Hành trình phục hồi gian nan của Boeing
Boeing, nhà sản xuất máy bay hàng đầu của Mỹ, đang bước vào một năm tái thiết khác. Một năm trước, hãng một lần nữa trở thành tâm điểm chú ý do những lo ngại về an toàn và chất lượng, sau sự cố một máy bay Boeing của Alaska Airlines bị bung cửa sổ và phải hạ cánh khẩn cấp, khiến hành khách hoảng sợ.
Cổ phiếu của Boeing trở thành mã cổ phiếu giảm giá mạnh nhất trong chỉ số Dow Jones năm 2024, với mức giảm 32% khi liên tục đối mặt với các cuộc khủng hoảng. Trong khi đó, hãng đối thủ Airbus ghi nhận mức tăng giá cổ phiếu hơn 11% trong cùng kỳ, còn chỉ số chuẩn S&P 500 tăng hơn 23%.
Các lãnh đạo của Boeing đã dành 12 tháng qua để thực hiện những thay đổi lớn, từ việc thay thế các vị trí lãnh đạo, bao gồm cả Giám đốc điều hành mới, đến việc đào tạo chuyên sâu hơn cho hàng trăm công nhân nhà máy. Mới đây, Boeing đã công bố những tiến triển trong năm qua, bao gồm việc bắt đầu các đợt đánh giá chất lượng ngẫu nhiên tại các nhà máy. Boeing cho biết họ đã giảm đáng kể các lỗi ở thân máy bay 737 do công ty sản xuất linh kiện máy bay Spirit AeroSystems sản xuất. Bên cạnh đó, Boeing cũng cắt giảm các công đoạn sản xuất bị xáo trộn thứ tự, nhằm giảm thiểu các sai sót. Nhà sản xuất này cũng cho biết đã giải quyết phần lớn các phản hồi từ nhân viên trong các buổi làm việc với ban lãnh đạo trong suốt cả năm. Kể từ sau sự cố, Cục Hàng không Liên bang (FAA) đã tăng cường giám sát Boeing, giới hạn sản lượng của dòng máy bay 737 MAX bán chạy nhất. Giám đốc FAA Mike Whitaker, người sẽ từ nhiệm vào ngày 20/1, đã cảnh báo Boeing rằng việc tăng cường giám sát sẽ tiếp diễn. Ông Whitaker cũng nhấn mạnh rằng sự thay đổi của Boeing không phải là một dự án có thể hoàn thành trong một năm. Ông Whitaker tuyên bố rằng điều cần thiết là một sự thay đổi văn hóa cơ bản tại Boeing, tập trung vào an toàn và chất lượng hơn là lợi nhuận. Theo ông, điều đó đòi hỏi sự nỗ lực và cam kết liên tục từ Boeing, cùng sự giám sát không ngừng từ phía FAA. Boeing đã không công bố lợi nhuận hàng năm kể từ năm 2018, sau khi hai vụ rơi máy bay 737 MAX tại Indonesia (In-đô-nê-xi-a) năm 2018 và Ethiopia (Ê-ti-ô-pi-a) năm 2019 khiến 346 người thiệt mạng. Vụ việc khiến Boeing rơi vào cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong những năm gần đây. Máy bay của hãng đã “đắp chiếu” trên toàn thế giới trong gần hai năm. Nhiều lỗi chất lượng khác đã xuất hiện trong những năm qua, làm chậm trễ việc giao các máy bay 737 MAX, 787 Dreamliner, và cả hai chiếc 747 sẽ được sử dụng làm Air Force One, cùng nhiều loại máy bay khác. Kể từ năm 2019, Boeing đã lỗ hơn 30 tỷ USD và giám đốc điều hành mới có nhiệm vụ đảm bảo Boeing có thể tăng sản lượng mà không gặp phải các lỗi đã làm chậm trễ việc giao hàng trong quá khứ. Vào tháng 8/2024, Boeing đã bổ nhiệm ông Kelly Ortberg, cựu Giám đốc điều hành của công ty sản xuất thiết bị điện tử hàng không Rockwell Collins, với 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, làm giám đốc điều hành mới của Boeing, thay thế ông Dave Calhoun. Vài tuần sau khi ông Ortberg nhậm chức, các thợ máy của Boeing đã đình công gần hai tháng. Cuộc đình công kết thúc sau khi các thợ máy chấp thuận thỏa thuận lao động mới có thời hạn bốn năm, với mức tăng lương 38%. Cuộc đình công đã làm gián đoạn sản xuất của hầu hết các máy bay Boeing, dù các nhà máy đã hoạt động trở lại trong những tuần gần đây. Boeing đang phải đối mặt với một năm tiếp tục tập trung vào việc ổn định sản xuất để giao máy bay cho các hãng hàng không, trong khi đối thủ Airbus tiếp tục vượt Boeing về số lượng máy bay giao hàng. Boeing đã huy động được hàng tỷ USD vào mùa Thu vừa qua để ngăn chặn khủng hoảng. Ông Ortberg cũng cho biết công ty sẽ cắt giảm 10% lực lượng lao động, tương đương khoảng 170.000 người. Các thông báo bắt đầu được gửi đi vào cuối năm ngoái. Ông Ortberg cũng cho biết, hãng sẽ tập trung vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi và sẽ xem xét lại danh mục đầu tư. Trong một cuộc họp, ông Ortberg nhấn