Hộ chiếu vaccine – Con đường dẫn đến một thế giới chia rẽ?
Theo tạp chí Diplomat, với hàng loạt vaccine mới được phê duyệt và các chiến dịch tiêm chủng được tăng cường ở nhiều quốc gia và khu vực, đây sẽ là nền tảng để xác định những điểm đến phục vụ mục đích du lịch, học tập hay tìm kiếm việc làm.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, cần tiêm chủng vaccine cho ít nhất khoảng 70% dân số toàn cầu vào tháng 6/2022 để có thể chấm dứt đại dịch. Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) hồi tháng trước ở Vương quốc Anh, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, thế giới cần khoảng 11 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19.
Cũng tại hội nghị này, Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố Vương quốc Anh sẽ tài trợ hơn 100 triệu liều vaccine COVID-19, trong khi Tổng thống Mỹ Joe Biden hứa tặng 500 triệu liều cho các nước nghèo theo sáng kiến phân phối vaccine toàn cầu COVAX. Những đề xuất này được đưa ra sau khi có những lời chỉ trích mạnh mẽ về việc các nước giàu có tích trữ nguồn vaccine phòng COVID-19.
Cho đến nay, Liên minh châu Âu (EU) đã bảo đảm mua 900 triệu liều vaccine Pfizer-BioNTech với lựa chọn mua thêm 900 triệu liều nữa sẽ được giao vào năm 2023. Với thỏa thuận này, EU có thể cung cấp đủ 6,6 liều vaccine cho mỗi người, không bao gồm những loại vaccine khác mà khối đã mua.
Mỹ cũng đã ký thỏa thuận mua 1,3 tỷ liều vaccine, trong khi Canada đã đạt được thỏa thuận mua 238 triệu liều cho 40 triệu dân số nước này - tức là ít nhất 5 liều cho mỗi công dân ở Mỹ và Canada. Vương quốc Anh đã đảm bảo sở hữu hơn 500 triệu liều - đủ để tiêm chủng cho toàn bộ dân số nước này 8 lần. Australia đã đặt hàng ít nhất 179 triệu liều cho dân số 25 triệu người - tức là 6,8 liều cho mỗi cá nhân.
Hơn 3,4 tỷ liều vaccine COVID-19 đã được sử dụng trên khắp thế giới tính đến ngày 9/7. Nhưng hơn 80% trong số đó được tiêm cho những người ở các quốc gia có thu nhập cao và trung bình cao. Trong khi đó, chỉ 1% người dân ở các nước thu nhập thấp đã được tiêm ít nhất một liều vaccine.
Khi nền kinh tế toàn cầu suy thoái do tác động của các biện pháp phong tỏa và hạn chế đi lại, người lao động châu Á ở nước ngoài là những người đầu tiên bị mất việc làm. Hàng triệu người đã trở về nước, trong khi vẫn còn hàng nghìn người thất nghiệp và mắc kẹt tại nước sở tại.
Người lao động làm việc ở nước ngoài đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của "quê hương" thông qua nguồn kiều hối. Chỉ riêng tại Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE), có hơn 2,75 triệu lao động người Ấn Độ, 1,27 triệu người Pakistan, 740.000 người Bangladesh và 560.000 người Philippines. Trong khi đó, có khoảng 2,6 triệu người Pakistan và Ấn Độ, và 2,5 triệu người Bangladesh đang làm việc tại Saudi Arabia.
Mặc dù thế giới đang dần phục hồi trở lại, "cơn ác mộng" đối với người lao động nhập cư vẫn chưa kết thúc. Tháng trước, một trung tâm tiêm chủng vaccine COVID-19 ở thủ đô Islamabad của Pakistan đã bị các lao động nhập cư tràn vào đòi tiêm vaccine AstraZeneca.
Quốc gia Nam Á này đã nhận được 1,2 triệu liều vaccine của Vương quốc Anh hồi tháng 5/2021 theo sáng kiến COVAX, tiếp theo là 106.000 liều Pfizer-BioNTech và 2,5 triệu liều Moderna. Tính đến ngày 9/7, Pakistan đã tiêm hơn 19 triệu liều cho người dân nước này, chủ yếu là vaccine Sinopharm, SinoVac và CanSino của Trung Quốc.
Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia vùng Vịnh và thế giới phương Tây không công nhận vaccine của Trung Quốc hoặc Nga mặc dù đã được WHO cho phép. Họ cũng yêu cầu công nhân nước ngoài nhập cảnh phải tiêm các loại vaccine của AstraZeneca, Pfizer-BioNTech hoặc Moderna - những loại vaccine đang thiếu hụt ở các nước thu nhập thấp.
Những hạn chế này có nghĩa là những người đã sử dụng vaccine của Trung Quốc hoặc Nga có thể sẽ bị cấm nhập cảnh vào hầu hết các quốc gia có thu nhập cao trong tương lai gần - trừ khi họ được tiêm loại vaccine đã được phê duyệt.
