Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
Theo Cục Phòng vệ thương mại, sản phẩm bị điều tra là một số sản phẩm vỏ viên nhộng cứng (mã HS 9602.00.1040 và 9602.00.5010). Mã vụ việc: A-552-847 và C-552-848. Nguyên đơn là Công ty TNHH Lonza Greenwood. Doanh nghiệp xuất khẩu bị cáo buộc bán phá giá và được trợ cấp nguyên đơn nêu tên 2 công ty của Việt Nam. Thời kỳ điều tra chống bán phá giá từ tháng 4/2024 -tháng 9/2024. Cùng đó, thời kỳ điều tra chống trợ cấp năm 2023. Thời kỳ điều tra thiệt hại từ tháng 1/2021 - tháng 6/2024.
Theo nguyên đơn, tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng từ Việt Nam trong năm 2023 là khoảng 26 triệu USD; Trung Quốc là 49 triệu USD, Ấn Độ là 67 triệu USD và Brazil là 4 triệu USD. Theo số liệu của Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC), lượng nhập khẩu từ Việt Nam chiếm khoảng 12% tổng lượng nhập khẩu sản phẩm bị điều tra vào Hoa Kỳ. Biên độ phá giá cáo buộc với Việt Nam: 63,53% đến 86,04%. Do Hoa Kỳ coi Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế phi thị trường, nên DOC sẽ sử dụng các giá trị thay thế của quốc gia thứ ba để tính toán biên độ phá giá cho Việt Nam. Trong vụ việc này, nguyên đơn đề nghị sử dụng Indonesia là quốc gia thay thế do cho rằng Indonesia có mức độ phát triển kinh tế tương đồng với Việt Nam và có số lượng đáng kể các nhà sản xuất vỏ viên nhộng cứng (Indonesia nằm trong danh sách các nước thay thế mới nhất do DOC ban hành cho Việt Nam). Các bên có thời hạn bình luận về nước thay thế trong vòng 30 ngày trước khi DOC ban hành kết luận sơ bộ của vụ việc. Đối với chống trợ cấp, căn cứ theo cáo buộc của Nguyên đơn, sau khi thẩm định đơn yêu cầu, DOC khởi xướng điều tra 27 chương trình trợ cấp từ Chính phủ được cho là mang lại lợi ích cho doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam, gây thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất vỏ viên nhộng cứng của Hoa Kỳ. Các chương trình trợ cấp bị cáo buộc thuộc nhóm các chương trình ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp: gồm các chương trình ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho ngành được khuyến khích;doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp, khu kinh tế; doanh nghiệp nằm trong địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, cho nhà đầu tư mới và chương trình khấu hao nhanh. Nhóm các chương trình cho vay và đảm bảo: gồm các chương trình cho vay ưu đãi, bao thanh toán, bảo lãnh xuất khẩu với lãi suất và điều khoản ưu đãi của 4 ngân hàng thương mại cổ phẩn có vốn nhà nước. Cụ thể gồm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) do các ngân hàng này chịu sự can thiệp của Chính phủ; chương trình tín dụng đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) và chương trình hỗ trợ lãi suất của Ngân hàng Nhà nước. Chương trình tài trợ gồm chương trình tài trợ xúc tiến xuất khẩu và hỗ trợ đầu tư. Nhóm các chương trình miễn thuế nhập khẩu gồm các chương trình miễn thuế nhập khẩu với hàng nhập khẩu dùng để sản xuất hàng xuất khẩu, hoàn thuế nhập khẩu với nguyên liệu thô dùng để sản xuất hàng xuất khẩu. Mặt khác, miễn thuế nhập khẩu với hàng nhập khẩu vào khu công nghiệp, miễn thuế nhập khẩu cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu nhập khẩu cho doanh nghiệp chế xuất và nằm trong khu chế xuất.Nhóm các chương trình ưu đãi về đất gồm chương trình miễn giảm tiền thuê/thuế hoặc phí thuê đất và mặt nước cho ngành được khuyến khích, doanh nghiệp trong khu công nghiệp và khu kinh tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Chương trình cung cấp tiện ích với mức giá ưu đãi trong khu công nghiệp và khu chế xuất: gồm các chương trình cung cấp tiện ích điện, nước cho doanh nghiệp trong khu công nghiệp và khu chế xuất với mức giá ưu đãi. Chương trình trợ cấp từ Chính phủ Hàn Quốc bảo đảm thực hiện hợp đồng, cho vay xúc tiến xuất khẩu, cho vay xúc tiến kinh doanh tại nước ngoài, chương trình cơ sở tín dụng luân chuyển liên ngân hàng của Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Hàn Quốc. Đây là chương trình bị cáo buộc trợ cấp xuyên quốc gia căn cứ theo quy định mới có hiệu lực từ ngày 24 tháng 4 năm 2024 của Hoa Kỳ.