Hà Nội xử lý nghiêm trường hợp lợi dụng giá xăng để tăng giá cước vận tải
Trước sức ép của những lần tăng giá xăng dầu liên tiếp cùng với bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp vận tải đang đứng trước những thách thức lớn, khó chồng lên khó, nhiều doanh nghiệp vận tải càng chạy càng lỗ, buộc phải điều chỉnh tần suất chạy xe, tăng giá cước vận tải. Như vậy, chỉ sau 1 tháng khởi sắc dịch vụ vận tải hành khách công cộng lại “chìm trong bóng tối”.
Theo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, sau một thời gian dài “ngủ đông” do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, hoạt động vận tải khách ở Hà Nội trong tháng 2 khởi sắc do tháng 2 trùng với Tết Nguyên đán 2022 và đây cũng là thời gian học sinh, sinh viên trở lại học trực tiếp tại các trường Cao đẳng, Đại học nên nhu cầu đi lại và vận chuyển của người dân tăng lên, hoạt động vận tải trên địa bàn Hà Nội đang dần ổn định kịp thời phục hồi, phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, trước bối cảnh xăng, dầu liên tục tăng giá như hiện nay, các doanh nghiệp vận tải lại đang phải đối mặt với bài toán khó, làm sao duy trì được hoạt động khi càng chạy càng lỗ. Theo một số doanh nghiệp vận tải hoạt động trên địa bàn, dịch bệnh diễn biến phức tạp, lượng khách giảm sút, trong khi đó xăng dầu lại liên tục tăng giá, nếu chạy tần suất theo kế hoạch thì doanh nghiệp càng chạy càng lỗ vốn. Lượng hành khách sụt giảm vì dịch bệnh các nhà xe hoạt động tại các bến xe Giáp Bát, Mỹ Đình, Nước Ngầm đã phải giảm bớt xe, chỉ duy trì 1,2 chiếc hoạt động cầm cự.Nhiều nhà xe đã chấp nhận chạy lỗ vài tháng nay nhưng trước bối cảnh giá xăng, dầu đang ngày một lên, cộng vào đó là các chi phí khác như chi phí vật tư hư hao, cầu đường, ăn uống, rửa xe, đậu xe, lơ xe… khiến nhiều nhà xe như ngồi trên đống lửa.
Giá xăng dầu tăng liên tục cộng với dịch bệnh diễn biến phức tạp đã tác động mạnh đến hoạt động vận tải, thu nhập của người lao động giảm sút, nhiều doanh nghiệp hoạt động xe buýt và vận tải khách liên tỉnh đã có văn bản đề nghị Sở Giao thông Vận tải cho giảm tần suất hoạt động.
Công ty cổ phần Xe khách Hà Nội kiến nghị tạm thời điều chỉnh giảm hơn 50% tần suất các tuyến xe buýt kế cận không trợ giá do ảnh hưởng dịch COVID-19. Để giảm chi phí cho việc duy trì hoạt động, Công ty TNHH Hà Sơn Hải Vân cũng đã cắt giảm 50% số chuyến xe mỗi ngày cùng với việc tiết giảm tối đa các chi phí vận hành xe. Cùng những khó khăn chung của các doanh nghiệp vận tải khiến sản lượng hành khách sụt giảm nghiêm trọng, Công ty cổ phần Xe khách Hà Nội cũng kiến nghị với Sở Giao thông Vận tải Hà Nội được tạm thời giảm tần suất hoạt động của các tuyến buýt kế cận trong thời gian diễn ra dịch bệnh. “Từ khi dịch bệnh thu nhập của lái xe taxi giảm đáng kể, giờ giá xăng tăng tiếp thì thu nhập cầm về giờ không còn bao nhiêu, nhưng giờ đổi nghề khác thì cũng khó, không dễ mà tìm được nghề phù hợp nên tôi cố gắng tìm cách để khắc phục qua giai đoạn khó khăn này”, tâm sự của anh Đ.H. chạy taxi cho hãng Vạn Xuân tại Khu đô thị Linh Đàm cũng là tâm lý chung của những người “kiếm cơm” bằng dịch vụ vận tải hiện nay. Theo Trưởng phòng Quản lý Vận tải (Sở Giao thông Vận tải Hà Nội) Nguyễn Tuyến, đối với các kiến nghị về giảm tần suất của các doanh nghiệp vận tải, trong bối cảnh dịch COVID-19, Sở sẽ chấp thuận theo đề xuất của các doanh nghiệp vận tải.Các tuyến buýt không trợ giá sẽ căn cứ vào thực tế để điều chỉnh như tuyến cố định. “Hiện tại, nhà xe vắng khách nên không thể bắt các doanh nghiệp chạy theo tần suất kế hoạch, nhất là trong bối cảnh khi xăng dầu lại liên tục tăng giá”, ông Nguyễn Tuyến nói.
