PVN đóng góp quan trọng cho kinh tế Việt Nam trong 45 năm qua
Với những người hiểu về dầu khí, sống trọn với những thăng trầm của ngành Dầu khí thì không gì có thể xóa mờ những mốc son đáng tự hào, nhất là trong những năm tháng đất nước bị cấm vận, kinh tế và xã hội lâm vào khủng hoảng.
Năm 1986, năm mở đầu cho một thời kỳ lịch sử của đất nước cũng là năm ngành Dầu khí đánh dấu mốc son cho sự đổi thay khi mỏ dầu Bạch Hổ tại thềm lục địa Việt Nam đã cho ra đời những tấn dầu thô thương mại đầu tiên.
Sự kiện này không chỉ ghi danh Việt Nam vào danh sách các nước sản xuất dầu khí thế giới mà còn là “trụ đỡ” tinh thần và vật chất quan trọng đối với đất nước trong giai đoạn Việt Nam bị bao vây cấm vận, khủng hoảng kinh tế - xã hội.
Vào năm 1987, PVN đã xuất khẩu được 235. 700 tấn dầu với tổng giá trị hợp đồng 31 triệu USD.
Những con số này là sự khởi đầu cho suốt 45 năm qua khi dòng ngoại tệ mà PVN sử dụng thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, sản xuất kinh doanh, thanh toán quốc tế đã hỗ trợ đắc lực đối với hoạt động dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước và thị trường tiền tệ Việt Nam.
Trong giai đoạn 2006-2015, ngoài các thành công quan trọng mà PVN đạt được trong lĩnh vực tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí, hàng năm PVN đóng góp trung bình 20 - 25% tổng thu ngân sách Nhà nước, 18 - 25% GDP cả nước.
Đặc biệt, PVN đã thực hiện thành công và đưa vào vận hành 3 cụm dự án và dự án trọng điểm quốc gia về dầu khí gồm: Cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau; Cụm Khí - Điện - Đạm Đông Nam Bộ và dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Các cụm dự án và dự án này đang hoạt động hết sức hiệu quả không những về mặt kinh tế mà có đóng góp to lớn cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung của đất nước và phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương nơi có dự án vận hành.
Ngay cả trong giai đoạn khó khăn, thách thức nhất của ngành công nghiệp dầu khí thế giới nói chung và với PVN nói riêng, kể từ năm 2014, khi giá dầu ở mức thấp kéo dài, Tập đoàn và các doanh nghiệp trong ngành Dầu khí vẫn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Trong giai đoạn này, nộp ngân sách Nhà nước của PVN tiếp tục chiếm tỷ trọng 9 - 11% tổng thu ngân sách chung của Nhà nước và chiếm 16,5 - 17% tổng thu ngân sách Trung ương hàng năm. Cùng với đó, PVN đã đóng góp cho GDP cả nước trung bình hằng năm từ 10 - 13%.
Đến nay, PVN tự hào đã xây dựng được hệ thống công nghiệp dầu khí hoàn chỉnh, đồng bộ từ tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí đến phát triển công nghiệp khí - điện - chế biến và dịch vụ dầu khí, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng đất nước.
PVN đã và đang triển khai thực hiện 62 hợp đồng dầu khí trong nước (phủ hầu hết diện tích vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của thềm lục địa Việt Nam).
PVN hiện đang vận hành 5 hệ thống đường ống dẫn khí lớn gồm: Đường ống dẫn khí Bể Cửu Long - Dinh Cố - Phú Mỹ, cung cấp khí cho các hộ tiêu thụ công nghiệp và dân dụng khu vực Đông Nam Bộ; Đường ống Nam Côn Sơn 1 cung cấp khí cho các hộ tiêu thụ công nghiệp và dân dụng khu vực Đông Nam Bộ; Đường ống Nam Côn Sơn 2 giai đoạn 1 cung cấp khí cho các hộ tiêu thụ công nghiệp và dân dụng khu vực Đông Nam Bộ; Đường ống PM3 CAA - Cà Mau cung cấp khí cho các hộ tiêu thụ công nghiệp và dân dụng khu vực Tây Nam Bộ và đường ống Hàm Rồng - Thái Bình cung cấp khí cho các hộ tiêu thụ công nghiệp và dân dụng khu vực Bắc Bộ.
Các đường ống dẫn khí của PVN hàng năm cung cấp gần 9 - 11 tỷ m3 khí, đáp ứng sản xuất khoảng 35% sản lượng điện quốc gia, 70% sản lượng đạm và 70 - 80% sản lượng khí cho các hộ tiêu thụ dân dụng của cả nước.
Đối với lĩnh vực chế biến dầu khí, PVN hiện đang vận hành thương mại các công trình trọng điểm dầu khí như Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, các nhà máy sản xuất phân đạm Phú Mỹ và Cà Mau, Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn…
Hàng năm, lĩnh vực chế biến dầu khí đóng góp khoảng 20% tổng doanh thu, 13% nộp ngân sách Nhà nước của toàn Tập đoàn.
