Hành lang pháp lý minh bạch để giải quyết dứt điểm các dự án chậm triển khai tại Mê Linh
Báo cáo với đoàn, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Hoàng Anh Tuấn đã nêu những thuận lợi, khó khăn và nỗ lực của huyện trong thời gian qua.
Đặc biệt, Mê Linh là địa phương nhiều tiềm năng, diện tích rộng với 14.000 ha, có thế mạnh là sản xuất công nghiệp với khoảng 40.000 trong khu công nghiệp; có nhiều làng trồng hoa và rau màu.
Chủ tịch UBND huyện Mê Linh đã nêu 8 kiến nghị đề xuất, là những việc khó, nan giải và bức xúc bấy lâu, mong muốn lãnh đạo thành phố, các sở, ngành tiếp tục đẩy nhanh giải quyết như: giải quyết vướng mắc trong cấp đất dịch vụ cho người dân; tháo gỡ vướng mắc, xử lý dứt điểm các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai; quy hoạch mở rộng thêm các khu công nghiệp; cải tạo nâng cấp đê điều; đầu tư cho phát triển; xây dựng bệnh viện truyền nhiễm 500 giường; xây dựng nhà ở xã hội; bố trí quỹ đất tái định cư thực hiện dự án đường vành đai 3, vành đai 4...
Nhiều đại biểu sở, ngành cho rằng, huyện Mê Linh mặc dù phát triển nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa bàn cửa ngõ phía Bắc. Phần lớn đại biểu đánh giá, những đề xuất kiến nghị của huyện Mê Linh là cần thiết, nhưng vấn đề cấp bách, cần thiết và gây bức xúc nhất trong dư luận nhân dân thời gian dài vừa qua là 2 lĩnh vực gồm: giải quyết đất dịch vụ cho người dân và xử lý các dự án sử dụng đất chậm tiến độ, kéo dài mà chưa có biện pháp xử lý, thu hồi.
Sau 14 năm từ khi huyện Mê Linh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc sáp nhập về Hà Nội có trên 8.800 hộ dân trong diện cấp đất dịch vụ, với diện tích 26,8 ha. Tuy nhiên, do rất nhiều vướng mắc, quy định hiện hành nên đến nay huyện Mê Linh mới cấp được cho 758 hộ, với 3,8 ha. Thời gian dài vừa qua, do những vướng mắc nên người dân phải chờ đợi, gây nhiều bức xúc, đơn thư kiến nghị. Đối với những dự án sử dụng đất, huyện Mê Linh có 60 dự án chậm triển khai, với 2.000 ha; trong đó có 47 dự án xây dựng nhà ở đô thị; 14 dự án chậm do phải điều chỉnh quy hoạch; 15 dự án chậm triển khai; có 3 dự án đã có quyết định thu hồi và hàng chục dự án cần điều chỉnh lại ranh giới, đất chồng lấn... Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong; Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Nguyễn Trúc Anh; Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Anh Tuấn; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Duy Cường đều nêu cao quyết tâm vào cuộc, phối kết hợp giải quyết để xử lý dứt điểm các dự án chậm triển khai do vướng mắc cơ chế hoặc cố tình chây ỳ thì kiên quyết thu hồi. UBND thành phố Hà Nội vừa thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra các dự án chậm tiến độ. Hiện nay, các sở đã yêu cầu các dự án nộp hồ sơ để phục vụ rà soát, kiểm tra. Theo ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, để làm quyết liệt, dứt điểm việc việc các dự án chậm tiến độ, tới đây thành phố chỉ đạo các quận, huyện rà soát kỹ để báo cáo UBND thành phố; từ đó thành phố cần ban hành các quy định, tiêu chí cụ thể để xem xét cụ thể từng dự án trong tháng 3, để trình HĐND xem xét xử lý trong kỳ họp sắp tới. Phát biểu kết luận tại cuộc làm việc, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đánh giá Mê Linh là địa bàn tiềm năng, nhiều thuận lợi cho phát triển. Mặc dù nằm ở cửa ngõ, đất đai vừa rộng, vừa đẹp, sát sân bay Nội Bài, nhưng thời gian qua huyện phát triển còn chậm, còn nhiều tồn tại, hạn chế, mà thành phố rất trăn trở tìm các giải pháp tháo gỡ.Theo Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng, Mê Linh là huyện khá đặc biệt, mặc dù là cấp huyện nhưng giá trị công nghiệp, xây dựng chiếm 87%, nông nghiệp 5,9%, dịch vụ 6,3%. Đến nay, toàn huyện có 16/16 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Thời gian qua, huyện đã có nhiều nỗ lực thu ngân sách tăng 24%, giải ngân vốn đầu tư công tốt đạt 154% kế hoạch giao. Trong phòng, chống dịch COVID-19, huyện luôn chủ động triển khai các quy định, giữ vững hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các khu công nghiệp lớn, nhiều lao động.
