Hoàn thiện Chiến lược Sở hữu trí tuệ quốc gia để trình Chính phủ trong tháng 9 tới
Hoàn thiện Chiến lược Sở hữu trí tuệ quốc gia để trình Chính phủ trong tháng 9/2018, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2018 được ông Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết.
Cũng theo ông Đinh Hữu Phí, Cục Sở hữu trí tuệ tiếp tục thực hiện và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt thủ tục gia nhập Thỏa ước LaHay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp. Cục phối hợp với Bộ Tài chính hoàn thiện dự thảo Thông tư hướng dẫn tài chính đối với Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020; dự thảo Thông tư hướng dẫn tài chính triển khai Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ban hành Điều lệ sáng kiến.Đồng thời, Cục sẽ đẩy mạnh phối hợp với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) triển khai xây dựng Phần mềm quản trị sở hữu công nghiệp (WIPO IPAS); thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính theo Nghị quyết số 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử...
Bên cạnh đó, Cục đẩy mạnh việc xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp, giảm tỷ lệ đơn tồn, nhất là đơn tồn sâu (đơn nhãn hiệu trước năm 2016, đơn sáng chế trước năm 2015).
Hiện nay, công tác tiếp nhận và xử lý đơn tăng đáng kể so với năm 2017. Tính đến hết ngày 31/5/2018, Cục Sở hữu trí tuệ đã tiếp nhận 41.979 đơn các loại, trong đó 24.126 đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp (tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2017), gồm: 2.355 đơn sáng chế; 184 đơn giải pháp hữu ích; 1.148 đơn kiểu dáng công nghiệp; 18.811 đơn đăng ký nhãn hiệu (17.663 đơn quốc gia và 2.769 đơn quốc tế thông qua Hệ thống Madrid); 2 đơn chỉ dẫn địa lý; 5 đơn thiết kế bố trí mạch tích hợp và 17.853 đơn khác, trong đó có 74 đơn đăng ký quốc tế có nguồn gốc Việt Nam (4 đơn sáng chế, 70 đơn nhãn hiệu). Đến nay, Cục Sở hữu trí tuệ đã xử lý được 30.599 đơn các loại, trong đó có 16.094 đơn đăng ký xác lập quyền (tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2017) gồm: Chấp nhận bảo hộ cho 10.746 đối tượng sở hữu công nghiệp, trong đó chấp nhận bảo hộ 887 sáng chế; 109 giải pháp hữu ích; 822 kiểu dáng công nghiệp; 10.922 đơn nhãn hiệu (8.779 đơn quốc gia và 2.143 đơn quốc tế thông qua Hệ thống Madrid); 6 Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý và chấp nhận bảo hộ.Đáng chú ý, Cục từ chối bảo hộ 3.348 đối tượng sở hữu công nghiệp, trong đó có 626 nhãn hiệu đăng ký quốc tế có chỉ định Việt Nam và xử lý được 14.505 đơn khác, trong đó thẩm định hình thức 45 đơn đăng ký quốc tế nguồn gốc Việt Nam (gồm 4 đơn sáng chế và 41 đơn nhãn hiệu).
Cục Sở hữu trí tuệ đã chấp nhận và cấp văn bằng bảo hộ cho 11.400 đối tượng sở hữu công nghiệp (tăng 5% so với cùng kỳ năm 2017), gồm 1.201 Bằng độc quyền sáng chế, 138 Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, 1150 Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, 8.905 Giấy chứng nhận cho 6.762 nhãn hiệu quốc gia và 2.143 đăng ký quốc tế nhãn hiệu thông qua Hệ thống Madrid; 6 Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ trong các chương trình truyền hình
21:19' - 22/05/2018
Hiện nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức được sự cần thiết của việc đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ của mình ở cả trong nước và nước ngoài
-
DN cần biết
Việt Nam và Hàn Quốc hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ
16:11' - 10/05/2018
Ngày 10/5, tại Tp. Hồ Chí Minh đã diễn ra hội thảo “Nâng cao nhận thức về quyền sở hữu trí tuệ”.
-
Kinh tế Việt Nam
Còn nhiều mối lo về thực thi quyền sở hữu trí tuệ
13:56' - 18/04/2018
Tình trạng vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan vẫn còn diễn ra khá phổ biến; xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu quyền, ảnh hưởng tới hoạt động sáng tạo.
-
Doanh nghiệp
Phát triển giá trị quyền sở hữu trí tuệ đối với dệt may Việt Nam
16:30' - 23/03/2018
Dự án “Tăng cường hiệu quả thực thi và khai thác, phát triển giá trị quyền sở hữu trí tuệ đối với Tập đoàn Dệt May Việt Nam” bắt đầu khởi động và triển khai thực hiện.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước
21:31' - 19/02/2025
Nghị quyết nêu rõ: Việc phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026-2030 phải tuân thủ quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan.
-
Kinh tế Việt Nam
Ông Nguyễn Văn Được giữ chức Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
19:58' - 19/02/2025
Chiều 19/2, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị trao Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Lê Thành Long kiểm tra tiến độ Dự án Cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức
18:45' - 19/02/2025
Bộ Y tế đã nỗ lực chủ trì, phối hợp với các Bộ: Xây dựng, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính xây dựng Đề án về cơ chế, giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc của 2 dự án, trình Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Mục tiêu tăng trưởng trên 8%: Động lực từ kinh tế tư nhân
18:15' - 19/02/2025
Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, với tỷ trọng đầu tư chiếm tới 55% trong tổng mức đầu tư toàn xã hội, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng trên 8%.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Chính trị yêu cầu nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh
18:05' - 19/02/2025
Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký Kết luận số 126-KL/TW, trong đó có yêu cầu nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam là điểm đến có sức hút cao trên bản đồ du lịch thế giới
17:58' - 19/02/2025
Ngày 19/2, theo thông tin Trung tâm Thông tin, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, hiện Việt Nam đang là điểm đến có sức hút cao trên bản đồ du lịch thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Vốn đầu tư hạ tầng Cửa khẩu quốc tế La Lay chưa đáp ứng nhu cầu
17:32' - 19/02/2025
Thời gian gần đây, việc nhập khẩu than từ Lào về Việt Nam qua Cửa khẩu quốc tế La Lay, xã A Ngo, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị tăng đột biến nhưng hạ tầng lại chưa thể đáp ứng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương ký kết 2 văn kiện hợp tác với Quảng Tây (Trung Quốc)
17:11' - 19/02/2025
Việt Nam duy trì 26 năm liên tiếp là đối tác thương mại lớn nhất của Quảng Tây.
-
Kinh tế Việt Nam
“Hiến kế” để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8%
16:37' - 19/02/2025
Điều kiện để thực hiện kịch bản tăng trưởng đạt 8% trở lên, theo Chính phủ, đầu tiên là tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế, giải pháp, phân cấp, phân quyền triệt để...