Hỗ trợ các dự án khả thi khi không thể huy động 100% nguồn vốn từ thị trường
“Đề xuất tài trợ của AFD bằng khoản vay không có bảo lãnh của Chính phủ” do Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tổ chức từ ngày 15 - 18/3 tại Hà Nội đã ghi nhận nhiều ý kiến nâng cao tính tự chủ của các doanh nghiệp đồng thời đưa ra giải pháp để hỗ trợ dự án khả thi song không thể tìm được 100% nguồn vốn từ thị trường.
Bà Francoise Chalier, Phó Vụ trưởng Vụ châu Á, Hội sở AFD tại Paris phân tích, các điều kiện cho vay không bảo lãnh của Chính phủ Pháp dành cho các dự án khả thi yêu cầu đó phải là dự án góp phần giải quyết các vấn đề phát triển bền vững, phù hợp với chiến lược của AFD; có tầm quan trọng của tác động môi trường và xã hội.
Đồng thời bà Francoise Chalier nêu ra điều kiện các dự án cần minh bạch và tôn trọng quy trình đấu thầu, ký kết hợp đồng của AFD. Ngoài ra, một số điều kiện khác được nhắc tới như: doanh nghiệp làm ăn tốt, tự chủ trong quản lý, bản thân doanh nghiệp và các dự án ngành có hình ảnh tốt….
Theo Bà Fancoise, hiện các doanh nghiệp Nhà nước tự chủ đóng vai trò ngày càng cao trong lĩnh vực nước, vệ sinh, điện, giao thông công cộng. Các doanh nghiệp tư nhân tạo ra 90% việc làm, là nguồn thu thuế lớn, góp phần cung cấp các dịch vụ thiết yếu (nhà ở, cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục).
Theo đó, các định chế tài chính đóng vai trò chủ yếu trong phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo điều kiện cho nhiều tác nhân tiếp cận với tín dụng, thúc đẩy chính sách công…Những lý do trên là cơ sở chính đáng để nhà tài trợ cho các chủ thể trên vay không có bảo lãnh của Chính phủ.
Tại hội thảo, ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng, Cục Tài chính Doanh nghiệp, Bộ Tài Chính đã thuyết trình khung pháp lý của Chính phủ Việt Nam về thẩm định và triển khai các khoản vay không bảo lãnh đối với doanh nghiệp Nhà nước. Trong đó, ông nhấn mạnh tới đối tượng, điều kiện, quy trình thẩm định, hồ sơ…
Ông Tiến cho biết, quy trình thẩm định hồ sơ tối đa là 15 ngày thực hiện các công việc: rà soát thủ tục hồ sơ; khả năng bố trí vốn của chủ đầu tư, hiệu quả tài chính của dự án, tình hình tài chính của doanh nghiệp và khả năng trả nợ của dự án.
Ông Tiến cũng nhấn mạnh tới trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc báo cáo chính xác, trung thực về hiệu quả của dự án, khả năng trả nợ khoản vay… Đồng thời, doanh nghiệp phải xây dựng và thực hiện quy chế quản lý nợ, đảm bảo cân đối dòng tiền thanh toán nợ đến hạn.
Theo thông tin được đưa ra tại hội thảo, từ khi có mặt tại Việt Nam năm 1994, AFD đã tài trợ cho 81 dự án và đã cam kết trên 1,6 tỷ euro. Theo đó, 5 triệu nông trại gia đình được hỗ trợ bởi các khoản tài trợ của AFD; 250.000 ha diện tích canh tác được quy hoạch; 6.000 km đường bộ được xây dựng hoặc nâng cấp; 3 triệu người được sử dụng nước sạch…
Giai đoạn 2016-2020, AFD tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam trên quỹ đạo tăng trưởng xanh với 3 hành động cụ thể: thúc đẩy phát triển đô thị thân thiện với môi trường; hỗ trợ khu vực sản xuất nâng cao hiệu suất đặc biệt về môi trường và xã hội; đồng hành cùng Việt Nam ứng phó với thách thức của biến đổi khí hậu./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
ODA sẽ được quản lý và sử dụng như thế nào?
