Hiệu quả từ Chương trình Bình ổn thị trường
Hoạt động này, còn góp phần minh bạch thị trường hàng hóa, phát triển thương mại, kích cầu tiêu dùng. Đây là thông tin được đưa ra tại hội thảo "Thực tiễn 20 năm và giải pháp nâng cao hiệu quả" Chương trình Bình ổn thị trường do Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh tổ chức ngày 21/10.
Tạo nguồn cung hàng hóa ổn định Báo cáo của Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh cho thấy, một trong những nội dung trọng tâm của Chương trình Bình ổn thị trường là tạo nguồn cung ứng hàng hóa ổn định, chất lượng, chủ động và đủ để chi phối thị trường. Chương trình này, tạo nguồn hàng, huy động nguồn lực tham gia bằng việc triển khai đa dạng chính sách hỗ trợ đầu tư, sản xuất; tăng cường hợp tác thương mại, kết nối cung – cầu; phối hợp xây dựng vùng nguyên liệu, tạo nguồn hàng với các tỉnh, thành... Điển hình, từ khởi đầu với hình thức ứng vốn ngân sách cho doanh nghiệp nhà nước dự trữ hàng hóa, đến nay Chương trình Bình ổn thị trường đã huy động mọi thành phần kinh tế cùng tham gia, tạo nguồn vốn xã hội thông qua kết nối ngân hàng - doanh nghiệp. Trong đó, kinh tế tư nhân, khu vực vốn đầu tư nước ngoài... đang ngày càng đóng góp lớn vào hiệu quả triển khai thực hiện chương trình. Chương trình tạo được sức hút doanh nghiệp chủ động tham gia, bên cạnh phát huy tinh thần trách nhiệm cộng động phải kể đến minh bạch quyền lợi, nghĩa vụ của đơn vị cung ứng, nhà phân phối và tổ chức tín dụng. Cụ thể, từ 2 doanh nghiệp nhà nước, đến nay Chương trình Bình ổn thị trường đã huy động 69 doanh nghiệp tham gia như VISSAN, Vĩnh Thành Đạt, Vinh Phát, Liên Thành, Miti, Vĩnh Tiến, Cholimex, Colusa – Miliket, Sài Gòn Food... Hơn thế nữa, phần lớn hệ thống phân phối trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh đều đã tham gia chương trình như Saigon Coop, Bách Hóa Xanh, MM Mega Market, Satra, Aeon Citimart, GS25… Trên hành trình của Chương trình Bình ổn thị trường, còn tạo ra được bước đột phá với cơ chế xã hội hóa nguồn vốn giúp doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn quy mô lớn từ 12 tổ chức tín dụng như HFIC, Sacombank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank, Agribank… Qua đó, chương trình trở thành "bệ đỡ" cho doanh nghiệp an tâm đầu tư chăn nuôi, sản xuất, đổi mới công nghệ và phát triển hệ thống phân phối, dự trữ nguồn hàng… tạo nguồn cung ứng hàng hóa chất lượng và ổn định. Tính đến thời điểm hiện nay, Chương trình Bình ổn thị trường đã hoàn toàn xã hội hóa và quy mô ngày càng lớn, hình thành chuỗi cung ứng hàng hóa tiêu dùng thiết yếu đảm bảo góp phần bình ổn giá trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. Thống kê, từ nguồn vốn ngân sách 45 tỷ đồng với doanh thu đạt 344 tỷ đồng năm 2002; đến năm 2013, Tp. Hồ Chí Minh đã không còn ứng vốn ngân sách với doanh thu đã đạt 13.242 tỷ đồng. Riêng đến năm 2022, doanh thu của chương trình dự kiến đạt 22.355 tỷ đồng. Qua 20 năm triển khai, hành trình Chương trình Bình ổn thị trường đã đi vào chiều sâu là kết quả từ việc Tp. Hồ Chí Minh thực hiện nhiều chương trình, đề án bổ sung hỗ trợ; thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư, phát triển... Trong đó, có thể kể đến như Chương trình kích cầu đầu tư; Chương trình khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị… Ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh cho hay, nhận thức được yêu cầu phải có sự gắn kết giữa các địa phương, thúc đẩy việc hình thành chuỗi cung ứng, phát huy thế mạnh liên vùng, Tp. Hồ Chí Minh đã ký hợp tác kinh tế - xã hội với 35 tỉnh, thành trên cả nước. Hoạt động này, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư, phát triển vùng nguyên liệu, mở rộng mạng lưới phân phối gắn với thu mua, tiêu thụ sản phẩm, giải quyết việc làm cho lực lượng lao động, cũng như thực hiện nhiệm vụ bình ổn thị trường ngay tại các địa phương và Tp. Hồ Chí Minh. Trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh đã xây dựng được 10.983 điểm bán hàng bình ổn thị trường; trong đó có 4.209 điểm bán các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu; 881 điểm bán các mặt hàng phục vụ mùa khai giảng; 1.711 điểm bán sữa và 4.182 điểm bán các mặt hàng dược phẩm. Song song đó, hạ tầng thương mại thành phố tương đối hoàn thiện so với mặt bằng chung của cả nước, gồm: 235 chợ truyền thống (3 chợ đầu mối, 14 chợ hạng I, 52 chợ hạng II, 166 chợ hạng III và chợ tạm), 237 siêu thị (106 siêu thị tổng hợp có kinh doanh thực phẩm và 131 siêu thị chuyên doanh), 46 trung tâm thương mại và 3.012 cửa hàng tiện lợi… Định hướng giai đoạn 2022 – 2032Tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh Phan Thị Thắng cho rằng, Chương trình bình ổn thị trường đã ra đời và sau 20 năm thực hiện luôn được hoàn thiện để đảm bảo mục tiêu an sinh xã hội. Dịch COVID-19 vừa qua cho thấy trong giai đoạn khủng hoảng thị trường, những đơn vị tham gia Chương trình Bình ổn thị trường đã phát huy năng lực bình ổn giá và đã trở thành thương hiệu quen thuộc đối với mọi tầng lớp nhân dân thành phố.
