Hoàn tất các khâu chuẩn bị xuất khẩu trái vải tươi đầu tiên sang Nhật Bản
Vụ vải năm 2020 đang tới gần và năm nay, quả vải tươi đã được thị trường Nhật Bản chấp nhận, đang chờ đón những quả vải đầu tiên. Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chia sẻ với phóng viên TTXVN về những công việc chuẩn bị cho những quả vải đầu tiên sang thị trường này, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn còn diễn ra tại cả hai nước.
Phóng viên: Vụ thu hoạch vải năm nay đang tới gần, xin ông cho biết, công việc chuẩn bị, hỗ trợ địa phương, doanh nghiệp cho xuất khẩu vải vào thị trường Nhật Bản đã và đang diễn ra như thế nào? Ông Hoàng Trung: Ngay sau khi Nhật Bản đồng ý và cung cấp cho Việt Nam các yêu cầu về kiểm dịch thực vật để có thể xuất khẩu quả vải sang thị trường này, đặc biệt là dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Bảo vệ thực vật đã làm việc và cùng các địa phương xây dựng mã số vùng trồng để đáp ứng yêu cầu của họ. Cục Bảo vệ thực vật đã cử cán bộ chuyên môn phối hợp với các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như các Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật kiểm tra, đánh giá từng khu vực để cấp mã số vùng trồng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang Nhật Bản. Theo yêu cầu kiểm dịch từ phía Nhật Bản, các lô hàng vải tươi xuất khẩu sang thị trường này đều phải được đóng gói và xử lý xông hơi khử trùng bằng methyl bromide. Cục Bảo vệ thực vật ngay lập tức phối hợp với các đơn vị khử trùng, doanh nghiệp, đặc biệt là chính quyền địa phương tiến hành xây dựng các cơ sơ xử lý. Hiện chúng ta hầu như hoàn tất các cơ sở xử lý này tại Hà Nội, Bắc Giang và Hải Dương. Thời gian tới, Cục Bảo vệ thực vật sẽ mời các chuyên gia Nhật Bản sang kiểm tra, đánh giá lại các cơ sở xử lý này. Bên cạnh đó, Cục sẽ cùng với các chuyên gia Nhật Bản và doanh nghiệp xem xét về mẫu mã, bao bì đóng gói đối với quả vải xuất khẩu sang thị trường này. Đến nay, hầu hết công việc chuẩn bị để cho các lô hàng xuất khẩu quả vải sang Nhật Bản gần như hoàn tất. Cục Bảo vệ thực vật sẽ cùng các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục kiểm tra, rà soát đánh giá lại một lần nữa việc chuẩn bị này để đón vụ vải đầu tiên xuất khẩu sang Nhật Bản thành công. Phóng viên: Trong bối cảnh dịch COVID-19, ông có khuyến cáo gì với các địa phương và làm thế nào trong công tác làm việc với các đối tác để đến khi vào vụ, chúng ta có thể xuất khẩu thuận lợi? Ông Hoàng Trung: Trong bối cảnh dịch COVID-19, khó khăn đầu tiên là về chuyên gia. Theo dự kiến, các chuyên gia Nhật Bản đã sang Việt Nam để kiểm tra, thẩm định đối với các cơ sở xử lý. Nhưng do tình hình dịch bệnh nên các chuyên gia chưa sang được Việt Nam. Các chuyên gia cũng sẽ cùng phía Việt Nam xác định các mẫu mã, chuẩn mực, quy cách bao bì. Tuy nhiên, trong điều kiện mà các chuyên gia không thể sang được thì Việt Nam sẽ đề nghị họ ủy quyền cho cơ quan kiểm dịch thực vật Việt Nam thực hiện các việc này. Để làm việc này, chúng ta cần sự hợp tác của địa phương, doanh nghiệp và các cơ quan trực thuộc của Bộ, Cục.Tình hình dịch bệnh cũng có ảnh hưởng đến việc mà hai bên đang cần thảo luận, thống nhất và những việc cụ thể cần làm cũng đang bị chậm so với tiến độ. Nhưng chúng tôi hi vọng, đến cuối tháng 5 đầu tháng 6, vụ vải mới chính thức cho thu hoạch thì thời gian từ nay đến đó, những việc nào có thể chuẩn bị trước thì sẽ được chuẩn bị, những công việc nào phải đặt chống dịch lên trên thì sẽ được làm sau. Chúng ta hy vọng vẫn kịp tiến độ và bảo đảm các yêu cầu kiểm dịch của phía Nhật Bản thông suốt.