Không chỉ điều chỉnh tần suất, nhiều doanh nghiệp vận tải cũng đã điểu chỉnh giá cước dịch vụ do giá xăng dầu tăng cao. Hiện các đơn vị như: Grab Việt Nam tăng giá GrabCar 4 chỗ thêm 2.000 đồng/km lên mức 29.000 đồng cho 2 km đầu tiên; mỗi km tiếp theo là 10.000 đồng; Grab 7 chỗ là 34.000 đồng cho 2 km đầu tiên và giá cước mỗi km tiếp theo là 13.000 đồng.Giá dịch vụ taxi của GrabCar Protect 7 chỗ là 34.000 đồng cho 2 km đầu tiên và 11.800 đồng cho mỗi km tiếp theo. Giá cước trên chưa bao gồm thời gian di chuyển sau 2 km đầu tiên dao động từ 430 – 590 đồng mỗi phút.
Phân tích về tác động của việc tăng giá xăng dầu lên hoạt động vận tải, ông Bùi Danh Liên, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho biết, giá xăng tăng như hiện nay nếu không tăng giá cước thì doanh nghiệp vận tải càng chạy càng lỗ, nhưng nếu giá cước tăng đủ bù chi phí thì e rằng doanh nghiệp sẽ “mất khách”.Đối với doanh nghiệp vận tải liên tỉnh chưa thể tăng giá ngay vì họ còn phải hoàn thiện các thủ tục như in lại vé, đổi vé, thay biển báo, đồng hồ…
Nhằm bình ổn giá dịch vụ vận tải, ngày 7/3/2022, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã có công văn gửi Ủy ban nhân dân các quận, huyện thị xã; Thanh tra Sở Giao thông vận tải; các doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng ô tô trên địa bản thành phố Hà Nội.Công văn nêu rõ, qua theo dõi giá nhiên liệu (xăng, dầu ) từ thời điểm ngày 1/1/2022 đến ngày 7/3/2022, xăng, dầu đã tăng giá 3 lần, cụ thể giá dầu Diesel 0,05s ngày 7/3/2022 tăng so với giá dầu ngày 21/1/2022 là 2.410 đồng/lít; giá xăng Ron 95-IV, III,II tăng từ 1.710 đến 2470 đồng/ lít; xăng sinh học E5 tăng 2480 đồng/lít. Như vậy giá bản lẻ xăng tăng từ 5% đến 10%, dầu Điêzen tăng 12,7%.
Để thực hiện tốt công tác điều hành giá năm 2022 theo văn bản chỉ đạo số 1290/BGTVT-VT ngày 11/2/2027, nhằm tăng cường công tác quản lý giá cuộc vận tải hành khách tuyến cố định, vận tải hành khách bằng taxi trên địa bàn thành phố và đảm bảo quyền lợi, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân;Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đề nghị Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã chỉ đạo bộ phận tiếp nhận hồ sơ kê khai giá kiểm soát chặt các nội dung kê khai của các đơn vị khi đến nộp hồ sơ kê khai giá, kiên quyết không cho kê khai tăng giá cước khi không có đủ cơ sở;
Có văn bản chỉ đạo các tổ chức, cá nhân đang thực hiện kê khai giá tại địa bàn thuộc quận, huyện, thị xã quản lý rà soát các chi phí cấu thành giá, việc điều chỉnh kê khai tăng giả phải phù hợp với tỷ lệ tăng giả nhiên liệu để góp phần vào công tác bình ổn giá chung trên địa bàn thành phố.
“Các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ vận chuyển hành khách tuyến cố định bằng đường bộ, vận chuyển hành khách bằng xe taxi trên địa bàn thành phố Hà Nội thực hiện kê khai giá, niêm yết giá và tuyệt đối không được lợi dụng việc giá nhiên liệu tăng để tăng giá ở mức cao, thu cao hơn mức giá kê khai, thực hiện lập phương án giá theo đúng các chi phí hợp lý phát sinh”, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Vũ Văn Viện nêu rõ. Sở Giao thông Vận tải Hà Nội giao Thanh tra Sở Giao thông vận tải, phòng Kế hoạch Tài chính Sở Giao thông Vận tải phối hợp với Sở Tài chính và UBND các quận, huyện, thị xã kiểm tra việc chấp hành các quy định quản lý nhà nước về giá, kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân lợi dụng để tăng giá cước vận chuyển hành khách trên địa bàn thành phố Hà Nội./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu
20:44' - 09/03/2022
Bộ Công Thương vừa ra văn bản số 1155/BCT-TTTN gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu.
