Hỗ trợ nông hộ nhỏ phát triển các mô hình mang tính khoa học
Chia sẻ tại phiên thảo luận 4 với chủ đề “Các mô hình tiêu thụ và sản xuất” của Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 Hệ thống lương thực thực phẩm bền vững ngày 25/4, ông Đào Thế Anh, Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng để phát triển hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nghiệm, bền vững cần có sự tham gia của các ban ngành liên quan, các tổ chức trong nước và quốc tế, các tổ chức phi chính phủ.
Phương pháp tiếp cận bao trùm hệ thống lương thực thực phẩm bền vững là một mục tiêu rất quan trọng. Việt Nam đã tổ chức một số cuộc tham vấn để có thể huy động sự đóng góp của các bên liên quan.
Vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Kế hoạch hành động để chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nghiệm, bền vững. Thực tế cho thấy hệ thống yêu cầu hai yếu tố chính là kiến thức và hình thức đổi mới.
Theo ông Đào Thế Anh, Việt Nam là một quốc gia xuất khẩu nông sản, đồng thời nhập khẩu rất nhiều loại nguyên liệu thô phục vụ chế biến. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn gặp những thách thức về tỉ lệ suy dinh dưỡng ở vùng cao và béo phì ở thành phố. Nền nông nghiệp thâm canh của Việt Nam gây ra một số ảnh hưởng nhất định như ô nhiễm đất, ô nhiễm nước.
Ông Đào Thế Anh cho rằng, cần hỗ trợ các nông hộ nhỏ, do đây là đối tượng gặp nhiều khó khăn, tư vấn họ về các mô hình mang tính khoa học cũng như đầu vào. Chính vì vậy, Việt Nam rất cần sự tương trợ của tất cả các tổ chức quốc tế để chia sẻ kinh nghiệm trong vấn đề này.
Trước xu hướng sản xuất nông nghiệp quy mô lớn để áp dụng cơ giới hóa, ứng dụng khoa học công nghệ, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả hơn, ông Robert Cole, Cố vấn khu vực về Đầu tư nông nghiệp có trách nhiệm, Dự án Quản trị đất đai khu vực sông Mekong đánh giá, nông trại quy mô lớn có vai trò quan trọng nhưng cũng gây ra những tác động lớn với môi trường như phát thải khí nhà kính. Trong bối cảnh đó, vai trò cũng những mô hình nông hộ quy mô nhỏ cũng không kém phần quan trọng.
“Nông hộ quy mô nhỏ cũng mong muốn những thực hành sản xuất bền vững do gắn liền với sinh kế lâu dài. Chúng ta cần dành nhiều hơn sự quan tâm đến lực lượng này, một trong những mắt xích quan trọng đầu tiên trong chuỗi cung ứng lương thực thực phẩm”, ông Robert Cole bày tỏ.
Tại phiên thảo luận, bà Rebecca Shaw, Phó Chủ tịch cấp cao Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) cho biết, các báo cáo tổng hợp gần đây cho thấy các chỉ số đa dạng sinh học đang có dấu hiệu sụt giảm. Trong khi đó, đa dạng sinh học là yếu tố tối quan trọng trong các dịch vụ hệ sinh thái như chăn nuôi, thủy sản, sản xuất gỗ, cacbon…Nghiên cứu của WWF cho thấy, hệ thống lương thực thực phẩm đã có những tác động đáng chú ý tới khí hậu và đa dạng sinh học, chịu trách nghiệm từ 27 - 30% lượng khí thải nhà kính trên thế giới và 70% lượng nước ngọt được khai thác. Ngành thực phẩm cũng là một trong những nguyên nhân chủ đạo dẫn đến nạn phá rừng, suy giảm đa dạng sinh học cũng như xu hướng gia tăng của đại dịch.“Những mảnh ghép trong hệ thống sản xuất và tiêu thụ thực phẩm cần được xâu chuỗi, lồng ghép giữa từng cộng đồng với nhau để giải quyết những vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu, suy giảm đa dạng sinh học và sức khỏe con người. Đó là một thách thức mang tính toàn cầu”, đại diện WWF chia sẻ.Để đưa ra lời giải cho những mảnh ghép của hệ thống LTTP ở cấp độ cơ sở, bà Rebecca Shaw đã giới thiệu mô hình tư duy “Năm I”, bao gồm: Information (thông tin) - Institutions (sự phối hợp của các cơ quan) - Integration (sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành và cộng đồng) - Inclusion (sự phối hợp giữa các ban ngành liên quan) - Inspiration (động cơ, truyền cảm hứng để tạo động lực thay đổi mô hình sản xuất và tiêu thụ thực phẩm)./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 hệ thống lương thực thực phẩm bền vững
15:17' - 24/04/2023
Sáng 24/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang dự và phát biểu tại Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 hệ thống lương thực thực phẩm bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
G7 tìm giải pháp đảm bảo nguồn cung lương thực ổn định
15:47' - 22/04/2023
Bộ trưởng Nông nghiệp các nước G7 đã nhóm họp tại thành phố Miyazaki, Tây Nam Nhật Bản, để tìm kiếm giải pháp nhằm đảm bảo nguồn cung cấp lương thực ổn định.
-
Phân tích - Dự báo
Khủng hoảng lạm phát kéo châu Âu vào cuộc chiến lương thực
05:30' - 06/04/2023
Theo Bloomberg, cuộc chiến của châu Âu với cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt tồi tệ nhất trong một thế hệ còn lâu mới kết thúc và lương thực là tâm điểm mới nhất.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng cấp Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Malaysia phản ánh cam kết sâu sắc hơn đối với sự phát triển chung của hai nước
13:42'
Hai nước là những người bạn lâu năm và đều là những thành viên không thể tách rời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
-
Kinh tế Việt Nam
Chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024: Minh bạch và hiệu quả
13:39'
Lễ tôn vinh “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024 được tổ chức vào tối ngày 28/11/2024 tại Quảng trường phố đi bộ Trịnh Công Sơn, Quận Tây Hồ, Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
11:01'
Sáng 25/11, Hội nghị Ban Chấp hành Trung Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Bulgaria
10:31'
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân đã đến thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ: Việc tinh gọn bộ máy cần tiến hành toàn diện và đồng bộ
08:30'
Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn Tiến sỹ Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ nông dân sản xuất nông nghiệp tốt được cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi
08:20'
Để khuyến khích nông dân mở rộng thêm diện tích sản xuất được cấp mã số vùng trồng trong năm 2025, ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục tăng cường hỗ trợ nông dân, hợp tác xã
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy – Cuộc cách mạng lớn bắt đầu từ việc cụ thể
08:14'
Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ việc tinh gọn bộ máy chính trị phải bắt đầu từ những việc rất cụ thể, rất chi tiết và rất thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo
08:06'
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 25/11, Quốc hội sẽ thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường nông sản: Xuất khẩu gạo đã vượt 8 triệu tấn
17:25' - 24/11/2024
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 15/11, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 8,05 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD.