Sự trì trệ ở các doanh nghiệp nhà nước phần lớn là do cơ chế
Hội nhập quốc tế, cạnh tranh với khu vực và toàn cầu… đang là thông tin gây sức ép tâm lý tới các doanh nghiệp trong nước, gồm cả các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, cho tới các doanh nghiệp tư nhân.
Được giao làm đại diện vốn chủ sở hữu của gần 30 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, liên kết, cổ phần cùng 9 doanh nghiệp góp vốn thành lập để thực hiện các dự án, ông Đặng Ngọc Thanh, Phó Tổng giám đốc, Công ty Đầu tư tài chính Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh (HFIC) đã có những chia sẻ về triển vọng phát triển trong bối cảnh mới với phóng viên BNEWS.
Phóng viên: HFIC được biết đến là một định chế tài chính và được giao đại diện vốn chủ sở hữu Nhà nước tại nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM), ông có thể khái quát chung về tình hình hoạt động và đánh giá "sức khỏe" của nhóm doanh nghiệp do HFIC quản lý hiện nay?
Ông Đặng Ngọc Thanh: Không chỉ là một định chế tài chính, HFIC còn là một quỹ đầu tư thực hiện việc huy động vốn từ các nguồn trong và ngoài nước để phục vụ cho các mục tiêu phát triển địa phương, mà trọng yếu là hạ tầng.
HFIC hiện được Nhà nước giao làm đại diện vốn chủ sở hữu của 8 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước và 21 doanh nghiệp liên kết, cổ phần cùng 9 doanh nghiệp góp vốn thành lập để thực hiện các dự án.
Nhìn chung, các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế đều hoạt động tốt. Các dự án, công trình hợp vốn giữa HFIC với các đơn vị khác đều được triển khai nhanh, quản lý hiệu quả và giải ngân đúng tiến độ. Đặc biệt đáng ghi nhận là sự nổi trội của các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước được chuyển giao HFIC làm đại diện chủ sở hữu.
Có thể điểm qua như Công ty TNHH MTV công trình giao thông Sài Gòn, Công ty TNHH MTV chiếu sáng công cộng, Công ty TNHH MTV quản lý và kinh doanh nhà thành phố, Công ty TNHH MTV xổ số kiến thiết thành phố hay Công ty cổ phần xây dựng cầu Sài Gòn…
Phóng viên: Điều này có vẻ khác khi nhìn nhận về các doanh nghiệp Nhà nước trong giai đoạn hiện nay, thưa ông?
Ông Đặng Ngọc Thanh: Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những khó khăn, thuận lợi khác nhau. Đôi khi, ta quan niệm chưa đúng và đổ đồng các doanh nghiệp Nhà nước đều là làm ăn kém hiệu quả, hoạt động trì trệ.
Công tâm mà nói, sự trì trệ ở các doanh nghiệp Nhà nước phần lớn là do cơ chế. Vì “ông chủ” là Nhà nước nên việc ra quyết định và thỉnh thị lâu, đôi khi có thể làm mất cơ hội trong kinh doanh. Trong khi đó, thẩm quyền và quyền tự chủ của doanh nghiệp Nhà nước lúc thì quá rộng dẫn tới mất vốn, lúc thì quá chặt nên mất cơ hội kinh doanh.
Qua thực tiễn quản lý các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn Tp.HCM, tôi thấy chắc chắn một điều là không phải doanh nghiệp Nhà nước nào cũng mất vốn và hoạt động kém hiệu quả.
Nếu hiệu quả được tính toán theo công thức số học đơn thuần là lợi nhuận trên doanh thu, hay trên vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ… rồi đem so sánh với các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), thì cũng cần nhìn nhận rằng các doanh nghiệp Nhà nước đang làm những lĩnh vực mà các tổ chức kinh tế khác không làm.
Họ nhận nhiệm vụ chính trị là triển khai những công trình, dự án đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, có mục đích đầu tư rõ ràng… Đó chính là mang lại hiệu quả, rõ nhất là trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thường đòi hỏi vốn lớn và dài hạn.