Bí thư Thành ủy Hà Nội rất quan tâm chỉ đạo các ngành vào cuộc quyết liệt hơn nữa để thành phố tiếp tục trình Chính phủ giải quyết các vấn đề liên quan đến đẩy nhanh cấp đất dịch vụ cho người dân Mê Linh. Đặc biệt, đối với việc xử lý các dự án sử dụng đất chậm triển khai, đồng chí Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh tới đây thành phố cần có hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch, công khai, công bằng.Có như vậy khi giải quyết thu hồi dự án hoặc cho tiếp tục triển khai, hay không cho triển khai mới khả thi; tránh thiên vị, cảm tính, thiếu công bằng giữa các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc tháo gỡ phải đảm bảo đúng luật, nhưng thông thoáng, thuận tiện, tiết giảm thủ tục, tạo động lực để doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phát triển.
Đồng chí Đinh Tiến Dũng lưu ý, tới đây huyện Mê Linh cần tiếp tục nắm bắt tư tưởng nhân dân, doanh nghiệp, kịp thời giải quyết dứt điển các ý kiến, kiến nghị bức xúc kéo dài của nhân dân. Đặc biệt, huyện cần tăng cường công tác quản lý hành chính, đảm bảo kỷ cương, nghiêm minh. Những vụ việc sai phạm, phát sinh mới cần xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền. Đây là những nội dung xuyên suốt cần được thực hiện đồng bộ, xuyên suốt, ở mọi cấp, được Thành ủy Hà Nội đưa vào Chỉ thị để quán triệt chung. Sáng cùng ngày, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng và Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đi kiểm tra tình hình thực hiện dự án nhà ở xã hội trên địa bàn huyện Đông Anh và Mê Linh./.Tin liên quan
-
Đời sống
Tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây (Hà Nội) dự kiến mở vào dịp 30/4 và 1/5
11:45' - 10/03/2022
UBND thị xã Sơn Tây đang khẩn trương triển khai tuyến phố đi bộ xung quanh hào Thành cổ Sơn Tây nhằm hình thành một không gian giải trí, văn hóa, du lịch cho người dân và du khách.
-
DN cần biết
Hà Nội xử lý nghiêm trường hợp lợi dụng giá xăng để tăng giá cước vận tải
09:48' - 10/03/2022
Trước bối cảnh xăng, dầu liên tục tăng giá như hiện nay, các doanh nghiệp vận tải lại đang phải đối mặt với bài toán khó, làm sao duy trì được hoạt động khi càng chạy càng lỗ.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ 15/3-4/5, Hà Nội triển khai "Tháng đồng hành” thực hiện quyết toán thuế 2021
18:54' - 09/03/2022
Theo Cục Thuế thành phố Hà Nội, từ ngày 15/3 - 4/5, Cục sẽ triển khai Chương trình “Đồng hành cùng doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện quyết toán thuế năm 2021”.
-
Kinh tế tổng hợp
Hà Nội đánh giá mức độ lây nhiễm với biến chủng Omicron
21:15' - 08/03/2022
Tại Hà Nội, biến thể Omicron đã ghi nhận ở 20/30 quận, huyện, thị xã; trong đó biến thể BA.2 chiếm tới 87% tổng số mẫu phát hiện biến thể Omicron.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
THÔNG BÁO HỘI NGHỊ LẦN THỨ 12 BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XIII
19:21'
Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18/7 đến ngày 19/7/2025 tại Thủ đô Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025
17:35'
Ngày 19/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 112/CĐ-TTg về việc tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Phiên Bế mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
17:05'
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
16:31'
Sau 2 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ, trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra và bế mạc chiều 19/7.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao quyết định giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường
13:46'
Ngày 19/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trao quyết định giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho ông Trần Đức Thắng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng trao Quyết định bổ nhiệm quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường
13:20'
Sáng 19/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính trao Quyết định bổ nhiệm quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho ông Trần Đức Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
An Giang trước “bài toán” mang tên IUU
11:32'
An Giang có vùng biển rộng hơn 63.000 km², với trên 140 hòn đảo lớn nhỏ, là một trong những trung tâm khai thác thủy sản hàng đầu Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng giữ vững cực tăng trưởng khu vực phía Bắc với mục tiêu hai con số
18:05' - 18/07/2025
Hải Phòng đang triển khai loạt giải pháp đột phá nhằm mở rộng không gian phát triển, thúc đẩy công nghiệp công nghệ cao, cảng biển - logistics và chuyển đổi số.
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Nẵng đẩy nhanh tiến độ các dự án động lực, trọng điểm
18:04' - 18/07/2025
Trong các tháng cuối năm 2025, thành phố Đà Nẵng nỗ lực đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, giải ngân đầu tư công, phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân được giao.