mạnh Boeing nên làm ít hơn nhưng tốt hơn thay vì làm nhiều hơn mà không làm tốt. Ông đã dành những tuần đầu tiên nhậm chức để đến thăm các nhà máy và chuyển đến khu vực Seattle, nơi tập trung phần lớn hoạt động sản xuất của Boeing, và đã nhận được sự khen ngợi từ các giám đốc điều hành của các hãng hàng không, những người đã trở nên thất vọng với tình trạng giao máy bay không đúng hẹn của Boeing. Ông Bob Jordan, Giám đốc điều hành của hãng hàng không Southwest, với tất cả các máy bay của hãng đều là Boeing 737, cảnh báo trong một cuộc phỏng vấn vào tháng trước rằng "vẫn còn quá sớm" để nói về sự phục hồi của Boeing, nhưng ông tin rằng ông Ortberg hiểu rõ mức độ nghiêm trọng của các vấn đề tại công ty. Ông Jordan nói thêm rằng ông Ortberg đang hướng đến một sự thay đổi toàn diện cho Boeing.- Từ khóa :
- boeing
- máy bay
- hàng không
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Boeing triển khai thêm hơn 10 đợt kiểm tra chất lượng sản xuất máy bay
07:30' - 04/01/2025
Ngày 3/1, tập đoàn chế tạo máy bay Boeing của Mỹ thông báo đã triển khai thêm hơn 10 đợt kiểm tra chất lượng sản xuất trong nỗ lực khôi phục lòng tin của khách hàng sau một loạt sự cố gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc gia hạn kiểm tra máy bay Boeing 737-800 sau vụ tai nạn thảm khốc
14:52' - 03/01/2025
Bộ Giao thông Vận tải Hàn Quốc ngày 3/1 đã gia hạn thêm 1 tuần kiểm tra đặc biệt đối với tất cả 101 máy bay phản lực Boeing 737-800.
-
Doanh nghiệp
Khủng hoảng chất lượng và đình công đẩy cổ phiếu Boeing xuống đáy
11:36' - 02/01/2025
Cổ phiếu của hãng sản xuất máy bay Mỹ Boeing trở thành mã cổ phiếu giảm giá mạnh nhất.
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
Hai hãng hàng không Việt Nam tham gia Hội chợ Du lịch Quốc tế Thái Lan 2025
20:56' - 16/01/2025
Vietnam Airlines và Vietjet là 2 trong số 16 hãng hàng không thế giới góp mặt tại Hội chợ Du lịch quốc tế Thái Lan (TITF) lần thứ 30 tại thủ đô Bangkok, Thái Lan.
-
Chuyển động DN
Apple mất "ngôi vương" tại thị trường tỷ dân
16:13' - 16/01/2025
Sau 4 năm tăng trưởng ổn định, Apple rơi xuống vị trí thứ 3 tại thị trường tỷ dân với 15% thị phần, đứng sau hãng điện thoại giá rẻ Vivo (17%) và hãng điện thoại cao cấp Huawei (16%).
-
Chuyển động DN
CMC nhận hai nhiệm vụ quốc gia chuyển đổi số
09:13' - 16/01/2025
Tại Diễn đàn quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI diễn ra mới đây, đại diện Tập đoàn Công nghệ CMC đã nhận Nhiệm vụ quốc gia Chuyển đổi số.
-
Chuyển động DN
80 tuần Vingroup “phủ xanh” Việt Nam
22:01' - 15/01/2025
Kể từ khi thành lập vào ngày 07/7/2023 đến nay, Quỹ Vì tương lai xanh và các công ty thành viên thuộc hệ sinh thái Vingroup đã triển khai những hành động “phủ xanh” trên khắp dải đất hình chữ S.
-
Chuyển động DN
Samsung Biologics đạt được thỏa thuận kỷ lục 1,4 tỷ USD
15:12' - 15/01/2025
Samsung Biologics, công ty sản xuất theo hợp đồng dược phẩm (CMO) hàng đầu của Hàn Quốc, ngày 14/1 thông báo họ đã đạt được thỏa thuận lớn nhất từ trước đến nay, trị giá hơn 2.000 tỷ won (1,4 tỷ USD).
-
Chuyển động DN
Intel chia tách mảng đầu tư mạo hiểm
14:05' - 15/01/2025
Intel cho biết tập đoàn có kế hoạch tách Intel Capital, bộ phận đầu tư mạo hiểm, thành một công ty độc lập. Đây là động thái mới nhất trong một loạt thay đổi cơ cấu mà nhà sản xuất chip Mỹ đã công bố.
-
Chuyển động DN
Trung Quốc cân nhắc bán TikTok tại Mỹ cho tỷ phú Elon Musk
16:29' - 14/01/2025
Hiện giá trị ước tính của TikTok tại Mỹ dao động trong khoảng 40-50 tỷ USD.
-
Chuyển động DN
Điện thoại thông minh của Apple và Samsung bị cạnh tranh gay gắt bởi Trung Quốc
14:31' - 14/01/2025
Thị trường điện thoại thông minh toàn cầu đã phục hồi mạnh mẽ sau hai năm suy giảm, với việc các công ty điện thoại thông minh Trung Quốc nhanh chóng mở rộng thị phần.
-
Chuyển động DN
Các nhà sản xuất chip hàng đầu cắt giảm kế hoạch đầu tư
12:56' - 14/01/2025
10 công ty sản xuất bán dẫn hàng đầu thế giới đang cắt giảm các kế hoạch đầu tư ban đầu do phải đối mặt với tình trạng dư thừa công suất.