Qua nhiều tổng kết đánh giá đều thấy rằng, hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước thuộc HFIC đều làm nhân tố chủ lực thúc đẩy sự phát triển của Tp.HCM, có sức lan tỏa và ảnh hưởng, cạnh tranh không chỉ ở địa phương mà còn so với nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, cũng như so với nhiều doanh nghiệp FDI.
Phóng viên: Vậy HFIC đang hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên như thế nào, thưa ông?
Ông Đặng Ngọc Thanh: Ở những doanh nghiệp được Nhà nước giao HFIC làm đại diện chủ sở hữu thì theo điều lệ cho phép: thẩm quyền của Ban quản trị, hội đồng thành viên sẽ được quyết định đầu tư không quá 50% vốn điều lệ.
Nếu trên 50%, mới cần xin ý kiến của đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước là HFIC xem xét chấp thuận. Quan điểm ấy gần gũi và thực tế hơn với hơi thở của thị trường. Quyết định đầu tư sẽ được đẩy nhanh hơn. Việc nắm bắt cơ hội kinh doanh sẽ trúng thời điểm và hiệu quả hơn.
Để hoạt động hiệu quả, tôi cho rằng, điều đó phụ thuộc vào sự đổi mới tư duy của người lãnh đạo trong việc tự nâng chất cho doanh nghiệp của chính mình.
Nâng chất ở đây cần được hiểu gồm cả trình độ quản lý; đổi mới công nghệ để cải tiến quy trình sản xuất đáp ứng yêu cầu hội nhập; nâng cao tay nghề của người lao động. Từ đó, tự khắc sức cạnh tranh sẽ được nâng lên.Cơ chế vốn và giới hạn thẩm quyền, quyền quyết định trong đầu tư cũng rất quan trọng. Bởi thường thì các doanh nghiệp tư nhân khi tiếp cận được công nghệ mới, thiết bị, quy trình sản xuất mới, họ quyết định mua rất nhanh.
Trong khi, đa phần doanh nghiệp Nhà nước đều tâm tư rằng: đổi mới công nghệ là liên quan tới vấn đề tài chính. Khó khăn là do “tiền không có, có chưa chắc cho, cho chưa chắc đủ và kịp thời với thời gian”!
Phóng viên: Như vậy, theo ông, đổi mới công nghệ là mấu chốt quyết định sự thành bại của doanh nghiệp?
Ông Đặng Ngọc Thanh: Không hẳn vậy. Đương nhiên, con người vẫn nắm vai trò trung tâm, vai trò số 1. Nhưng “con người” ấy nếu được tạo điều kiện sẽ mạnh dạn nắm bắt cơ hội và tạo nên vận mệnh cho chính mình.
Điển hình như Công ty TNHH MTV công trình giao thông Sài gòn, đơn vị 100% vốn Nhà nước “dám” bỏ ra nhiều triệu đô la Mỹ (USD) nhập máy làm đường liên hợp. Công nghệ này ở Việt Nam, chỉ có họ đứng đầu và họ đã tạo ra năng suất vượt trội; tạo nên năng lực sản xuất mà ít nơi có.
Hay Công ty TNHH MTV chiếu sáng công cộng, họ quản lý những công nghệ mới mà các doanh nghiệp nước ngoài cũng không cạnh tranh nổi. Tới đây, sản phẩm và dịch vụ của họ sẽ đấu thầu các công ty ở nước ngoài.
Tương tự, Công ty TMHH MTV xổ số kiến thiết thành phố cũng quyết định đầu tư nhiều tỷ đồng để thay hệ thống quay số điện tử. Khi không còn thủ công, độ tin cậy của khách hàng cũng cao hơn, lập tức doanh thu từ xổ số cũng tăng theo. Đóng góp ngân sách đang từ hơn 1.000 tỷ đồng lên thành 2.500 tỷ đồng.
