Chính sách hỗ trợ hiệu quả cho ngành bán lẻ và ngành gỗ
Ngày 6/10 tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam tổ chức hội thảo “Tận dụng không gian chính sách để hỗ trợ các ngành kinh tế nội địa. Trường hợp của ngành chế biến xuất khẩu gỗ và ngành bán lẻ”.
Sự kiện thu hút đông đảo các chuyên gia nghiên cứu về hội nhập, đại diện một số bộ, ngành, hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp.
Điểm qua các cam kết quốc tế sau khi Việt Nam tham gia WTO, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và các Hiệp định Thương mại tự do (FTA), bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc, Trung tâm WTO và hội nhập (VCCI) đã khái quát những biện pháp hỗ trợ và trợ cấp cho doanh nghiệp nội địa; định hình phần không gian chính sách còn lại cho các ngành sản xuất, xuất khẩu gỗ và ngành dịch vụ (thuộc ngành bán lẻ)…
Qua đó kiến nghị những chính sách hỗ trợ để 2 ngành này đứng vững trước làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và những rủi ro dễ gặp phải khi thâm nhập ra thị trường nước ngoài.
Qua góc nhìn chuyên gia nghiên cứu, bà Trang cho rằng, ngành bán lẻ hiện chiếm tỷ lệ khoảng 50% tổng số các doanh nghiệp với 2 triệu cơ sở kinh doanh cá thể (hay còn gọi là hộ kinh doanh), ngoài ra, còn có khoảng 1.750 dự án FDI.
Lĩnh vực này không chỉ có tác động xã hội mạnh mẽ bởi thu hút tới hơn 3 triệu lao động đang làm việc, mà còn tác động kinh tế khi nắm giữ vai trò đầu ra cho nhiều ngành sản xuất và tạo động lực to lớn cho phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, rủi ro đối với ngành bán lẻ đang hiện hữu ngày càng rõ nét khi ngày càng nhiều các dự án FDI đầu tư ồ ạt vào kênh bán lẻ hiện đại. Cùng với đó là sự cạnh tranh yếu ớt và thiếu chuyên nghiệp của kênh bán lẻ truyền thống… Hệ lụy kéo đến là sản xuất nội địa đang mất dần đầu ra, bà Trang phân tích.
Cùng với ngành bán lẻ, hiện trạng của ngành chế biến, xuất khẩu gỗ cũng không khả quan hơn. Ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia nghiên cứu cho biết, trong vòng 1 thập kỷ qua (2004-2014), kim ngạch xuất khẩu gỗ đã tăng lên 6 lần. Năm 2015, ngành này đạt mức 6,9 tỷ đô la Mỹ xuất khẩu với giá trị gia tăng tương đối.
Hiện tại, ngành chế biến, xuất khẩu gỗ có khoảng 3.900 doanh nghiệp với 340 làng nghề và tạo công ăn việc làm cho khoảng 300.000 lao động.
Ngành này hiện đang nắm vai trò đầu ra cho sản xuất lâm nghiệp và tác động tới đời sống của hàng triệu lao động trồng rừng; đồng thời tác động trực tiếp tới chính sách môi trường và phát triển bền vững.
Tuy nhiên, ông Phúc cũng cho hay, ngành gỗ luôn chịu nhiều rủi ro pháp lý ở thị trường xuất khẩu và triển vọng phát triển lại phụ thuộc vào giá FOB (người bán giao cho người mua qua lan can tàu tại cảng xếp hàng) và CIF (giao hàng tại cảng dỡ hàng).
Tại hội thảo, bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch, Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam đề xuất một số chính sách hỗ trợ đối với ngành bán lẻ như hỗ trợ thuế và ưu đãi đầu tư; hỗ trợ tài chính bằng cách khuyến khích cho vay tín dụng và cải cách cơ chế thu thuế đối với các doanh nghiệp bán lẻ.
Ngoài ra, cần các chính sách khuyến khích đào tạo lao động để cải thiện năng lực chuyên môn và nâng cao trình độ quản lý trong ngành bán lẻ. Cùng với đó là hỗ trợ thông tin thị trường để đảm bảo thực thi hiệu quả và chặt chẽ các cam kết mở cửa thị trường của ngành bán lẻ.
Đối với ngành chế biến và xuất khẩu gỗ, ông Tô Xuân Phúc cũng kiến nghị nhiều giải pháp chính sách hỗ trợ để loại bỏ mọi rủi ro đối với từng chủ thể thực hiện. Cụ thể như: thiết lập cơ chế kiểm tra tính hợp pháp nguồn gốc gỗ theo yêu cầu của từng thị trường xuất khẩu và phải miễn phí thực hiện cho doanh nghiệp; xây dựng hệ thống kiểm soát chuỗi cung hiệu quả và hỗ trợ một phần chi phí cho doanh nghiệp để xây dựng chứng chỉ cam kết chất lượng…; khắc phục rủi ro về lao động bằng cách hỗ trợ đào tạo lao động nghề mộc cho các doanh nghiệp…
Ông Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch, Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) kiêm Chủ tịch Ủy ban tư vấn chính sách thương mại quốc tế (VCCI) lưu ý tính khả thi của các giải pháp được đề xuất từ những không gian chính sách còn lại cũng cần cân đối với nguồn lực của Nhà nước và các cơ chế thực hiện./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Cơ hội nào cho gỗ xuất khẩu của Việt Nam?
