Hiệp hội các nhà sản xuất Malaysia kêu gọi Chính phủ sớm phê chuẩn RCEP và CPTPP
Đó là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Qua đó, giúp các nhà sản xuất và xuất khẩu của Malaysia nhanh chóng phục hồi trong thời kỳ hậu đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Trong tuyên bố ngày 16/4, Chủ tịch FMM Soh Thian Lai cho biết hai FTA này sẽ tạo điều kiện cho các nhà sản xuất trong nước hưởng lợi từ việc đa dạng hóa các nguồn nhập khẩu nguyên liệu đầu vào và linh kiện công nghiệp.Theo ông Soh, CPTPP loại bỏ thuế quan đối với gần 96% sản phẩm tham gia thương mại nội khối trong khi RCEP có thể sẽ bao gồm 90% các sản phẩm này.
FMM cũng hoan ngênh cam kết của Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế Malaysia (MITI) về việc hoàn thành các thủ tục trong nước để phê chuẩn RCEP trong quý 1/2022.Tuy nhiên, hiệp hội này cũng kêu gọi Chính phủ Malaysia cần đẩy nhanh quá trình này để RCEP được phê chuẩn trong năm 2021 nhằm mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay bắt buộc phải có sự ổn định các hoạt động sản xuất và xây dựng lại kết nối chuỗi cung ứng trong khu vực.
Đối với CPTPP, Chủ tịch FMM nhận định việc phê chuẩn CPTPP sớm nhất có thể sẽ góp phần lớn vào quá trình phục hồi sau đại dịch của Malaysia. Hiện Malaysia chưa đưa ra thời hạn hoàn thành quy trình trong nước để phê chuẩn hiệp định này. Theo ông Soh Thian Lai, dịch COVID-19 và những tác động do đại dịch gây ra đã trở thành rủi ro hàng đầu đối với dòng chảy thương mại toàn cầu khi ảnh hưởng đến cả cung và cầu hàng hóa.Ông cho rằng lĩnh vực sản xuất bị ảnh hưởng nặng nề với hàng loạt vấn đề bắt nguồn từ sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và thương mại.
Ông khẳng định, sự phục hồi thương mại sau đại dịch đối với các công ty Malaysia sẽ tập trung nhiều hơn vào việc thiết lập lại các chuỗi cung ứng quan trọng và thiết lập các chuỗi giá trị toàn cầu mới để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Doanh nhân Soh Thian Lai chỉ ra rằng, đối với quốc gia Đông Nam Á, RCEP và CPTPP sẽ bổ sung thay vì cạnh tranh lẫn nhau.Trong tuyên bố trên, ông nêu rõ: “Sự hội nhập sâu hơn của các nền kinh tế khu vực tham gia RCEP và CPTPP, ngoài việc cung cấp cho các nhà xuất khẩu Malaysia cơ hội tiếp cận ưu đãi với các thị trường đang phát triển tại châu Á - Thái Bình Dương, còn cho phép tăng nhập khẩu nguyên liệu thô và các nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên từ Mỹ Latinh và Canada".
Theo Chủ tịch FMM, hai FTA sẽ sẽ mang đến các lựa chọn chiến lược gần bờ, giúp giảm chi phí và thời gian cho các doanh nghiệp khi hoạt động xuất nhập khẩu sản phẩm tại bất kỳ quốc gia nào trong khu vực Đông Á mà không cần đáp ứng các yêu cầu riêng biệt cho từng quốc gia./.Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Malaysia: Việt Nam sẽ duy trì đà tăng trưởng kinh tế vững chắc
08:10' - 16/04/2021
Theo trang mạng theinsnews.com (Malaysia), Việt Nam là ví dụ điển hình của việc kiểm soát thành công đại dịch COVID-19 khi kinh tế tăng trưởng dương trong năm 2020.
-
Thị trường
Airbus kỳ vọng vào thị trường Malaysia sau đại địch COVID-19
07:31' - 09/04/2021
Malaysia là cơ sở cung ứng lớn nhất của Airbus ở Đông Nam Á và lớn thứ ba ở châu Á sau Trung Quốc và Ấn Độ.
-
DN cần biết
Áp thuế chống bán phá giá tạm thời với sản phẩm thép hình chữ H từ Malaysia
10:35' - 07/04/2021
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 1162/QĐ-BCT áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép hình chữ H có xuất xứ từ Malaysia với mức thuế là 10,2%.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Trung Quốc: Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam thành công tốt đẹp
20:43' - 17/04/2025
Chuyến thăm đã thành công tốt đẹp, mở ra triển vọng mới cho việc xây dựng Cộng đồng Chia sẻ tương lai Trung - Việt có ý nghĩa chiến lược và sự phát triển của sự nghiệp xã hội chủ nghĩa của hai nước
-
Kinh tế Thế giới
Fitch hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống mức thấp nhất kể từ năm 2009
19:51' - 17/04/2025
Trong một bản cập nhật đặc biệt cho báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu hàng quý, Fitch dự đoán kinh tế toàn cầu sẽ tăng chậm lại ở mức dưới 2% trong năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ làm tăng nhu cầu phòng ngừa rủi ro tỷ giá
19:21' - 17/04/2025
Những tuyên bố thiếu nhất quán về chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang khiến thị trường ngoại hối toàn cầu biến động mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc duy trì liên lạc ở cấp chuyên viên với Mỹ
18:35' - 17/04/2025
Ngày 17/4, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết bộ này vẫn duy trì liên lạc với đối tác Mỹ ở cấp chuyên viên.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Đàm phán thương mại với Nhật Bản có tiến triển
16:16' - 17/04/2025
Đối thoại với ông Trump hôm thứ Tư là Bộ trưởng Tái thiết Kinh tế Ryosei Akazawa, một người thân tín của Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba.
-
Kinh tế Thế giới
ASML cảnh báo tình trạng bất ổn thuế quan mới của Mỹ ngày càng tăng
13:46' - 17/04/2025
Nhà sản xuất thiết bị bán dẫn Hà Lan ASML cảnh báo về tình trạng bất ổn ngày càng tăng liên quan đến thuế quan mới của Mỹ, đồng thời công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 sụt giảm so với quý trước.
-
Kinh tế Thế giới
New Zealand mong muốn cùng Việt Nam triển khai hiệu quả quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
13:28' - 17/04/2025
Toàn quyền New Zealand Cindy Kiro mong muốn cùng Việt Nam triển khai hiệu quả quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện mới được thiết lập, hợp tác trong các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Bang California đệ đơn kiện Tổng thống Mỹ D.Trump
12:55' - 17/04/2025
Ngày 16/4, bang California của Mỹ đã đệ đơn kiện nhằm ngăn chặn các biện pháp thuế quan của Tổng thống Donald Trump áp đặt đối với các đối tác thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc và ASEAN sẽ không để xảy ra gián đoạn nguồn cung
12:43' - 17/04/2025
Phát biểu tại cuộc hội đàm song phương với Thủ tướng Malaysia, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc và ASEAN sẽ không để xảy ra gián đoạn nguồn cung và hợp tác trên tinh thần cởi mở.