-
Doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp vận tải điều chỉnh giá cước dịch vụ khi giá xăng dầu neo cao
14:08' - 08/03/2022
Giá xăng dầu neo ở mức cao và có xu hướng tiếp tục tăng đã tác động trực tiếp đến lĩnh vực vận tải cùng nhiều ngành nghề kinh doanh khác
-
Doanh nghiệp
Giám sát chặt việc kê khai, niêm yết giá cước vận tải
18:25' - 15/02/2022
Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu rà soát các quy định pháp luật về giá và thẩm định giá tại pháp luật chuyên ngành trước khi ban hành, bảo đảm không có quy định chồng chéo, mâu thuẫn với Luật Giá.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Nắm bắt xu hướng và giải pháp nổi bật trong lĩnh vực thương mại điện tử
14:34' - 25/04/2025
Diễn đàn Thương mại điện tử Việt Nam 2025 là cơ hội để tập hợp những ý kiến, góp ý, chia sẻ, đề xuất, giải pháp để việc ứng dụng AI vào thương mại điện tử đạt kết quả cao hơn.
-
DN cần biết
Ấn Độ áp thuế tự vệ tạm thời với thép cán phẳng hợp kim và không hợp kim nhập khẩu
20:28' - 24/04/2025
Cục Thuế - Bộ Tài chính Ấn Độ đã ban hành Quyết định số 01/2025-Hải quan (SG) về việc áp dụng thuế tự vệ tạm thời đối với mặt hàng thép cán phẳng hợp kim và không hợp kim nhập khẩu.
-
DN cần biết
Tổng thống Mỹ xem xét miễn trừ thuế quan đối với các nhà sản xuất ô tô
13:03' - 24/04/2025
Quyết định này được đưa ra sau nhiều tuần vận động hành lang tích cực từ các lãnh đạo ngành công nghiệp.
-
DN cần biết
Các doanh nghiệp bưu chính chuyển phát hoạt động xuyên lễ 30/4 - 1/5
10:04' - 23/04/2025
Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày sắp tới, nhiều doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát vẫn tổ chức phục vụ nhu cầu của người dân, doanh nghiệp xuyên kỳ nghỉ lễ.
-
DN cần biết
Việt Nam - Lào hướng tới quan hệ thương mại hiệu quả, bền vững
08:49' - 23/04/2025
4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam- Lào đạt 1,3 tỷ USD, tăng 112,6% so với cùng kỳ; trong đó, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam qua Lào đạt 466,8 triệu USD, tăng 150,8% so với cùng kỳ 2024.
-
DN cần biết
Khai thác tiềm năng đầu tư kinh doanh vào Chile và Nam Mỹ
16:37' - 22/04/2025
Chile và Nam Mỹ là khu vực thị trường rộng lớn, nhiều dư dịa để doanh nghiệp Việt Nam mở rộng đầu tư, kinh doanh cũng như hợp tác phát triển kinh tế xanh, kinh tế số.
-
DN cần biết
Hàn Quốc tiếp tục cắt giảm thuế nhiên liệu
16:08' - 22/04/2025
Bộ Tài chính Hàn Quốc cho biết quyết định giảm một phần mức ưu đãi thuế được đưa ra sau khi cân nhắc các yếu tố như diễn biến gần đây của giá dầu mỏ, tình hình lạm phát và tác động đến tài chính công.
-
DN cần biết
Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: Sẵn sàng cho thách thức và cơ hội mới
21:04' - 21/04/2025
Việt Nam đang ở thời điểm quan trọng, khi bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, lấy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo là con đường duy nhất để đưa đất nước đi lên.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp Bình Dương vẫn "khát" nguồn nhân lực chất lượng cao
15:16' - 19/04/2025
Ngày 19/4, Trường Đại học Thủ Dầu Một tổ chức Ngày hội việc làm – TDMU Job Fair 2025, quy tụ hơn 50 doanh nghiệp với trên 1.000 vị trí tuyển dụng, thu hút hơn 3.000 sinh viên tham dự.