Hoàn thiện chính sách hợp tác và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
Ngày 15/9, tại thành phố Thái Nguyên, UBND tỉnh Thái Nguyên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ trì tổ chức Hội nghị góp ý kiến vào dự thảo Nghị định về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp với sự tham gia của 9 tỉnh, thành phố gồm: Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Yên Bái, Hà Nội, Vĩnh Phúc và Bắc Giang. Đồng thời, g
Nghị định về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp gồm 5 chương 20 điều quy định về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp.
Nghị định ban hành sẽ kế thừa các ưu điểm và khắc phục những tồn tại của Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.
Nghị định cũng sẽ bám sát các quy định hiện hành của pháp luật để tạo khung pháp lý cho việc thực hiện hợp tác, liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Đồng thời, giải quyết vấn đề cấp bách hiện nay đối với sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và quản lý chất lượng, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ban soạn thảo Nghị định tiếp thu đầy đủ các ý kiến đóng góp của các đại biểu; đồng thời nghiên cứu, thống nhất chỉnh sửa nội dung Nghị định theo hướng: chính sách liên kết sản xuất phải theo dự án và có chính quyền xác nhận; làm rõ được lợi ích, quyền và trách nhiệm của các bên tham gia liên kết sản xuất; các bên tham gia liên kết phải làm theo quy hoạch của địa phương, trên cơ sở tự nguyện và các hợp đồng đầu tư, sản xuất, tiêu thụ phải theo dự án liên kết…
Qua 3 năm triển khai thực hiện Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg, việc liên kết theo cánh đồng lớn trong cả nước phát triển mạnh về diện tích lúa; trong đó tập trung nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và bắt đầu mở rộng ra nhiều loại cây trồng khác như: ngô, mía, rau, chè…
Các mô hình này đều cho hiệu quả rõ rệt đối với nông dân và các hợp tác xã, tổ hợp tác và doanh nghiệp tham gia liên kết.
Người nông dân được tiêu thụ sản phẩm, giá cả ổn định, ít rủi ro, tạo động lực cho các hộ nông dân tổ chức sản xuất theo mô hình trang trại, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, hạ giá thành sản phẩm và tăng thu nhập.
Doanh nghiệp chủ động về nguồn cung sản phẩm nông nghiệp, chất lượng được quản lý, giá cả ổn định, thuận lợi trong quá trình liên kết với nông dân và có sự cam kết rõ ràng về số lượng, chất lượng, thời gian cung cấp với sản phẩm… thông qua hợp đồng liên kết.
Doanh nghiệp yên tâm đầu tư hợp tác liên kết với nông dân làm ăn lâu dài.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, diện tích cánh đồng lớn chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ 3,9% so với tổng diện tích cây trồng. Số hộ nông dân, hợp tác xã tham gia liên kết xây dựng cánh đồng lớn chưa nhiều, chỉ có 0,619 triệu hộ/9,32 triệu hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản.
Đối với các hợp tác xã, chỉ có 12% thực hiện tiêu thụ nông sản cho thành viên và nông dân trên địa bàn. Tỷ lệ bao tiêu sản phẩm qua hợp đồng trong cánh đồng lớn chỉ đạt bình quân 29,2%.
Một số tỉnh chưa có diện tích cánh đồng lớn được ký hợp đồng bao tiêu trước khi sản xuất. Đặc biệt, tình trạng phá vỡ hợp đồng thường xuyên xảy ra, nhất là đối với cây lúa./.
Xem thêm:
>>>Bình Định đã hoàn tất hồ sơ đánh giá thiệt hại vụ tàn phá rừng lớn nhất từ trước đến nay
>>>Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trao đổi văn bản bằng điện tử chiếm 75%
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Vướng trong khó khăn, doanh nghiệp xây dựng chưa tìm ra cách gỡ
14:38'
Hầu hết doanh nghiệp xây dựng chỉ đạt 20-40% kế hoạch cả năm mà nguyên nhân chủ yếu là phải đối mặt với quá nhiều khó khăn mà chưa tìm ra giải pháp khắc phục.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Phát triển Tây Nguyên nhanh, bền vững
14:25'
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, mục tiêu phát triển Tây Nguyên phải phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, giàu bản sắc văn hóa dân tộc...
-
Kinh tế Việt Nam
Sớm hoàn thành dự án đường vành đai 2, đoạn cầu Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở
14:24'
Thành phố Hà Nội đã tập trung chỉ đạo đẩy nhanh thi công các công trình trọng điểm, đóng vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế Thủ đô.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiểm soát xe quá khổ, quá tải tại Lào Cai gặp nhiều khó khăn
14:09'
Do lực lượng mỏng, nhiều phương tiện tìm mọi cách để “né” trạm cân và các trạm kiểm soát của cơ quan chức năng nên việc kiểm soát xe quá khổ, quá tải tại Lào Cai gặp nhiều khó khăn.
-
Kinh tế Việt Nam
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương: Quảng Nam cần phát huy hơn nữa tiềm năng về kinh tế biển
14:08'
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đề nghị tỉnh Quảng Nam phát huy hơn nữa tiềm năng kinh tế biển để Quảng Nam trở thành một tỉnh mạnh về biển và giàu, đẹp từ biển.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuẩn bị các điều kiện triển khai dự án vành đai 3 Tp. Hồ Chí Minh
13:31'
Sở Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải về tình hình triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 3 Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo thế và lực cho năm 2023
12:53'
Với tinh thần quyết tâm vượt khó, với nỗ lực chung của toàn xã hội, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, chúng ta tin tưởng và kỳ vọng kinh tế nước ta sẽ hoàn thành các mục tiêu năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh đề xuất xây dựng cảng trung chuyển container quốc tế tại Cần Giờ
12:29'
Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi vừa ký văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về đầu tư Cảng trung chuyển quốc tế tại huyện Cần Giờ.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Thủ đô tăng trưởng 7,79%
12:28'
Nhờ áp dụng các giải pháp tích cực, đồng bộ, đi đôi với sự vào cuộc quyết tâm của các cấp chính quyền, nên kinh tế Thủ đô vẫn tăng trưởng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2022.