Tại Pakistan, Trung tâm Chỉ huy và Điều hành Quốc gia (NCOC) đã cho phép tiêm vaccine AstraZeneca, Pfizer-BioNTech và Moderna cho những người có nhu cầu đi du lịch. Vì vậy, quốc gia có thu nhập thấp này chỉ mới tiêm vaccine cho khoảng 6% dân số.
Không chỉ Pakistan có mối quan ngại này. Tại một số nước châu Á, như Bangladesh, Philippines và Sri Lanka, hầu hết nguồn cung vaccine là của Trung Quốc. Trong khi đó, Ấn Độ đang gặp khó khăn trong việc mua bản quyền vaccine Covishield - một phiên bản địa phương của vaccine Oxford-AstraZeneca.
Trước những thách thức này, các chính phủ cần đánh giá xem hộ chiếu vaccine là tấm vé dẫn đến tự do hay con đường dẫn đến một thế giới bị chia rẽ./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Nhật Bản sẽ tiếp nhận đơn xin cấp hộ chiếu vaccine từ cuối tháng 7
13:54' - 11/07/2021
Nhật Bản sẽ bắt đầu tiếp nhận đơn xin cấp hộ chiếu vaccine từ ngày 26/7 tới để những người đã được tiêm đầy đủ vaccine phòng COVID-19 được di chuyển quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
"Hộ chiếu vaccine" tại EU chính thức có hiệu lực
14:55' - 01/07/2021
Ngày 1/7, chứng chỉ COVID-19, còn gọi là "hộ chiếu vaccine", áp dụng trên toàn EU nhằm tạo thuận lợi cho đi lại trong nội khối đầu có hiệu lực, đúng thời điểm châu Âu bước vào kỳ nghỉ Hè.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia: Chưa phải là thời điểm thích hợp áp dụng “hộ chiếu vaccine”
17:51' - 20/06/2021
Bộ Y tế Malaysia ngày 20/6 cho biết hiện không phải là thời điểm thích hợp cho việc áp dụng “hộ chiếu vaccine” vì hầu hết dân số nước này chưa được tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Đức: Chính phủ liên bang trình dự luật đảm bảo quyền lợi cho người lao động
21:28'
Mục đích của dự luật là chỉ trao các hợp đồng liên bang cho các công ty áp dụng các tiêu chuẩn thương lượng tập thể.
-
Kinh tế Thế giới
Australia chấn chỉnh hành vi sai trái của các chuỗi siêu thị lớn
20:56'
Các chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích lớn, trong đó có Coles và Woolworths cùng ALDI của Đức và nhà bán buôn Metcash sẽ phải tuân thủ quy tắc ứng xử từ tháng 4 năm sau.
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng ảm đạm của Kinh tế Hàn Quốc
16:30'
Triển vọng kinh tế của Hàn Quốc ngày càng trở nên ảm đạm, do những khó khăn trong nước và rủi ro bên ngoài, đặc biệt là với những thay đổi chính sách tiềm năng của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành dầu mỏ Mỹ cảnh báo hậu quả khi không được miễn trừ thuế
16:29'
Chính sách áp thuế nhập khẩu 25% (bao gồm cả dầu thô) với Canada và Mexico của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump được cảnh báo có thể gây hại cho người tiêu dùng, công nghiệp và an ninh quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
EC hỗ trợ các nước EU phát triển kinh tế
16:23'
EC đã công bố gói báo cáo mùa Thu (Autumn Package) được soạn thảo để hỗ trợ các nước thành viên của EU đạt được sự ổn định và tăng trưởng kinh tế vĩ mô, cũng như sự tăng trưởng bền vững về tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Những dấu hỏi về chính sách thuế mới của Mỹ
15:47'
Kinh tế toàn cầu đang đứng trước một làn sóng bất ổn mới khi Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố áp đặt mức thuế cao với hàng hóa nhập khẩu từ các đối tác thương mại lớn của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Gazprom có kế hoạch ngừng vận chuyển khí đốt qua Ukraine vào năm 2025
15:26'
Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đang lên kế hoạch cho năm 2025 dựa trên giả định sẽ không còn vận chuyển khí đốt sang châu Âu qua Ukraine sau ngày 31/12.
-
Kinh tế Thế giới
Anh muốn đứng đầu G7 về tỷ lệ việc làm
15:05'
Chính phủ Anh đặt mục tiêu vươn lên đứng đầu Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) về tỷ lệ việc làm.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc chống lãng phí thực phẩm
10:02'
Trung Quốc vừa công bố “Chương trình hành động tiết kiệm lương thực và chống lãng phí thực phẩm”, nhằm tiếp tục xây dựng cơ chế bình thường hóa trong toàn chuỗi.