Hỗ trợ ngành công nghiệp gỗ Việt Nam mở rộng thị trường tại EU
Ngày 30/11, tại Tp.Hồ Chí Minh, Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng (SFMI) phối hợp với NEPCon tổ chức hội thảo tổng kết dự án Tăng cường năng lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng các yêu cầu kế hoạch hành động về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT) của EU.
Dự án do SFMI và NEPCon (Tổ chức phi lợi nhuận quốc tế), hoạt động nhằm xây dựng năng lực và cam kết để thúc đẩy sự bền vững. Dự án này thực hiện với sự tài trợ của EU.
Theo bà Ann Weddle, Giám đốc dự án này từ NEPCon, sau 3 năm thực hiện, dự án đã xây dựng bộ công cụ để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng các yêu cầu về gỗ hợp pháp và có thể làm việc với khách hàng châu Âu.
Bộ công cụ này gồm các tờ thông tin, hướng dẫn, bảng kiểm, và các biểu mẫu có thể dễ dàng áp dụng ngay, được cung cấp miễn phí cho tất cả các công ty có nhu cầu tại Việt Nam.
Đồng thời, nghiên cứu và soạn thảo các hồ sơ rủi ro pháp lý lâm nghiệp cho Việt Nam và 5 quốc gia khác mà Việt Nam có nhập gỗ.
Các hồ sơ rủi ro sẽ giúp các công ty gỗ tại Việt Nam đánh giá rủi ro pháp lý khi nhập gỗ từ các quốc gia đó, từ đó giúp họ có thể bán sản phẩm sang thị trường EU dễ dàng hơn.
Đại diện doanh nghiệp tham gia dự án cho biết, thông qua dự án này, các doanh nghiệp được trang bị kỹ những kiến thức về gỗ hợp pháp, các quy định của EU và yêu cầu của Kế hoạch hành động FLEGT.
Đặc biệt, bộ công cụ do dự án xây dựng rất hữu ích trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp đánh giá và quản lý nguồn cung ứng gỗ, từ đó giúp doanh nghiệp sẵn sàng với các yêu cầu của FLEGT.
Trước đó, ngày 18/11/2016, sau nhiều năm đàm phán, Việt Nam và EU đã đạt được thỏa thuận đồng ý về nguyên tắc để làm việc cùng nhau hướng tới giảm khai thác gỗ bất hợp pháp, cải thiện quản trị rừng và xúc tiến thương mại gỗ được sản xuất một cách hợp pháp thông qua Hiệp định Đối tác tự nguyện (VPA) về FLEGT (VPA/FLEGT).
Bà Nguyễn Tố Uyên, Ban Hợp tác phát triển Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam cho biết, mặc dù VPA chỉ là một thỏa thuận song phương, nhưng nó sẽ có tác động vượt xa ngoài biên giới Việt Nam do Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm của thương mại toàn cầu về các sản phẩm gỗ.
Việc ký kết Hiệp định Đối tác tự nguyện sẽ giúp nâng cao tiêu chuẩn trong nước và hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với các thị trường ngoài EU dễ dàng hơn.
Để thực hiện Hiệp định VPA/FLEGT, đại diện Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam phải đưa những thỏa thuận trong VPA vào các luật hiện hành có liên quan.
Chính sách liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp cần phát triển một hệ thống giúp xác minh tính hợp pháp của gỗ và sản phẩm gỗ trong chuỗi cung ứng.
Hệ thống này cũng sẽ đưa ra hướng dẫn giúp các nhà nhập khẩu gỗ Việt Nam thực hiện các bước nhằm đảm bảo rằng những gì họ nhập khẩu là hợp pháp..../.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
"Giấy thông hành" cho gỗ Việt Nam vào EU
13:56' - 18/11/2016
Việt Nam sẽ xây dựng và vận hành hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp (VNTLAS) phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam và đáp ứng các yêu cầu của EU về truy suất nguồn gốc gỗ hợp pháp trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp chế biến gỗ có đơn hàng xuất khẩu đến cuối năm
06:39' - 09/10/2016
Từ đầu năm đến nay, giá trị hàng xuất khẩu gỗ ở Bình Dương đã có dấu hiệu tăng trưởng. Hầu hết doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh đã có đơn hàng xuất khẩu hết quý 4 năm 2016.
-
DN cần biết
Chính sách hỗ trợ hiệu quả cho ngành bán lẻ và ngành gỗ
14:57' - 06/10/2016
Những chính sách hỗ trợ để 2 ngành này đứng vững trước làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và những rủi ro dễ gặp phải khi thâm nhập ra thị trường nước ngoài.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV (sau sắp xếp, tinh gọn)
19:24'
Ngày 18/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và Nghị quyết về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ máy của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 sau sắp xếp, tinh gọn
19:19'
Sau sắp xếp, tinh gọn, Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 có 14 Bộ, 3 Cơ quan ngang Bộ và 5 cơ quan thuộc Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thí điểm dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất
18:51'
Chiều 18/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì họp với một số bộ, ngành, địa phương để cho ý kiến về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực năng lượng của Việt Nam
18:36'
Theo các chuyên gia, việc khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực năng lượng của Việt Nam là rất cần thiết để tăng công suất cho hệ thống, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng hai con số.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước trao quyết định bổ nhiệm các Phó Thủ tướng và Bộ trưởng nhiệm kỳ 2021 - 2026
18:17'
Chiều 18/2, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì lễ công bố và trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm các Phó Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng nhiệm kỳ 2021 - 2026.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ
17:55'
Sáng 18/2, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và Nghị quyết về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội khoá XV: Bổ sung 2 Phó Thủ tướng và 2 Phó Chủ tịch Quốc hội
17:31'
Ngày 18/2, Quốc hội đã phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm chức Phó Thủ tướng với ông Mai Văn Chính và ông Nguyễn Chí Dũng; bỏ phiếu kín bầu bầu Phó Chủ tịch Quốc hội với ông Lê Minh Hoan và ông Vũ Hồng Thanh.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông qua Đề án công nhận huyện Văn Giang (Hưng Yên) là đô thị loại III
16:40'
Theo Báo cáo thẩm tra số 56/BC-KTNS của Ban Kinh tế - Ngân sách trình HĐND tỉnh Hưng Yên, đô thị Văn Giang có tổng số điểm các tiêu chí đạt 88,31/100 điểm, đủ điều kiện đạt tiêu chí đô thị loại III.
-
Kinh tế Việt Nam
Quản lý dược cần chặt chẽ nhưng đảm bảo thông thoáng
15:27'
Việc ghi nhận ý kiến, tiếng nói của doanh nghiệp trong quá trình soạn thảo dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật sửa đổi của Luật Dược rất quan trọng, đảm bảo cơ sở và chất lượng văn bản luật được tốt hơn.