Đến thời điểm này, DOC chưa ban hành Bản câu hỏi về Lượng và Giá trị (Q&V) cho cả 2 vụ việc chốngbán phá giá và chống trợ cấp để thu thập thông tin, nhằm lựa chọn bị đơn bắt buộc. Các doanh nghiệp cần chủ động đăng ký tài khoản IA ACCESS tại cổng thông tin điện tử của DOC (https://access.trade.gov/login.aspx) để cập nhật thông tin về các doanh nghiệp bắt buộc phải trả lời Bản câu hỏi Q&V và nộp các văn bản, tài liệu liên quan tới Cơ quan điều tra Hoa Kỳ. Lưu ý thời hạn trả lời có thể xin gia hạn. Doanh nghiệp không nhận được bản câu hỏi Q&V nhưng có xuất khẩu mặt hàng này sang Hoa Kỳ trong thời kỳ điều tra vẫn cần trả lời để được tính thuế riêng.Theo thông lệ, DOC sẽ dựa trên phản hồi Bản câu hỏi Q&V và số liệu của Hải quan Hoa Kỳ để lựa chọn 2 bị đơn bắt buộc (thường là các nhà xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam theo số liệu của Hải quan Hoa Kỳ trong giai đoạn điều tra). Các bị đơn bắt buộc sẽ được điều tra và xác định biên độ phá giá/biên độ trợ cấp riêng.Tin liên quan
-
DN cần biết
Malaysia điều tra rà soát hành chính thuế chống bán phá giá với thép không gỉ cán nguội
19:34' - 08/11/2024
Bộ Thương mại và công nghiệp Malaysia có thông báo khởi xướng điều tra rà soát hành chính lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm thép không gỉ cán nguội có xuất xứ từ Việt Nam và Indonesia.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Hoa Kỳ kết luận sơ bộ điều tra chống bán phá giá sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
20:00' - 15/05/2025
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành kết luận sơ bộ vụ việc điều tra chống bán phá giá với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp của Pháp sẵn sàng đón nhận cơ hội đầu tư kinh doanh mới tại Việt Nam
19:59' - 15/05/2025
Pháp và các đối tác quốc tế đánh giá rất cao những tiềm năng hiện nay của Việt Nam, những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được cũng như những kế hoạch phát triển của Việt Nam trong thời gian tới.
-
DN cần biết
Canada điều tra chống bán phá giá dây đai thép nhập khẩu từ Việt Nam
19:32' - 15/05/2025
Cơ quan dịch vụ biên giới Canada (CBSA) khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với một số mặt hàng dây đai thép nhập khẩu từ các quốc gia; trong đó, có Việt Nam.
-
DN cần biết
Tạo lợi thế cho hàng Việt thích ứng luật chơi toàn cầu
18:17' - 15/05/2025
Cùng với việc Việt Nam tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA), các chính sách bảo hộ đang xuất hiện trở lại dưới nhiều hình thức mới.
-
DN cần biết
Đối thoại gỡ vướng về thuế cho doanh nghiệp
17:16' - 15/05/2025
Lãnh đạo Chi cục Thuế khu vực XIX đã phân công cán bộ có thẩm quyền căn cứ pháp lý trả lời rõ ràng đúng và đầy đủ các nội dung giải đáp, tháo gỡ cho doanh nghiệp.
-
DN cần biết
VietOffice 2025 quy tụ 100 doanh nghiệp giới thiệu giải pháp văn phòng thông minh
14:42' - 15/05/2025
VietOffice 2025 sẽ diễn ra từ 21 - 23/5 tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hà Nội với mục tiêu kết nối doanh nghiệp, giới thiệu những giải pháp tân tiến trong ngành.
-
DN cần biết
Gần 900 doanh nghiệp tham gia Triển lãm quốc tế Vietbuild Đà Nẵng 2025
13:24' - 14/05/2025
Sáng 14/5, tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm thành phố Đà Nẵng đã khai mạc Triển lãm quốc tế Vietbuild Đà Nẵng 2025, do Bộ Xây dựng phối hợp với UBND thành phố Đà nẵng chỉ đạo tổ chức.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế Điện tử và Thiết bị thông minh Việt Nam 2025
10:19' - 14/05/2025
Triển lãm Quốc tế Điện tử và Thiết bị thông minh Việt Nam 2025 (IEAE) sẽ được tổ chức từ 29- 31/ 5 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC) – 799 Nguyễn Văn Linh, quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp dệt may tiết kiệm điện, tối ưu hóa sản xuất
11:12' - 13/05/2025
Giá điện tăng sẽ đẩy khó khăn thêm cho doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần tính toán thắt chặt các khoản đầu tư vào chi phí để làm sao đảm bảo cạnh tranh với các doanh nghiệp trong khu vực.