Hàng nghìn con tàu tại Thanh Hóa nằm bờ do giá xăng dầu tăng kỷ lục
Theo báo cáo từ Chi cục Thuỷ sản - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hoá, hiện trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 1.200 tàu không hoạt động khai thác thủy sản; trong đó có 555 phương tiện đánh bắt xa bờ (trên 15 m), chiếm 47,4% tàu đánh bắt xa bờ toàn tỉnh. Nguyên nhân tàu cá nằm bờ do giá xăng dầu và chi phí vật tư đầu vào tăng mạnh.
Cảng cá Lạch Hới, phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn là một trong những cảng cá lớn của tỉnh Thanh Hoá, với khoảng 200 tàu công suất từ 800 CV đến 1.000 CV thường xuyên ra vào. Thời điểm này các năm về trước, tại cảng cá Lạch Hới tấp nập tàu thuyền ra vào, mang theo những khoang tàu đầy ắp cá tôm, cùng niềm vui của ngư dân những ngày đầu năm.Tuy nhiên, năm nay do giá dầu tăng cao, mỗi chuyến vươn khơi không đủ chi phí tiền dầu, thậm chí phải bù lỗ hàng trăm triệu đồng, nên các chủ tàu đều phải nằm bờ, chờ giá dầu bình ổn trở lại mới có kế hoạch vươn khơi, bám biển.
Không còn cảnh những đoàn tàu nối đuôi nhau cập bến; trên bến dưới thuyền cảnh kẻ bán, người mua tấp nập, nhộn nhịp, cảng cá Lạch Hới những ngày này trở nên vắng vẻ, đìu hiu. Những con tàu gỗ được đầu tư hàng chục tỷ đồng, nay nằm phơi mình bên bờ biển không biết bao giờ mới được căng buồm vươn khơi.Tàu nằm bờ, nhưng mọi chi phí về nhân công, ngân hàng, bảo dưỡng… chủ tàu vẫn phải chi trả thường xuyên, nên đây được xem là thời điểm hết sức khó khăn của ngư dân.
Trở về bờ sau hơn 10 ngày lênh đênh trên biển, ông Trần Văn Phụng, 63 tuổi, phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn chủ tàu TH 92555 TS không dấu được vẻ lo lắng hiện hữu trên khuôn mặt sạm đen vì gió biển.Chuyến ra khơi lần này, tàu của ông tiêu tốn hết hơn 6.000 lít dầu, với giá dầu hiện tại gần 23.000 đồng/lít, tương đương với 120 triệu đồng. Trong khi đó, số hải sản đánh bắt về bán được khoảng 100 triệu đồng; trừ mọi chi phí ông Phụng phải bù lỗ hơn 100 triệu đồng cho chuyến đi này.
"Để đóng con tàu này, gia đình tôi phải vay 6 tỷ ngân hàng, hơn 4 năm vươn khơi, mới trả được được khoảng 1,5 tỷ đồng, hiện tại vẫn còn hơn 4 tỷ ngân hàng, mỗi tháng phải trả khoảng hơn 30 triệu tiền lãi.Mặc dù giá dầu tăng cao mức kỷ lục, mỗi chuyến đi đều phải bù lỗ, nhưng đã đầu tư rồi, không đi không được. Chỉ mong thời gian tới, giá dầu được bình ổn trở lại" ông Phụng chia sẻ thêm.
Chi phí đầu vào tăng cao, nhân công khan hiếm nên nên từ tháng 10/2021, tàu của anh Nguyễn Văn Tuấn, phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn đã phải ngừng khai thác.Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, tàu của anh vươn khơi được 1 chuyến, tuy nhiên lại đúng thời điểm giá dầu tăng kỷ lục, chi phí không đủ bù lỗ, nên hiện tại anh Tuấn lại tiếp tục "gác mái" chờ thời điểm giá dầu hạ nhiệt mới tiếp tục vươn khơi.
Anh Nguyễn Văn Tuấn, chủ tàu TH 93068 TS cho biết, trước đây khi giá xăng dầu bình ổn, mỗi chuyến vươn khơi chi phí tiền dầu rơi vào khoảng 80 đến 100 triệu đồng cho khoảng 12 ngày, tuy nhiên, đến nay, số chi phí tiền dầu đã tăng lên 150 đến 170 triệu.Sản lượng đánh bắt ngày càng giảm, do hải sản trên biển ngày càng khan hiếm, giá nhân công và mọi chi phí tăng cao nên chủ tàu đành ngậm ngùi để khối tài sản hàng chục tỷ đồng nằm phơi mình bên bờ biển chờ ngày giá dầu hạ nhiệt.
"Nghề đi biển phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, nên có chuyến được chuyến không, giá dầu cứ tăng thế này chỉ còn nước bỏ thuyền thôi"- anh Tuấn chia sẻ thêm. Thành phố Sầm Sơn là một trong những địa phương có nhiều phương tiện đánh bắt hải sản nhất tỉnh Thanh Hóa, với hơn 1.700 phương tiện. Thế nhưng, kể từ sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 tới nay, số lượng tàu thuyền ra khơi rất ít; trong đó có khảng 180 tàu cá có chiều dài từ 15 trở lên thường xuyên nằm bờ.Thực trạng này không chỉ xuất hiện ở Sầm Sơn mà dọc các cảng cá lớn của Thanh Hóa như: Lạch Bạng (thị xã Nghi Sơn), Hoằng Trường (huyện Hoằng Hóa), Hòa Lộc (huyện Hậu Lộc) cũng rơi vào cảnh tượng tương tự.
