Hồ Tây đã phong quang, sạch sẽ
Sau nhiều lần Hà Nội ra thông báo di dời tàu và nhà nổi ở bến thủy nội địa Hồ Tây chưa thành công, thì lần này với quyết tâm cao Hà Nội đang kiên quyết giải tỏa, di dời các phương tiện đường thủy ở khu vực này về bến mới, để trả lại vẻ phong quang, sạch đẹp cho Hồ Tây.
Bên cạnh đó, UBND thành phố cũng đang nỗ lực giải quyết hài hòa cân bằng lợi ích giữa các bên liên quan vừa bảo đảm được cảnh quan môi trường, xanh, sạch đẹp, vừa đảm bảo môi trường kinh doanh thông thoáng để doanh nghiệp phát triển.
Đến thời điểm này, các doanh nghiệp kinh doanh trên mặt nước tại khu vực bến thủy nội địa Hồ Tây ngừng kinh doanh theo chỉ đạo của UBND thành phố.
Một số tàu đã tự di dời về khu vực Đầm Bẩy (phường Nhật Tân, quận Tây Hồ) theo thông báo. Tuy nhiên, một số tàu vẫn chưa di dời theo đúng tinh thần chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội.
Mặc dù, trước đó ngày 17/2, Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Nguyễn Lê Hoàng đã ký công văn số 35/KH - UBND thông báo về việc tháo dỡ, di dời các phương tiện thủy nội địa, cầu dẫn, sàn nổi trên Hồ Tây trước ngày 10/3/2017.
Tìm hiểu sự việc chậm di dời, ông Cao Ngọc Lâm, Công ty TNHH Xúc tiến Thương mại và Dịch vụ Tây Hồ cho biết: “Doanh nghiệp đề nghị cơ quan chức năng cho chúng tôi biết các tiêu chí điều kiện doanh nghiệp cần đáp ứng để kinh doanh hoạt động trở lại.
Nếu không được hoạt động thì xin thành phố xem xét sớm hỗ trợ bồi thường để công ty tái cơ cấu sản xuất; xem xét tài sản của doanh nghiệp đã đầu tư và hiện đang kinh doanh trên Hồ Tây theo giá trị thực tế hiện tại; hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi ngành nghề kinh doanh; hỗ trợ cho người lao động."
Phụ trách điều hành kinh doanh Công ty Cổ phần Sông Potomac Nguyễn Minh Thu cũng chia sẻ: “Công ty Potomac đồng thuận, chấp hành chủ trương của thành phố.
Tuy nhiên, nguyện vọng đang kinh doanh trên mặt nước Hồ Tây đã hơn 10 năm đầu tư vốn của cả gia đình vào con tàu mà không được nhận được đền bù, hỗ trợ nào thì chúng tôi chỉ còn nước phá sản, thất nghiệp”.
Luật sư Hoàng Văn Hướng, Trưởng Văn phòng Luật sư Hoàng Hưng cũng cho rằng, đa số các doanh nghiệp đang hoạt động theo một số giấy phép đang còn hiệu lực.
Theo ông Hướng, nếu ngừng kinh doanh thì quyền lợi, trách nhiệm đền bù với tài sản của doanh nghiệp, tàu bè, cầu tàu, tất cả thiết bị liên quan đến hoạt động trên mặt nước là điều tất yếu.
Theo ghi nhận, việc hoạt động kinh doanh mặt nước tại bến thủy nội địa Hồ Tây trước đây khá lộn xộn như: vấn đề môi trường, phóng chống cháy nổ, thu thuế...
Chính vì vậy, UBND thành phố Hà Nội đã đưa ra quyết định thiết lập lại trật tự khu vực này bằng việc di dời các phương tiện đường thủy nội địa và nhà nổi về khu vực Đầm Bảy (phường Nhật Tân).
Từ đó, trên cơ sở rà soát, đánh giá của cơ quan chuyên môn liên quan và việc bổ sung hoàn thiện hồ sơ của doanh nghiệp, thành phố sẽ xem xét có cho kinh doanh tiếp hay không.
Còn đối với những đơn vị không đủ điều kiện kinh doanh, Hà Nội sẽ cương quyết loại bỏ, đồng thời xem xét các văn bản pháp lý liên quan để xác định có đền bù hay không theo đúng quy định pháp luật.
Việc di dời các phương tiện đường thủy khỏi bến thủy nội địa Hồ Tây không phải thời điểm này mới được đề cập tới. Bởi vào ngày 17/3/2016, Văn phòng UBND thành phố Hà Nội có thông báo Kết luận của Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng về việc đầu tư xây dựng và quản lý bến thủy nội địa Hồ Tây.
Trong văn bản nêu rõ: Sau khi nghe UBND quận Tây Hồ báo cáo về thực trạng quản lý phương tiện thủy trên Hồ Tây và việc đầu tư xây dựng mới bến thủy nội địa tại khu vực Đầm Bẩy (Phường Nhật Tân) để di chuyển, quản lý các phương tiện thủy nội địa, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội kết luận: Kiên quyết loại bỏ các phương tiện thủy không bảo đảm đủ điều kiện hoạt động, kinh doanh trên Hồ Tây.