12:30' - 07/03/2016
Thủ tướng vừa phê duyệt đề án nhằm mục đích minh bạch hóa chính sách của Chính phủ Việt Nam trong việc thu hút, quản lý và sử dụng các nguồn vốn này đối với dư luận rộng rãi trong nước và quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn ODA giai đoạn tới có tính khả thi cao
06:35' - 19/02/2016
Nhiệm vụ giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi trong thời kỳ 2016 - 2020 có tính khả thi cao vì hầu hết đều là các chương trình, dự án chuyển tiếp từ thời kỳ 2011 - 2015.
-
DN cần biết
Hỗ trợ doanh nghiệp XNK thông qua dịch vụ thu thuế và bảo lãnh thuế điện tử
17:17' - 18/01/2016
Thỏa thuận hợp tác cung cấp Dịch vụ thu thuế, bảo lãnh thuế với hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) bằng phương thức điện tử mang lại nhiều ưu điểm vượt trội về thời gian và công nghệ cho các bên sử dụng.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Hàn Quốc muốn đóng tàu chở hydro hóa lỏng lớn nhất thế giới
08:21'
Hàn Quốc có kế hoạch đóng tàu chở hydro hóa lỏng (LHC) lớn nhất thế giới để ra mắt vào năm 2027 như một phần trong nỗ lực thúc đẩy động cơ tăng trưởng trong tương lai cho ngành đóng tàu.
-
DN cần biết
Từ 8/5, Lạng Sơn thu phí hạ tầng cửa khẩu theo quy định mới
19:34' - 08/05/2025
Từ ngày 8/5, tỉnh Lạng Sơn sẽ áp dụng mức thu phí hạ tầng cửa khẩu mới theo Nghị quyết số 09/2025/NQ-HĐND, ngày 28/4/2025 của HĐND tỉnh Lạng Sơn.
-
DN cần biết
Hà Nội cắt giảm ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh
20:39' - 07/05/2025
Các đơn vị phải bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh; giảm tối thiểu 30% thời gian giải quyết thủ tục hành chính và chi phí tuân thủ thủ tục.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp dệt may thận trọng với mục tiêu kinh doanh 2025
15:58' - 07/05/2025
Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt 13,78 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ.
-
DN cần biết
Nam Phi áp thuế tự vệ đối với thép cán nóng
11:56' - 06/05/2025
Bộ Thương mại, Công nghiệp và cạnh tranh Nam Phi (DTIC) vừa công bố quyết định áp dụng thuế tự vệ đối với hàng nhập khẩu sản phẩm thép cán nóng, có hiệu lực từ ngày 5/5.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương sửa quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O
16:52' - 05/05/2025
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến dự thảo sửa đổi Thông tư 05 và 38 nhằm hoàn thiện quy định về xuất xứ hàng hóa và quy trình cấp Giấy chứng nhận C/O.
-
DN cần biết
Brazil dỡ bỏ lệnh đình chỉ nhập khẩu cá rô phi Việt Nam
16:09' - 05/05/2025
Bộ Nông nghiệp và Chăn nuôi Brazil (MAPA) đã dỡ bỏ lệnh đình chỉ nhập khẩu cá rô phi của Việt Nam được áp dụng từ tháng 2/2024.
-
DN cần biết
Từ 5/5, Bộ Công Thương là đầu mối cấp C/O cho doanh nghiệp
08:22' - 05/05/2025
Từ 5/5/2025, Bộ Công Thương thống nhất một đầu mối cấp C/O, triển khai số hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phòng chống gian lận xuất xứ.
-
DN cần biết
Dệt may Việt Nam trước áp lực chuyển mạnh sang số hóa
09:00' - 03/05/2025
Sự chuyển đổi của các công nghệ số và sự cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải chuyển hướng, thay đổi chiến lược kinh doanh và đổi mới công nghệ để phát triển bền vững.