Tuy vậy, nhằm phát huy vai trò của doanh nghiệp, huy động nguồn lực thị trường để thực hiện bình ổn thị trường theo nguyên tắc “Thị trường đóng vai trò quyết định trong xác định giá cả hàng hoá, dịch vụ”, Chương trình bình ổn thị trường cần đánh giá tác động đối với chỉ tiêu kinh tế lớn của thành phố, thực trạng liên kết vùng, xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp... Đặc biệt, ngoài đúc kết kinh nghiệm, ở góc độ doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, nhà bán lẻ, chuyên gia đề xuất giải pháp cho hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất, tạo được bước ngoặt về năng suất, hình thành nhiều chuỗi cung ứng, liên kết chặt chẽ giữa sản xuất – lưu thông – phân phối – tiêu dùng. Theo bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh, tham gia Chương trình Bình ổn thị trường vừa là trách nhiệm vừa là quyền lợi của doanh nghiệp. Về phía người tiêu dùng, được tiêu dùng các mặt hàng thiết yếu với giá bình ổn, chất lượng bảo đảm. Để gia tăng tính hiệu quả, tạo sự đột phá và được nhân rộng của Chương trình Bình ổn thị trường, doanh nghiệp kỳ vọng các sở, ban, ngành hỗ trợ kết nối chuỗi cung ứng từ nguyên liệu, sản xuất đến chế biến, vận chuyển, phân phối… cùng tham gia và thống nhất cắt giảm một phần lợi nhuận chia sẻ khó khăn với toàn chuỗi và người tiêu dùng. Đồng quan điểm, ông Nguyễn Đăng Phú, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Việt Nam kỹ nghệ sức sản VISSAN cho biết, tất cả doanh nghiệp tham gia Chương trình Bình ổn thị trường đều là những doanh nghiệp đầu ngành, có quy mô lớn, chiếm thị phần cao, thương hiệu uy tín và được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn. Riêng VISSAN, qua 19 năm liên tục đồng hành cùng chương trình được tạo nhiều điều kiện thuận lợi, nhưng cũng gặp một số khó khăn. Trên thực tế, bình ổn thị trường đối với sản phẩm đầu ra, trong khi nguyên liệu đầu vào không được bình ổn giá đã tạo ra nhiều bất cập, chưa mang lại hiệu quả tối ưu của chương trình. Vì vậy, Tp. Hồ Chí Minh cần xem xét mở rộng bình ổn thị trường cả chuỗi cung ứng từ nguyên liệu – sản xuất – tiêu thụ hàng hóa. "Trong những giai đoạn lãi suất ngoài thị trường tăng cao, Tp. Hồ Chí Minh cần có chính sách hỗ trợ về nguồn vốn, lãi xuất ưu đãi hợp lý; có cơ chế ưu tiên, hỗ trợ kịp thời những khó khăn phát sinh trong quá trình đầu tư, sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa… Cụ thể, doanh nghiệp gặp nhiều thách thức liên quan đến thủ tục pháp lý về xác lập quyền sở hữu đất đai, mặt bằng, nhà xưởng khi thực hiện cổ phần hóa hoặc thay đổi mô hình hoạt động", ông Nguyễn Đăng Phú chia sẻ thêm. Ở góc độ nhà bán lẻ, ông Nguyễn Anh Đức, Tổng giám đốc Liên hiệp Thương mại Tp. Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) cho hay, với vai trò là một trong những đơn vị đi đầu trong công tác bình ổn thị trường, sau 16 năm gắn bó với chương trình của Tp. Hồ Chí Minh, Saigon Co.op đã đánh giá lại và đúc kết một số kinh nghiệm quý báu.Trong đó, sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức về vai trò của Chương trình Bình ổn thị trường của hầu hết tầng lớp xã hội trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định thị trường, đảm bảo an sinh xã hội, ứng phó với những biến động khó lường gây ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, minh chứng cụ thể nhất từ đại dịch COVID-19 gần 3 năm qua.
