Hỗ trợ thuận lợi nhất cho đối tượng thụ hưởng gói chính sách từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 116/NQ-CP về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Cùng với các gói hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 và Nghị quyết số 105/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19, Nghị quyết 116 tiếp tục là trợ lực giúp người lao động và người sử dụng lao động vượt qua những khó khăn do ảnh hưởng nặng nề và kéo dài của đại dịch COVID-19.
Theo Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Lê Hùng Sơn, gói hỗ trợ này thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nuớc tới đời sống của người lao động đang gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; thể hiện rõ tính nhân văn, nhân đạo của chính sách bảo hiểm thất nghiệp.
* Gần 13 triệu người lao động và 38 nghìn đơn vị sử dụng lao động được thụ hưởng TTXVN: Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 116 về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Ông có thể thông tin rõ hơn về đối tượng thụ hưởng chính sách và gói hỗ trợ này khác gì những gói hỗ trợ chúng ta đã triển khai trước đây?Phó Tổng Giám đốc Lê Hùng Sơn: Gói hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp lần này thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nuớc tới đời sống của người lao động đang gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; thể hiện rõ tính nhân văn, nhân đạo của chính sách bảo hiểm thất nghiệp, cho thấy việc đảm bảo nguyên tắc về chia sẻ rủi ro, nguyên tắc đóng - hưởng được kết hợp với nguyên tắc công bằng.
Cùng với các chính sách hỗ trợ từ các gói hỗ trợ khác của Chính phủ, sẽ giúp cho người lao động và cả người sử dụng lao động có điều kiện vượt qua khó khăn, ổn định đời sống, ổn định sản xuất và quan trọng là doanh nghiệp có cơ hội để tái tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người lao động.
Đối với người lao động, đối tượng thụ hưởng là những người đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm ngày 30/9/2021 (trừ các đơn vị thuộc cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên) và người lao động đã bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ 01/01/2020 tới hết 30/9/2021 - thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Đối với người sử dụng lao động là các doanh nghiệp đang tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. TTXVN: Dự kiến sẽ có bao nhiêu người lao động và người sử dụng lao động được thụ hưởng chính sách này? Người lao động đang tạm hoãn hợp đồng lao động có được nhận gói hỗ trợ này không, thưa ông? Phó Tổng Giám đốc Lê Hùng Sơn: Hiện có khoảng 15 triệu người đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Tuy nhiên, thể hiện tính nhân văn của chính sách, trừ đi gần 2 triệu người lao động thuộc các đối tượng không được nhận chính sách hỗ trợ như tôi đã nói ở trên, sẽ có gần 13 triệu người lao động và 38 nghìn đơn vị sử dụng lao động được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ này. Người lao động đang tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc ngừng việc trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2020 đến ngày 30/9/2021 vẫn được hưởng chính sách.Hiện số này là khoảng 2,5 triệu người đang bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
TTXVN: Với việc giảm mức đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người sử dụng lao động từ 1% xuống 0%, Bảo hiểm xã hội Việt Nam ước tính số tiền mà người sử dụng lao động được giảm sẽ là bao nhiêu và điều này tác động như thế nào đến doanh nghiệp?
Phó Tổng Giám đốc Lê Hùng Sơn: Với 38 nghìn doanh nghiệp được giảm mức đóng từ 1% xuống 0% vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp trong 12 tháng, số tiền dự kiến sẽ là trên 8.000 tỷ đồng.
Với số tiền giảm đóng này, doanh nghiệp sẽ có thêm chi phí sử dụng cho công tác phòng chống dịch tại doanh nghiệp cho người lao động, đầu tư vào sản xuất kinh doanh, góp phần tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động.
Doanh nghiệp giống như một cây xanh, khi được chăm sóc tốt sẽ tạo ra quả ngọt để cả doanh nghiệp và người lao động cùng được hưởng.
*Thủ tục đơn giản, thuận lợi TTXVN: Trong cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 mới đây, Thủ tướng yêu cầu tổ chức thực hiện thật tốt chính sách này để hỗ trợ kịp thời người lao động và người sử dụng lao động trên tinh thần “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ triển khai như thế nào, để vừa bảo đảm tiến độ đề ra, vừa thực hiện đúng, trúng đối tượng? Vấn đề giám sát và hậu kiểm có được đặt ra, thưa ông? Phó Tổng Giám đốc Lê Hùng Sơn: Với quan điểm chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ và các bộ có liên quan, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã dự kiến các quy trình thủ tục để triển khai gói hỗ trợ trên tinh thần quán triệt quan điểm “đảm bảo triển khai các bước hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp một cách đơn giản, thuận lợi, nhanh nhất và chính xác nhất”. Đối với 38 nghìn đơn vị sử dụng lao động được giảm đóng từ 1% xuống 0% vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian 12 tháng (từ 01/10/2021 đến 30/9/2022) sẽ không phát sinh thủ tục hành chính.Cơ quan Bảo hiểm xã hội căn cứ vào dữ liệu trên phần mềm Quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, hàng tháng sẽ in ra bảng đối chiếu thanh toán số phải thu nộp. Trên bảng thanh toán đó, chúng tôi sẽ loại trừ khoản đóng 1% vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp của doanh nghiệp.