Ông Nguyễn Đức Cường, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Thanh Hóa cho biết, toàn tỉnh hiện có 6.694 phương tiện khai thác thủy sản, trong đó có 1.172 tàu đánh bắt xa bờ, còn lại là tàu vùng lộng và gần bờ. Nguyên nhân những tàu ít ra khơi là do giá xăng dầu và vật tư đầu vào tăng cao nên ngư dân cũng chưa muốn ra khơi đánh bắt.Hiện Chi cục đã tổng hợp tình hình báo cáo lãnh đạo Sở trình Tỉnh ủy báo cáo Bộ Công Thương xem xét sớm có giải pháp bình ổn lại giá xăng dầu. Ngành cũng tích cực phối hợp với các địa phương ven biển tuyên truyền, vận động, động viên ngư dân cố gắng khắc phục khó khăn, tiếp tục vươn khơi, bám biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia…/.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Giá xăng dầu tăng cao, hợp tác xã vận tải khó khăn chồng chất
17:18' - 10/03/2022
Giá xăng dầu tăng và vượt đỉnh thời gian gần đây đã khiến các hợp tác xã vận tải rơi vào tình cảnh khó khăn chồng chất. Nhiều chuyến xe đang ở trong tình trạng "chở gió" vì... không có khách.
-
Kinh tế Việt Nam
Đảm bảo nguồn cung ổn định giá xăng dầu
20:14' - 09/03/2022
Chiều 9/3, tại Diễn đàn trực tuyến “Kiểm soát lạm phát-thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế” do Tạp chí Hải quan tổ chức, vấn đề được quan tâm là giá xăng dầu liên tục tăng cao thời gian gần đây.
-
Doanh nghiệp
Tính toán để sớm có cơ chế điều hành giá xăng dầu phù hợp diễn biến thị trường
17:13' - 09/03/2022
Hiện nay, liên Bộ Công Thương – Tài chính vẫn đang theo dõi sát tình hình thế giới để có tính toán điều hành đảm bảo đúng quy định và hài hòa loại ích các bên
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối giao thương tiêu thụ sản phẩm sau bão Yagi năm 2024
21:06' - 17/11/2024
Ngày 17/11, Hội Mỹ nghệ kim hoàn đá quý tỉnh Hải Dương phối hợp với Hợp tác xã nông nghiệp sạch Nam Vũ tổ chức hội nghị kết nối giao thương tiêu thụ sản phẩm sau bão Yagi năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kênh đầu tư nào đang hút dòng tiền những tháng cuối năm?
20:05' - 17/11/2024
Nhiều ngân hàng thương mại đã điều chỉnh lãi suất tiền gửi tại các kỳ hạn, tạo sức hút lớn cho kênh tiết kiệm. Vậy vàng và chứng khoán có phải là kênh thu hút đầu tư những tháng cuối năm?
-
Kinh tế Việt Nam
Phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La
19:48' - 17/11/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký các Quyết định phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La nhiệm kỳ 2021 – 2026.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng kinh tế xanh để bước nhanh vào kỷ nguyên mới
19:47' - 17/11/2024
Các tỉnh Đông Nam bộ đang tích cực điều chỉnh chiến lược phát triển công nghiệp và thu hút đầu tư nước ngoài để hướng đến tăng trưởng xanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất xây dựng giải pháp cụ thể khuyến khích sử dụng phân bón hữu cơ
17:16' - 17/11/2024
Ngày 17/11, tại Vĩnh Long, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp UBND tỉnh Vĩnh Long tổ chức hội thảo “Vai trò của phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp xanh bền vững”.
-
Kinh tế Việt Nam
Không thể nhìn nhận cơ học “tăng thuế là tăng giá" khi áp thuế VAT với phân bón
16:02' - 17/11/2024
Việc làm rõ các tác động của việc áp thuế giá trị gia tăng (thuế VAT) với phân bón tiếp tục thu hút nhiều ý kiến khác nhau của các đại biểu quốc hội và các chuyên gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Thụy Sỹ tài trợ trên 3,3 triệu USD thực hiện kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam
15:53' - 17/11/2024
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa tiếp nhận 3.346.009 USD do Thụy Sỹ tài trợ nhằm thúc đẩy thực hiện kinh tế tuần hoàn và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu trong các khu công nghiệp tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự báo xuất khẩu cá tra năm 2024 đạt 2 tỷ USD
15:51' - 17/11/2024
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2024 có thể đạt mục tiêu 2 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 720 tỷ đồng xây dựng nhà ga hàng hóa sân bay Cát Bi
15:50' - 17/11/2024
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa khởi công dự án xây dựng nhà ga hàng hóa tại cảng hàng không này và dự kiến hoàn thành đưa vào khai thác vào tháng 1/2026.