Nhằm tiếp tục phát huy vai trò là một trong những đơn vị chủ lực của chương trình, hướng đến mục tiêu thực hiện ngày càng tốt hơn trong giai đoạn 2022 – 2032 sắp tới, ông Nguyễn Anh Đức đề xuất, đẩy nhanh việc áp dụng Quy chế triển khai Chương trình Bình ổn thị trường trên địa bàn thành phố nhằm cụ thể hóa hơn nữa cơ chế, chính sách hỗ trợ, phân định trách nhiệm, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia chương trình. Đồng thời, tiếp tục tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức, nhận diện thương hiệu của chương trình Bình ổn thị trường ra khắp cả nước./.Tin liên quan
-
Thị trường
Tp. Hồ Chí Minh: Việc thiếu xăng chỉ xảy ra ở một số cửa hàng tư nhân
20:24' - 20/10/2022
Về tình hình cung ứng xăng dầu trên địa bàn, theo ông Lê Huỳnh Minh Tú, Phó Giám đốc Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh, cung ứng xăng dầu hiện nay đã được cải thiện.
-
DN cần biết
Khai mạc Triển lãm quốc tế ngành lương thực, thực phẩm Tp.Hồ Chí Minh
14:15' - 19/10/2022
Ngày 19/10, Triển lãm quốc tế ngành lương thực thực phẩm Tp.Hồ Chí Minh (HCMC FOODEX 2022) tổ chức đã khai mạc tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC).
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Nhân rộng các mô hình chuỗi cung ứng nông, lâm, thủy sản an toàn
14:30'
Việc áp dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ bền vững và đẩy mạnh quảng bá thương hiệu là những yếu tố then chốt để đưa nông sản Khánh Hòa vươn xa
-
Thị trường
Giá dầu thế giới tăng vọt
08:34'
Thị trường năng lượng chứng kiến tuần tăng điểm ấn tượng khi tất cả các mặt hàng đều khởi sắc, trong đó dầu thô là điểm nhấn chính với mức tăng 6%,.
-
Thị trường
TH true JUICE milk MISTORI - lựa chọn yêu thích của bé
10:09' - 24/11/2024
Với hương vị thơm ngon, cung cấp năng lượng từ thiên nhiên, TH true JUICE milk MISTORI giúp mẹ an tâm hơn khi để bé tự lựa chọn thức uống theo sở thích.
-
Thị trường
Nông sản Việt nhiều cơ hội thâm nhập thị trường Halal
09:06' - 24/11/2024
Thị trường các quốc gia Hồi giáo (Halal) hiện đang là thị trường tiềm năng của các ngành hàng xuất khẩu, đặc biệt là các ngành hàng thực phẩm và nông nghiệp.
-
Thị trường
Lo ngại nguy cơ căng thẳng nguồn cung, giá dầu thô tăng mạnh
09:00' - 22/11/2024
Toàn bộ 5 mặt hàng nhóm năng lượng đồng loạt tăng giá trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị thêm nhiều diễn biến phức tạp.
-
Thị trường
Giá cà phê tăng nhờ lo ngại nguồn cung
08:44' - 22/11/2024
Hai mặt hàng cà phê vẫn ghi nhận diễn biến tích cực khi mở cửa với mức gapup, phản ánh những lo ngại về nguồn cung tại các thị trường xuất khẩu chính.
-
Thị trường
250 gian hàng tại Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024
22:16' - 21/11/2024
Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam năm nay diễn ra từ ngày 20 đến 24/11, với quy mô 250 gian hàng, thu hút hơn 200 đơn vị đến từ 63 tỉnh thành tham gia.
-
Thị trường
Đề nghị các tập đoàn, doanh nghiệp chủ động kế hoạch sản xuất, cung ứng hàng hóa Tết
19:14' - 21/11/2024
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký ban hành Chỉ thị số 12/CT-BCT ngày 20/11/2024 về việc thực hiện giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
-
Thị trường
TH lan tỏa “Vị Hạnh Phúc – Xuân Sung Túc” với bộ sản phẩm đồ uống Tết Ất Tỵ 2025
16:40' - 21/11/2024
Với thông điệp “Vị Hạnh Phúc - Xuân Sung Túc”, TH mong muốn mang đến cho khách hàng nguồn năng lượng tích cực từ những sản phẩm tốt cho sức khỏe.