Đối với 13 triệu người lao động, cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ dựa trên nền tảng dữ liệu công nghệ thông tin hiện có để xác định người hưởng gói hỗ trợ bằng mã số định danh tham gia bảo hiểm thất nghiệp và xác định thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Tất cả các thông tin này đã sẵn sàng trong hệ thống dữ liệu công nghệ thông tin của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Một chính sách hỗ trợ với diện người được hưởng lớn như vậy, nếu không có nền tảng dữ liệu công nghệ thông tin thì vừa khó đảm bảo về tiến độ, vừa khó đảm bảo về chất lượng.Tuy nhiên, với nền tảng công nghệ thông tin của Bảo hiểm xã hội Việt Nam như hiện nay thì đây là một công cụ hữu hiệu để đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng của việc chi trả các chính sách hỗ trợ này.
Về việc giám sát, tại Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị quyết số 116/NQ-CP của Chính phủ, đều quán triệt phải có sự giám sát công tác tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền, các cơ quan quản lý nhà nước, cũng như các đơn vị đại diện cho người lao động, người sử dụng lao động và đông đảo nhân dân. TTXVN: Ông có thể cho biết phương hướng chi trả cho người lao động được triển khai như thế nào? Phó Tổng Giám đốc Lê Hùng Sơn: Đối với người lao động hiện đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại doanh nghiệp, chúng tôi sẽ chi trả qua tài khoản cá nhân. Bởi hiện nay, chúng ta đang thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về việc tăng cường thanh toán không dùng tiền mặt.Đặc biệt, trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, việc chi trả chính sách hỗ trợ cho người lao động qua tài khoản vừa đảm bảo kịp thời, minh bạch đến tận tay người lao động, vừa đáp ứng chủ trương không dùng tiền mặt của Chính phủ cũng như đảm bảo tốt việc phòng, chống dịch COVID-19, tránh tiếp xúc trực tiếp.
Theo đó, người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp chỉ cần cung cấp cho doanh nghiệp số tài khoản cá nhân; còn với những thông tin liên quan đến nhân thân cá nhân như số chứng minh nhân dân/căn cước công dân và thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người lao động, cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ in sẵn ra để người lao động đối soát. Một số trường hợp đặc biệt khi người lao động không thể mở được tài khoản cá nhân, cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ chi trả qua doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đảm bảo sự kịp thời và minh bạch, Bảo hiểm xã hội Việt Nam khuyến nghị người lao động nên nhanh chóng mở tài khoản cá nhân qua hệ thống các ngân hàng để có thể nhận được nhanh nhất và chính xác nhất. Đối với người lao động bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ 01/01/2020 đến nay, những người lao động đã ngừng việc, tạm hoãn hợp đồng lao động không ở doanh nghiệp, đã về các địa phương sẽ được cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh/huyện sẵn sàng tiếp nhận đề nghị hưởng chính sách hỗ trợ của người lao động, không phụ thuộc vào địa giới hành chính.* Đảm bảo cân đối Quỹ bảo hiểm thất nghiệp trong dài hạn TTXVN: Thưa ông, hiện kết dư của Quỹ bảo hiểm thất nghiệp là hơn 90.000 tỷ đồng, vậy khi trích ra 38.000 tỷ đồng để triển khai gói hỗ trợ này, liệu có ảnh hưởng tới tính an toàn và hoạt động lâu dài của Quỹ? Phó Tổng Giám đốc Lê Hùng Sơn: Trước khi quyết định mức hỗ trợ gắn với chính sách bảo hiểm thất nghiệp, Quốc hội và Chính phủ cũng đã xem xét rất kỹ đến khả năng cân đối Quỹ trong dài hạn.Với đánh giá tác động và dự báo tình hình, Quỹ bảo hiểm thất nghiệp sẽ đảm bảo cân đối trong dài hạn và đủ để chi trả trong điều kiện diễn biến tình hình như hiện nay, đặc biệt là dưới sự chỉ đạo sát sao của Đảng và Nhà nước về công tác phòng, chống dịch.
TTXVN: Theo yêu cầu của Chính phủ, việc thực hiện hỗ trợ người lao động hoàn thành chậm nhất vào 31/12 năm nay. Mới đây Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đặt ra quyết tâm hoàn thành việc triển khai gói hỗ trợ trong 1,5 tháng, nghĩa là tới giữa tháng 11/2021. Ý kiến của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về vấn đề này? Phó Tổng Giám đốc Lê Hùng Sơn: Ngay sau khi Nghị quyết số 116 của Chính phủ được ban hành, với nền tảng công nghệ thông tin của ngành, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, cũng như Bảo hiểm xã hội các địa phương sẵn sàng về nguồn dữ liệu để xác định các đối tượng cũng như mức hưởng; về lực lượng, con người, nguồn kinh phí để phục vụ việc triển khai, chi trả các chính sách hỗ trợ.Quán triệt tinh thần Nghị quyết và với sự chỉ đạo quyết liệt, tôi cho rằng dự kiến tiến độ triển khai các chính sách hỗ trợ của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là khả thi.