Phóng viên: Với địa phương, đặc biệt là những nông dân trồng vải, ông có khuyến cáo gì với họ? Ông Hoàng Trung: Cục Bảo vệ thực vật đã nhiều lần họp để cùng phối hợp với chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn để tất cả các vùng đã được cấp mã số theo quy định của Nhật Bản cũng như một số nước cần được giám sát chặt chẽ. Theo đó, địa phương phải giám sát chặt chẽ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; những nhóm thuốc, hoạt chất bảo vệ thực vật nào được sử dụng và cấm sử dụng phải theo đúng danh mục đã đăng ký với cơ quan chuyên môn. Bởi, đây là cơ sở khi gần đến thời điểm thu hoạch chúng tôi có chương trình giám sát về an toàn thực phẩm, tức là xác định toàn bộ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên quả vải để đáp ứng yêu cầu của phía Nhật Bản. Điều này đòi hỏi việc giám sát của địa phương và sự nguyện, tự giác, sự nhận thức trong chuyển đổi của người dân để làm sao tuân thủ đúng quy trình và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Thứ hai là giám sát các loại sâu bệnh trên quả vải. Muốn có quả vải tốt thì công tác bảo vệ thực vật phải tiếp tục thực hiện với sự vào cuộc của cơ quan chuyên môn và người dân để loại bỏ được các đối tượng sâu bệnh mà phía Nhật Bản quan tâm ngay trên đồng ruộng. Quả vải sẽ phải đáp ứng được yêu cầu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và sâu bệnh. Khi đó, chúng ta chỉ còn một khâu là bảo đảm tuyệt đối và diệt trừ hoàn toàn mối nghi đối tượng sâu bệnh mà phía Nhật Bản yêu cầu. Phóng viên: Xin cảm ơn ông!Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tác động của COVID-19 đối với thị trường xuất khẩu nông sản tươi thế giới
06:00' - 09/04/2020
Các biện pháp phòng chống sự lây lan dịch COVID-19 đang ảnh hưởng đến ngành sản xuất nông sản tươi toàn cầu với những tác động tới nhu cầu, nguồn lao động, hậu cần vận chuyển và thị trường tiêu thụ.
-
Kinh tế Việt Nam
Dịch COVID-19: Giải tỏa ách tắc cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản
11:21' - 25/02/2020
Bộ Công Thương đề nghị Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo các cơ quan liên quan triển khai đảm bảo chống dịch ở các cửa khẩu đường bộ, đường sắt, cảng biển theo hướng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
-
Doanh nghiệp
Chuẩn bị các điều kiện để xuất khẩu vải quả tươi sang Nhật Bản
17:13' - 13/02/2020
Nhật Bản đã chính thức mở cửa cho quả vải thiều Việt Nam xuất khẩu trực tiếp sang nước này trong niên vụ 2020 đang là tin mừng cho người trồng vải và các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản trong nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Lịch thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội
10:42'
Đại học Quốc gia Hà Nội thông báo tổ chức kỳ thi Đánh giá năng lực (HSA) học sinh trung học phổ thông năm 2025.
-
Kinh tế & Xã hội
Triều Tiên công bố kế hoạch mở rộng thủ đô Bình Nhưỡng
10:42'
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã công bố kế hoạch xây dựng nhằm mở rộng thủ đô Bình Nhưỡng về phía Đông, đồng thời cam kết cải tạo các khu vực ở ngoại ô thành phố này.
-
Kinh tế & Xã hội
Quy định mới nhất về 3 môn thi, bài thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2025
10:41'
Trước đó, ngày 30/12/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT kèm Thông tư 30/2024/TT-BGDĐT.
-
Kinh tế & Xã hội
Cập nhật môn thi thứ 3 tuyển sinh vào lớp 10 tại các địa phương
10:32'
Đến thời điểm này, môn thứ 3 trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 đầu tiên theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được nhiều địa phương công bố.
-
Kinh tế & Xã hội
Mỹ: Ít nhất 8 người thiệt mạng ở Kentucky do lũ lụt
09:05'
Ít nhất 8 người đã thiệt mạng khi lũ lụt do bão gây ra trên khắp bang Kentucky ở miền Trung Tây nước Mỹ.
-
Kinh tế & Xã hội
Trung Quốc: Hơn 400 triệu lượt hành khách đi tàu trong dịp trước và sau Tết Nguyên đán
08:54'
Ngành đường sắt Trung Quốc đã vận chuyển hơn 413 triệu lượt hành khách từ đầu đợt “Xuân vận” năm 2025 đến ngày 14/2.
-
Kinh tế & Xã hội
Vụ giẫm đạp tại Ấn Độ: Ghi nhận ít nhất 18 người thiệt mạng
08:54'
Ngày 16/2, quan chức chính phủ Ấn Độ xác nhận rằng số người thiệt mạng trong vụ giẫm đạp xảy ra một ngày trước tại ga xe lửa New Delhi đã tăng lên 18 người, bao gồm 10 phụ nữ, 4 đàn ông và 4 trẻ em.
-
Kinh tế & Xã hội
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 17/2/2025
05:00'
Bnews. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 17/2, sáng mai 18/2 các trận đấu trong nước, quốc tế đêm nay và sáng mai được cập nhật mới nhất, chính xác nhất. Lịch thi đấu ngoại hạng Anh, La Liga,Bundesliga.
-
Kinh tế & Xã hội
Ngư dân Bình Định trúng đậm ruốc biển đầu năm mới
21:08' - 16/02/2025
Trong chuyến vươn khơi đầu năm mới, nhiều tàu cá của ngư dân xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn (Bình Định) đã trúng đậm “lộc biển” với những mẻ lưới đầy ắp ruốc.