Hãng tin Sputnik của Nga đánh giá cao sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam
Trong đó, hãng tin này nêu rõ ngay cả vào thời điểm hiện nay, do hậu quả của đại dịch COVID-19, nền kinh tế thế giới chịu cảnh khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái những năm 1930, kinh tế Việt Nam không giảm mà vẫn tăng trưởng 1,81%.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự đoán đến cuối năm, chỉ số này sẽ là 4,1%, cao nhất trong số các nước Đông Nam Á.
Theo hãng tin Sputnik, một trong những động lực của sự tăng trưởng đáng ngưỡng mộ này là dòng vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp không ngừng đổ vào. Trong 8 tháng đầu năm nay, Việt Nam thu hút gần 20 tỷ USD, trong đó dòng vốn đăng ký cấp mới đã tăng 6,6% so với năm 2019.
Để thu hút đầu tư nước ngoài, Việt Nam tạo ra những điều kiện cần thiết như xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông và năng lượng, viễn thông, đào tạo chuẩn bị sẵn nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn.
Theo những dữ liệu mới nhất, trong số các doanh nghiệp đang phấn đấu mở rộng sản xuất tại Đông Nam Á, có tới 40% doanh nghiệp xem Việt Nam là địa bàn thích hợp để phát triển kinh doanh.
Theo nhiều chuyên gia, ngoài lực lượng nhân công trẻ, tình hình chính trị ổn định, luật đầu tư thuận lợi, cơ sở hạ tầng phát triển đầy đủ, một lợi thế nổi bật của Việt Nam khi các doanh nghiệp “ngắm nghía” chọn địa điểm sản xuất là vị trí gần Trung Quốc, có khả năng sử dụng nguyên vật liệu Trung Quốc.
Ngoài ra, sự chăm chỉ, tính kỷ luật và trình độ tay nghề khá của lao động Việt Nam, cho phép sản xuất các sản phẩm công nghệ cao. Không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia dự đoán rằng trong những năm tới, nền kinh tế Việt Nam sẽ vượt một số nền kinh tế mạnh ở Đông Nam Á.
Giáo sư Vladimir Mazyrin, thuộc Đại học Tổng hợp Quốc gia Lomonosov kiêm lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN của Viện Viễn Đông (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga) nhất trí với dự báo lạc quan nói trên.
Giáo sư Vladimir Mazyrin nhận định: “Hiện nay, trong bảng xếp hạng của Qũy Tiền tệ Quốc tế (IMF) về GDP, Việt Nam đứng thứ 33 theo PPP (sức mua tương đương).
Indonesia ở vị trí thứ 7, Thái Lan - 20, Malaysia - 26, Philippines - 27. Nhờ nhịp độ tăng trưởng GDP hàng năm cao hơn, Việt Nam đang nhanh chóng bắt kịp các nước phát triển hơn trong khu vực.
Mức bứt phá về nhịp độ tăng trưởng sẽ còn lớn hơn sau đại địch, bởi nhờ chính sách và các biện pháp khéo léo của ban lãnh đạo đất nước, Việt Nam đối phó tốt hơn với diễn biến và hậu quả của dịch bệnh./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
ICAEW: Triển vọng phục hồi kinh tế Việt Nam "tươi sáng" nhất khu vực Đông Nam Á
12:44' - 10/09/2020
Theo báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu mới được công bố của Oxford Economics được ủy quyền bởi CAEW, Việt Nam sẽ là nền kinh tế duy nhất ở khu vực Đông Nam Á có tăng trưởng dương trong năm 2020.
-
Doanh nghiệp
PVN đóng góp quan trọng cho kinh tế Việt Nam trong 45 năm qua
19:25' - 03/09/2020
Với những đóng góp trong suốt chiều dài lịch sử 45 năm xây dựng và phát triển, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) luôn là một trong những trụ cột chính của nền kinh tế đất nước.
-
Ý kiến và Bình luận
Asiatimes: Kinh tế Việt Nam sẽ sớm phục hồi
16:40' - 03/09/2020
Trang mạng Asiatimes nhận định dù dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp trở lại nhưng về dài hạn, các chuyên gia vẫn lạc quan rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ có thể phục hồi sau đợt bùng phát này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế Đức giảm đà cạnh tranh trên thị trường toàn cầu
21:12' - 14/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, báo cáo đánh giá, do Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank) công bố ngày 14/7, cho thấy nền kinh tế đầu tàu châu Âu đang mất dần cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
EU sẵn sàng các biện pháp thuế đáp trả Mỹ
16:20' - 14/07/2025
Liên minh châu Âu (EU) đã chuẩn bị một danh sách thuế quan trị giá 21 tỷ euro (tương đương 24,52 tỷ USD) để đáp trả Mỹ nếu hai bên thất bại trong đàm phán thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc tháng 6/2025 tăng vượt dự báo
15:42' - 14/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 đã tăng trưởng mạnh hơn dự kiến, sau khi Mỹ và Trung Quốc đạt được một thỏa thuận sơ bộ nhằm hạ nhiệt căng thẳng từ các mức thuế quan đáp trả lẫn nhau.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Đạo luật thuế và chi tiêu mới gây khó cho các trường đại học
15:24' - 14/07/2025
Đạo luật thuế và chi tiêu mà Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ký có thể cắt giảm mạnh các chương trình cho vay sinh viên liên bang – nguồn hỗ trợ tài chính cho nhiều sinh viên.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc để ngỏ khả năng mở cửa thị trường nông sản
14:32' - 14/07/2025
Hàn Quốc có thể đạt được một thỏa thuận thương mại “trên nguyên tắc” với Mỹ trước hạn chót ngày 1/8 và rằng nước này có thể để ngỏ khả năng mở thêm thị trường nông sản cho hàng hóa Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Vụ rơi máy bay tại Ấn Độ: FAA, Boeing bác khả năng lỗi khóa nhiên liệu
12:49' - 14/07/2025
Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) và hãng sản xuất máy bay Boeing đã ban hành thông báo riêng rẽ, trong đó đều khẳng định khóa công tắc nhiên liệu trên máy bay Boeing là an toàn.
-
Kinh tế Thế giới
Thị trường việc làm Anh bắt đầu "ngấm đòn" vì AI
11:23' - 14/07/2025
Theo một nghiên cứu, các doanh nghiệp tại Vương quốc Anh đang thu hẹp quy mô tuyển dụng đối với những công việc có khả năng bị ảnh hưởng bởi sự triển khai của trí tuệ nhân tạo (AI).
-
Kinh tế Thế giới
New Zealand đặt mục tiêu tăng gấp đôi nguồn thu từ giáo dục quốc tế
11:17' - 14/07/2025
Ngày 14/7, Chính phủ New Zealand công bố kế hoạch tăng gấp đôi nguồn thu từ lĩnh vực giáo dục quốc tế lên 7,2 tỷ NZD (tương đương 4,32 tỷ USD) vào năm 2034.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ sẽ giáng một đòn mạnh vào ngành nông nghiệp Pháp
10:55' - 14/07/2025
Các nhà sản xuất phô mai và rượu vang của Pháp đã cảnh báo về những thiệt hại cho ngành nông nghiệp mà mức thuế 30% do Tổng thống Mỹ cảnh báo áp đặt lên hàng nhập khẩu từ EU.