Còn nữa, Công ty cổ phần cấp nước Kênh Đông, doanh nghiệp do HFIC đầu tư với tư cách là cổ đông sáng lập, đầu tư vốn và kêu gọi các đối tác đầu tư khác. Nhà máy nước Kênh Đông có công suất 200.000m3/ngày, đầu tư công nghệ hiện đại bậc nhất Đông Nam Á. Tới đây, sẽ tiếp tục đầu tư nhà máy cấp nước số 2.
Từ đó cho thấy, đầu tư đổi mới công nghệ luôn là hiệu quả, luôn là đúng đắn và tạo lợi nhuận rất lớn. Hướng đi này không chỉ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, mà còn giúp cải thiện đời sống người lao động, hỗ trợ họ làm chủ công nghệ. Quan trọng hơn là giúp doanh nghiệp tự tin cạnh tranh và chắc chắn sẽ cạnh tranh được trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn ông!
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Cơ khí xây dựng
21:56' - 21/12/2015
Thủ tướng Chính phủ ủy quyền Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định mức giá khởi điểm bán đấu giá cổ phần lần đầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Cổ phần hóa: Sốt ruột nhưng cũng không thể bán rẻ doanh nghiệp
09:16' - 17/12/2015
Tính đến ngày 12/11 cả nước còn phải thực hiện cổ phần hóa 130 doanh nghiệp. Điều này là khó thực hiện nhưng cũng đừng vì thế mà bán rẻ doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyển quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước về SCIC
16:28' - 14/12/2015
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh vừa có ý kiến chỉ đạo về việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).
-
Kinh tế Việt Nam
Hạn chế sử dụng nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn
15:32' - 02/12/2015
Các doanh nghiệp Nhà nước phải hạn chế việc sử dụng nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước để bù đắp cho số giảm thu ngân sách Trung ương.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Cả nước sẽ dôi dư 4.226 trụ sở công sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh
20:35'
Tổng hợp của Bộ Nội vụ từ số liệu báo cáo tại Đề án của các tỉnh, thành phố cho thấy, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cả nước dự kiến dôi dư 4.226 trụ sở công.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại biểu quốc hội nói gì về chế tài xử lý sữa giả, thuốc giả hiện nay?
20:22'
Bên lề Quốc hội, chiều 9/5, bà Nguyễn Thị Việt Nga (Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương) đã chia sẻ ba nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng sữa giả, thực phẩm chức năng giả hiện nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiếp tục cung cấp dữ liệu cụ thể để chứng minh tính tuân thủ của hàng hóa Việt Nam
20:22'
Bộ Công Thương yêu cầu các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng tiếp tục cung cấp dữ liệu cụ thể để chứng minh về tính tuân thủ của hàng hóa xuất khẩu chủ lực sang Mỹ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung Bình Dương
20:05'
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng vừa ký Quyết định số 890/QĐ-TTg ngày 9/5/2025 thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung Bình Dương.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố Hồ Chí Minh có 78 phường không tổ chức HĐND sau sắp xếp
20:05'
Theo Đề án số 3019/ĐA-UBND, Thành phố Hồ Chí Minh có 24 Hội đồng nhân dân cấp xã và 78 phường thực hiện mô hình chính quyền đô thị không tổ chức Hội đồng nhân dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Xác định rõ phạm vi áp dụng Luật Công nghiệp công nghệ số
19:10'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 9/5, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng kim ngạch thương mại hai chiều hàng nông lâm thủy sản Việt Nam - Hoa Kỳ
18:37'
Ngày 9/5, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Hội nghị “Thúc đẩy thương mại mặt hàng nông, lâm thuỷ sản giữa Việt Nam và Hoa Kỳ”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại tại Moskva
16:41'
Ngày 9/5 theo giờ Moskva, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ Kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghiên cứu thành lập “cảng miễn thuế” tại khu thương mại tự do
16:24'
Xây dựng Đề án thành lập Khu thương mại tự do trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, nghiên cứu mô hình “cảng miễn thuế” để phát triển Đồng Nai thành Trung tâm logistics lớn.