Thậm chí, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ đạo sẽ cố gắng hoàn thành sớm hơn nếu như doanh nghiệp và người lao động tích cực phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội.Bởi, về phía Bảo hiểm xã hội Việt Nam, công tác triển khai đã sẵn sàng, nhưng có khó khăn nhất định là khoảng 2,5 triệu lao động đang bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp hiện nay đang tản mạn về các địa phương.
Chính vì thế, sự vào cuộc của các cơ quan truyền thông, cấp ủy, chính quyền các địa phương để tuyên truyền, phổ biến cho người lao động thuộc đối tượng hưởng hỗ trợ chủ động đến với cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, huyện là rất quan trọng. Đây là nhân tố quyết định việc có hoàn thành việc triển khai gói hỗ trợ đúng tiến độ hay không./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Hoàn thiện quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm
16:14' - 13/09/2021
Sáng 13/9, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi).
-
Kinh tế & Xã hội
Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội các tháng 9, 10 được chi trả khi nào?
18:00' - 25/08/2021
Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 9 và 10/2021 sẽ được chi trả vào cùng một kỳ tháng 9/2021, thông tin trên được Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết.
-
Kinh tế & Xã hội
Tăng mức hỗ trợ học nghề với lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp
21:49' - 01/04/2021
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 17/2021/QĐ-TTg quy định mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
-
Kinh tế & Xã hội
Trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp tháng 4,5/2020 qua Bưu điện
12:25' - 31/03/2020
Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết sẽ thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp tháng 4 và tháng 5/2020 qua hệ thống Bưu điện.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyên gia Cuba bác bỏ thông tin thiết bị Starlink gây nhiễu mạng di động
08:58'
Không có bằng chứng kỹ thuật hay tuyên bố chính thức nào cho thấy dịch vụ internet vệ tinh Starlink của SpaceX (Mỹ) gây nhiễu mạng di động tại đảo quốc này.
-
Ý kiến và Bình luận
HSBC: Doanh nghiệp Mỹ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ thuế quan `
14:13' - 24/05/2025
Theo một khảo sát của HSBC Holdings Plc, các doanh nghiệp Mỹ là những đối tượng đang lo ngại nhất về tác động của chính sách thuế quan thay đổi liên tục của Tổng thống Donald Trump.
-
Ý kiến và Bình luận
Mỹ có thể dỡ bỏ thuế quan khi USMCA được đàm phán lại
09:45' - 23/05/2025
Theo ông Rob Wildeboer, người đứng đầu công ty sản xuất phụ tùng ô tô Martinrea International Inc, Mỹ sẽ dỡ bỏ thuế quan ô tô khi Hiệp định Thương mại Mỹ-Mexico-Canada (USMCA) được đàm phán lại.
-
Ý kiến và Bình luận
Nhiều nước kêu gọi Mỹ cân nhắc việc áp thuế mới đối với chip bán dẫn
08:40' - 23/05/2025
Bộ Thương mại Mỹ đã tiếp nhận 206 đơn kiến nghị liên quan đến cuộc điều tra đối với chip bán dẫn, thiết bị sản xuất chip bán dẫn.
-
Ý kiến và Bình luận
WB: Cải cách và xanh hóa sẽ giúp Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập cao
16:53' - 22/05/2025
Theo WB, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa cải cách thể chế và thúc đẩy mô hình phát triển xanh để hiện thực hóa mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.
-
Ý kiến và Bình luận
Các Bộ trưởng thương mại BRICS tái khẳng định cam kết với chủ nghĩa đa phương
08:52' - 22/05/2025
BRICS sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác nội khối về thương mại số, phát triển bền vững, chuyển đổi xanh và hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.
-
Ý kiến và Bình luận
Cảnh báo về an toàn lao động khi thi công các công trình thủy điện
13:14' - 21/05/2025
PGS.TS Vũ Thanh Ca, Nguyên Giảng viên cao cấp, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã chia sẻ với phóng viên TTXVN xoay quanh vấn đề xây dựng thủy điện và đảm bảo an toàn trong thi công.
-
Ý kiến và Bình luận
“Bộ tứ trụ cột” để Việt Nam cất cánh: Động lực quan trọng nhất của nền kinh tế
10:59' - 21/05/2025
Trong điều kiện đặc thù của Việt Nam hai khái niệm “kinh tế tư nhân” và “định hướng xã hội chủ nghĩa” không hề đối chọi nhau, không cản trở nhau mà cùng song hành.
-
Ý kiến và Bình luận
Fed cảnh báo áp lực giá
10:09' - 21/05/2025
Ngày 20/5, các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho biết chính sách thuế quan của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo ra áp lực tăng giá và kêu gọi thận trọng trước khi điều chỉnh lãi suất.