Đặc biệt, tổng sản lượng xăng cung cấp ra thị trường từ Nhà máy Lọc dầu Dung Quất và Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn đáp ứng được khoảng 80 - 85% nhu cầu xăng dầu nội địa.
Bên cạnh đó, hai nhà máy Đạm Cà Mau và Đạm Phú Mỹ với tổng công suất vào khoảng 1,6 triệu tấn phân đạm (urê)/năm, đảm bảo cung cấp hơn 70% nhu cầu phân đạm của cả nước.
Kể từ năm 2007, với việc ra đời Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam, lĩnh vực điện cũng trở thành một trong 5 lĩnh vực sản xuất chính của PVN.
Hiện tại, PVN đang vận hành 7 nhà máy điện với tổng công suất lắp đặt đạt 4.214 MW, chiếm 12% tổng công suất các nhà máy điện của cả nước.
PVN cũng là nhà sản xuất điện khí lớn nhất của đất nước với quy mô công suất các nhà máy nhiệt điện khí đạt 2.700 MW.
Tính đến hết năm 2018, PVN đã đạt mốc sản xuất hơn 170 tỷ kWh điện và là nhà cung cấp điện năng lớn thứ 2 của đất nước, đóng góp quan trọng vào việc đảm bảo an ninh năng lượng để phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước.
Những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành, lĩnh vực khác của nền kinh tế, đóng góp của ngành Dầu khí vào ngân sách Nhà nước hằng năm tuy có giảm nhưng vẫn lớn nhất và chiếm tỉ trọng cao nhất.
Năm 2016, trong bối cảnh kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực chịu tác động mạnh từ hiện tượng biến đổi khí hậu cũng như biến động kinh tế toàn cầu, để đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng, đảm bảo nguồn thu ngân sách, Chính phủ đã giao PVN khai thác thêm 1 triệu tấn dầu thô.
Trong năm 2017, trước những dự báo đầy khó khăn về tăng trưởng kinh tế, một lần nữa câu chuyện khai thác thêm 1 triệu tấn dầu thô cũng đã được đặt ra. Và những lần "đặt hàng" của Chính phủ, PVN cũng đã vững vàng hoàn thành nhiệm vụ.Đặc biệt, giai đoạn 2007-2017, trong bối cảnh kinh tế thế giới cũng như trong nước có nhiều biến động, nhiều ngành, lĩnh vực sản xuất trong nước suy giảm nghiêm trọng thì PVN vẫn duy trì đà tăng trưởng bình quân 15 - 20%, nộp trung bình 20% tổng thu ngân sách hàng năm, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bình ổn thị trường.
Các năm 2018-2019, trong bối cảnh phải thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong bối cảnh thị trường dầu khí quốc tế có nhiều biến động khó khăn, các sản phẩm chủ lực của PVN phải đối diện với sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm nhập khẩu...
Tuy nhiên, với ý thức đầy đủ về trách nhiệm là Tập đoàn kinh tế quan trọng của đất nước, Tập đoàn đã chủ động xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện tốt nhất các nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước giao.
Theo số liệu thống kê, tính đến năm 2018, ngành Dầu khí đã khai thác được gần 400 triệu tấn dầu và 150 tỷ m3 khí, đáp ứng nhu cầu năng lượng cho sản xuất 170 tỷ kWh điện (chiếm khoảng 15% tổng công suất lắp đặt và 30% tổng sản lượng điện cả nước).
Bên cạnh đó, PVN đã sản xuất khoảng 55 triệu tấn sản phẩm xăng dầu (chiếm 33% tổng nhu cầu cả nước).
Bước sang năm 2020, khó khăn không giảm đi mà tiếp tục lại bồi thêm khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, cùng với đó là giá dầu giảm sâu kỷ lục đã khiến PVN đối mặt thêm một đợt khủng hoảng mới.
Những giải pháp nhằm vượt khủng hoảng “kép” đã kịp thời được đưa ra. Mặc dù ngân sách Nhà nước hụt thu do nhiều doanh nghiệp, ngành nghề khốn khó vì đại dịch thì PVN vẫn làm trọn vai trò là “trụ cột” của nền kinh tế khi 7 tháng đầu năm 2020 báo lãi hơn 10 nghìn tỉ đồng, nộp ngân sách Nhà nước hơn 38 nghìn tỉ đồng.
Trong một buổi làm việc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với lãnh đạo PVN gần đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các bộ, ngành liên quan, lãnh đạo các địa phương và nhân dân cả nước luôn quan tâm sâu sắc đến ngành Dầu khí, đến Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
“Chúng ta không được thành kiến với các sai phạm, khuyết điểm đã qua. PVN phải quyết chí, quyết tâm vượt qua thách thức, khó khăn, xứng đáng là đơn vị Anh hùng thời kỳ đổi mới” - Thủ tướng nói.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nhấn mạnh: “Sau những thăng trầm phải có một khát vọng về tương lai hùng cường trở lại với ngành Dầu khí Việt Nam, tái khẳng định vị trí, vai trò của ngành Dầu khí Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng Tổ quốc. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam phải tiếp tục là tập đoàn kinh tế hùng mạnh hàng đầu của đất nước trong thời kỳ mới, sánh vai với các đối tác trong khu vực và trên thế giới. Đó là yêu cầu của Nhà nước và nhân dân đối với Tập đoàn”.