17:48' - 04/10/2016
Mặt hàng các sản phẩm gỗ Việt Nam hiện đã có mặt ở trên 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Xuất khẩu gỗ sang các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc đang có mức tăng trưởng khá.
-
Chuyển động DN
Doanh nghiệp gỗ lo thiếu vốn trong mùa cuối năm
16:37' - 28/09/2016
Từ năm 2016, các thị trường nhập khẩu đồ gỗ đều đòi hỏi các chứng chỉ gỗ hợp pháp, khiến doanh nghiệp kinh doanh gỗ cần nguồn vốn để đầu tư đổi mới, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
WB: Triển vọng thị trường bán lẻ của Việt Nam rất lớn
14:50' - 04/08/2016
Thị trường Việt Nam đang trở thành điểm đến của nhiều tập đoàn bán lẻ trên thế giới và Việt Nam sẽ tiếp tục thu hút nhiều dòng vốn lớn hơn vào thị trường bán lẻ trong tương lai.
-
Kinh tế Việt Nam
Brexit tác động tới ngành gỗ Việt Nam
19:29' - 14/07/2016
Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, Việt Nam là một trong ba quốc gia xuất khẩu các sản phẩm gỗ nhiều nhất vào Anh (bên cạnh Indonesia và Malaysia).
-
Hàng hoá
Thị trường bán lẻ trước sức ép doanh nghiệp ngoại: Bài 1: Khi doanh nghiệp ngoại lấn sân
10:58' - 04/07/2016
Với tiềm năng lớn, hấp dẫn, thị trường bán lẻ Việt Nam đang thu hút mạnh mẽ các nhà bán lẻ nước ngoài tham gia đầu tư.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Thành phố Hồ Chí Minh: Nâng cao năng lực để thích ứng trước xu thế việc làm mới
10:32' - 16/02/2025
Năm 2025, trước áp lực điều chỉnh chiến lược kinh doanh linh hoạt, doanh nghiệp có xu hướng tập trung tuyển dụng các vị trí đặc thù, bao gồm thay thế và cả tuyển mới.
-
DN cần biết
Cẩn trọng hành vi thỏa thuận ấn định giá trong du lịch
16:17' - 15/02/2025
Doanh nghiệp Việt cần cẩn trọng khi tham gia các hiệp hội ngành nghề tại Malaysia. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào của thỏa thuận ấn định giá hoặc các hành vi hạn chế cạnh tranh, cần từ chối.
-
DN cần biết
Cơ hội đầu tư kinh doanh tại Lào cho các doanh nghiệp Việt Nam
21:51' - 14/02/2025
Lào là nước thu hút đầu tư ra nước ngoài lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam tiếp tục giữ vững là một trong những nước dẫn đầu về đầu tư nước ngoài tại Lào.
-
DN cần biết
200 doanh nghiệp quốc tế sẽ tham dự Triển lãm Agritechnica Asia Việt Nam 2025
17:51' - 14/02/2025
Agritechnica Asia là hội chợ thương mại nông nghiệp hàng đầu thế giới do DLG tổ chức, dựa trên di sản của Agritechnica tại Hannover (Đức) - nơi đã giới thiệu công nghệ nông nghiệp từ năm 1985.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34
15:17' - 14/02/2025
“Đồng hành cùng doanh nghiệp trong kỷ nguyên số” là chủ đề chính của Vietnam Expo 2025 với kỳ vọng mang đến làn gió công nghệ mới thổi vào xúc tiến thương mại có lịch sử lâu đời nhất tại Việt Nam.
-
DN cần biết
Bà Rịa-Vũng Tàu còn 45 dự án chậm triển khai
11:30' - 14/02/2025
Theo báo cáo của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đến nay trên địa bàn tỉnh còn 45 dự án chậm triển khai.
-
DN cần biết
Khởi động nghiên cứu khu công nghiệp sinh thái tại Bình Dương
11:03' - 14/02/2025
Nghiên cứu khả thi lần này khẳng định tiềm năng phát triển mô hình khu công nghiệp sinh thái (EIP) tại Bình Dương. Dự án tiếp tục nhận được sự đồng hành và hỗ trợ chuyên môn từ Ngân hàng Thế giới.
-
DN cần biết
Hậu Giang dự kiến nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 61C vào cuối năm 2026
08:44' - 14/02/2025
Chiều 13/2, Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang làm việc với đoàn công tác của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam về Dự án nâng cấp mở rộng tuyến nối Cần Thơ – Hậu Giang (Quốc lộ 61C).
-
DN cần biết
Anh khuyến khích phát triển trang trại điện gió ngoài khơi
15:54' - 13/02/2025
Ngày 12/2, Chính phủ Anh đã công bố chương trình khuyến khích phát triển các dự án điện gió ngoài khơi nhằm hướng tới mục tiêu đầy tham vọng là khử carbon trong hệ thống năng lượng vào năm 2030.