng tôi tiếp tục thương lượng (với Triều Tiên) về các biện pháp nhằm chấm dứt các hành động thù địch, vấn đề đã được đề cập trong Tuyên bố Panmunjom, song vẫn coi quân đội Triều Tiên là kẻ địch trong văn kiện của Chính phủ".
Ông này khẳng định Chính phủ Hàn Quốc vẫn đang đi theo hướng tìm một cụm từ hoặc một từ phù hợp để mô tả về quân đội của Triều Tiên, thay cho cách thể hiện "kẻ địch".
Sắc Trắng năm 2016 của Hàn Quốc có đoạn viết: "Vũ khí hủy diệt hàng loạt của Triều Tiên, như vũ khí hạt nhân và tên lửa, các vụ tấn công mạng và mối đe dọa khủng bố đều tạo ra mối đe dọa lớn đối với an ninh của chúng ta....Chừng nào những mối đe dọa này còn tiếp tục, chế độ Triều Tiên và quân đội của nước này vẫn là kẻ địch của chúng ta".
Một số nhà quan sát nhận định Seoul đang xem trọng việc xóa bỏ dần những quan hệ đối kháng trong bối cảnh các mối đe dọa từ Triều Tiên đang có dấu hiệu giảm sút như việc Bình Nhưỡng phá hủy cơ sở thử hạt nhân và tên lửa, cũng như tìm cách dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt quốc tế nhằm thúc đẩy kinh tế nội địa.
Quân đội Triều Tiên lần đầu đề cập quân đội Triều Tiên là "kẻ địch chính" trong Sách Trắng Quốc phòng năm 1995, sau khi một quan chức Bình Nhưỡng de dọa biến Seoul thành "biển lửa".
Trong Sách Trắng năm 2004 của Hàn Quốc, cụm từ trên đã được thay thế bằng "mối đe dọa quân sự trực tiếp" trong không khí hòa giải giữa hai miền.
Tuy nhiên, Seoul sau đó sử dụng lại cụm từ "kẻ địch" trong Sách Trắng năm 2010 khi Bình Nhưỡng phóng ngư lôi tấn công tàu hộ tống Cheonan của Hàn Quốc vào tháng 3/2010, khiến 46 thủy thủ thiệt mạng và tiến hành một cuộc tấn công đạn pháo tại khu vực đảo biên giới Yeonpyong./.
>>> Tổng thống Mỹ: Rất có thể sẽ gặp lại nhà lãnh đạo Triều Tiên
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Ba công ty Hàn Quốc bị cáo buộc gian lận để nhập than đá từ Triều Tiên
17:30' - 20/08/2018
Nhà chức trách Hàn Quốc cho biết cơ quan công tố nước này đã tiến hành điều tra đối với 3 công ty bị cáo buộc vi phạm các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc (LHQ) do nhập khẩu than đá của Triều Tiên.
-
Tin ảnh
Hình ảnh đầu tiên đoàn tụ các gia đình ly tán trong Chiến tranh Triều Tiên
15:16' - 20/08/2018
Đúng 15 giờ ngày 20/8, đợt 1 trong chương trình đoàn tụ các gia đình ly tán trong Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) lần thứ 21 đã diễn ra tại khu nghỉ dưỡng núi Kumgang trên lãnh thổ Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Hàn Quốc kêu gọi hợp tác kinh tế với Triều Tiên
10:54' - 15/08/2018
Ngày 15/8, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in kêu gọi hợp tác kinh tế với Bình Nhưỡng và coi đây là một nền tảng cho sự hòa bình và thịnh vượng của Đông Bắc Á.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46'
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.