45 năm qua là thời gian của “lửa thử vàng”. Một tập đoàn kinh tế lớn với bộ máy nhân sự đồ sộ, với khối lượng tài sản, công trình, dự án khổng lồ và có những đóng góp to lớn trong việc quyết định “sức khỏe” của nền kinh tế cũng không thể tránh khỏi những “vấp ngã”.
Tuy nhiên, bằng nghị lực và bản lĩnh của “những người đi tìm lửa”, PVN tiếp tục vượt “giông bão” để khẳng định là một trong những “đầu tàu” của nền kinh tế đất nước./.
Tin liên quan
-
Phân tích doanh nghiệp
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam: 45 năm sứ mệnh tìm dầu
19:21' - 31/08/2020
Vượt qua mọi khó khăn trong 45 năm trưởng thành và hoạt động, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
-
Phân tích doanh nghiệp
45 năm hình thành và phát triển của PVN: Những dấu mốc đáng nhớ
18:42' - 27/08/2020
Trải qua 45 năm hình thành và phát triển, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã khẳng định được vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước và tham gia bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
TikTok quảng bá di sản Việt, thúc đẩy du lịch và phát triển kinh tế
16:35' - 17/04/2025
Chiều 17/4, TikTok LIVE và Quỹ Hỗ trợ Bảo tồn Di sản Văn hoá Việt Nam khởi động chương trình “Nét đẹp Việt mùa 3: Chạm vào di sản” nhằm khai thác giá trị kinh tế từ di sản qua livestream sáng tạo.
-
Doanh nghiệp
TSMC gặp khó do chính sách thuế quan mới của Mỹ
15:12' - 17/04/2025
Mặc dù hưởng lợi từ xu hướng tích hợp tính năng AI vào các sản phẩm trực tuyến nhưng TSMC đang đối mặt với thách thức từ chính sách thuế nhập khẩu của Tổng thống Donald Trump.
-
Doanh nghiệp
OpenAI muốn mua lại Windsurf với giá 3 tỷ USD
12:44' - 17/04/2025
Các nguồn thạo tin ngày 16/4 tiết lộ OpenAI đang trong quá trình đàm phán để mua lại công ty cung cấp công cụ hỗ trợ lập trình bằng trí tuệ nhân tạo (AI) Windsurf với giá khoảng 3 tỷ USD.
-
Doanh nghiệp
Vốn hóa thị trường của Apple tiếp tục giảm
10:10' - 17/04/2025
Cổ phiếu Apple đã giảm gần 4% trong phiên giao dịch 16/4, khiến giá trị vốn hóa thị trường của nhà sản xuất iPhone giảm xuống dưới mốc 3.000 tỷ USD.
-
Doanh nghiệp
Toyota Industries phát triển vật liệu chịu nhiệt trong ngành hàng không vũ trụ
09:38' - 17/04/2025
Ngày 16/4, công ty công nghiệp Toyota Industries thông báo sẽ phát triển vật liệu chịu nhiệt với công ty khởi nghiệp ElevationSpace đang phát triển dịch vụ vận chuyển từ không gian vũ trụ về Trái Đất.
-
Doanh nghiệp
Nvidia đầu tư các máy chủ AI trị giá 500 tỷ USD tại Mỹ
07:56' - 17/04/2025
Nhà sản xuất chip Nvidia cho biết có kế hoạch xây dựng các máy chủ trí tuệ nhân tạo trị giá 500 tỷ USD tại Mỹ với sự hỗ trợ của các đối tác quốc tế như TSMC, Foxconn đều của Đài Loan (Trung Quốc).
-
Doanh nghiệp
Những “ông lớn” sẽ bị ảnh hưởng ra sao khi Mỹ áp thuế bán dẫn?
19:22' - 16/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tiết lộ kế hoạch sắp công bố thuế quan đối với chất bán dẫn, nhưng cũng để ngỏ khả năng linh hoạt với một số công ty.
-
Doanh nghiệp
Hội nghị P4G Việt Nam 2025: Đồng hành cùng doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam
14:57' - 16/04/2025
Các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam đang có những bước tiến quan trọng trong phát triển các giải pháp công nghệ xanh nhằm góp phần bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững.
-
Doanh nghiệp
Đóng điện thành công trạm biến áp 220kV Phú Bình 2 và đường dây rẽ Thái Nguyên – Bắc Giang
13:40' - 16/04/2025
EVNNPC vừa phối hợp cùng các đơn vị liên quan, đã hoàn thành và đóng điện thành công công trình trọng điểm trạm biến áp (TBA) 220kV Phú Bình 2 và đường dây rẽ Thái Nguyên – Bắc Giang.