Tiếp theo đó, ngày 7/2/2017, UBND thành phố Hà Nội tiếp tục có Thông báo số 38/TB-UBND thông báo Kết luận của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội về kết quả kiểm tra toàn diện hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh tại khu vực Hồ Tây và giải quyết những kiến nghị liên quan của doanh nghiệp.
Theo đó, UBND thành phố Hà Nội đang triển khai xây dựng kế hoạch đầu tư, xây dựng, cải tạo, chỉnh trang, quản lý, khai thác khu vực Hồ Tây thành một điểm du lịch, văn hóa tiên tiến, có điều kiện kinh doanh dịch vụ, văn hóa, vui chơi giải trí và có hệ thống xử lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế, phục vụ người dân Thủ đô, cũng như du khách trong và ngoài nước./.>>>Nhiều phương tiện và nhà nổi vẫn ngang nhiên neo đậu tại bến thủy nội địa Hồ Tây-Hà Nội
>>>Xử lý rác thải, sình lầy tại khu vực bến thủy nội địa Hồ Tây
- Từ khóa :
- hà nội
- di dời tàu
- di dời nhà nổi hồ tây
- hồ tây
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đã chốt thời hạn di chuyển phương tiện thủy nội địa trên Hồ Tây về Đầm Bẩy
15:19' - 03/03/2017
Từ nay đến trước ngày 10/3, quận Tây Hồ sẽ di chuyển toàn bộ các phương tiện thủy nội địa và các phương tiện nổi tạm thời về khu vực tập kết tại khu vực Đầm Bẩy (Nhật Tân).
-
Kinh tế tổng hợp
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu đô thị khu vực hồ Tây và phụ cận
11:51' - 28/02/2017
Thời gian tới, để hồ Tây phát huy hết vẻ đẹp cảnh quan, Hà Nội sẽ tiến hành cải tạo lại không gian của hồ theo hướng hiện đại.
-
Kinh tế Việt Nam
Cưỡng chế, dỡ bỏ các công trình vi phạm thuộc nhà nổi và du thuyền ở Hồ Tây, Hà Nội
16:57' - 23/02/2017
Sáng 23/2, lực lượng chức năng của quận Tây Hồ (Hà Nội) đã có mặt tại khu vực bến thủy Hồ Tây để cưỡng chế các công trình xây dựng trái phép theo đúng kế hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội yêu cầu tháo dỡ công trình du thuyền, nhà nổi khu vực hồ Tây trước ngày 20/2
22:11' - 16/02/2017
Các tàu thống nhất tuân thủ chấp hành chủ trương của thành phố nhưng mong muốn chính quyền xem xét việc đền bù thỏa đáng cho doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Qúy 1, chấm dứt hoạt động các doanh nghiệp trong phạm vi quản lý Hồ Tây
16:45' - 09/02/2017
UBND thành phố Hà Nội vừa có thông báo sẽ chấm dứt hoàn toàn hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, văn hóa, vui chơi giải trí, nuôi trồng, khai thác thủy sản trong phạm vi Hồ Tây.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh thúc giải ngân vốn đầu tư công vào các dự án trọng điểm
20:50'
Giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh ghi nhận một số tín hiệu tích cực khi đạt tỷ lệ hơn 39% trong 6 tháng đầu năm nay, vượt mức bình quân của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Ban hành Kế hoạch số 56: Hoàn thiện bộ máy chính trị, chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp
19:34'
Ban Chỉ đạo Trung ương ký ban hành Kế hoạch 56 nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp, hướng tới Đại hội XIV với yêu cầu đồng bộ, hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đức ký Tuyên bố chung về thiết lập Đối tác Năng lượng
19:29'
Việt Nam và Đức chính thức thiết lập Đối tác Năng lượng, mở ra khuôn khổ hợp tác toàn diện thúc đẩy chuyển dịch năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo và hỗ trợ khử carbon.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Tài chính xem xét hỗ trợ số hóa cho tỉnh Điện Biên
18:45'
Chiều 4/7, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên đã có buổi tiếp xúc cử tri trên địa bàn sau Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương chỉ đạo ứng phó với áp thấp trên Biển Đông
17:30'
Bộ Công Thương vừa ban hành Công điện hỏa tốc về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân chia lại khu vực hoạt động xổ số kiến thiết theo ba miền
17:09'
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 61/2025/TT-BTC, sửa đổi bổ sung khoản 1 Điều 4 của Thông tư 75/2013/TT-BTC ngày 4/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết về hoạt động kinh doanh xổ số.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 37 triệu lượt xe lưu thông qua các tuyến cao tốc VEC quản lý
16:47'
Ngày 4/7, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã công bố kết quả công tác quản lý, vận hành khai thác các tuyến cao tốc của VEC trong 6 tháng đầu năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng tại Brazil
16:41'
Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS với tư cách quốc gia đối tác, khẳng định vai trò, mong muốn và đóng góp trách nhiệm của Việt Nam trong cơ chế đa phương này.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế: Yếu tố then chốt nguồn nhân lực
14:23'
Với nhiều cơ chế, chính sách có tính đột phá, cạnh tranh, ưu đãi... Trung tâm tài chính quốc tế đang xúc tiến thành lập tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư.