Hoàn thiện hành lang pháp lý, thúc đẩy cung - cầu khoa học và công nghệ
Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ quốc gia đến năm 2030 ban hành tại Quyết định số 1158/QĐ-TTg ngày 13/7/2021 của Chính phủ, được kỳ vọng sẽ thúc đẩy thị trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam phát triển cả về “chất” và “lượng” trong thời gian tới.
Đi sâu phân tích, làm rõ vấn đề này, phóng viên TTXVN thực hiện chùm 3 bài viết, đề cập việc hoàn thiện hành lang pháp lý, thúc đẩy nguồn cung - cầu; lồng ghép Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ quốc gia vào các chương trình, đề án của từng bộ, ngành, địa phương; đẩy mạnh kết nối phát triển thị trường, tăng cường năng lực tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ...
Bài 1 - Hoàn thiện hành lang pháp lý, thúc đẩy cung - cầu khoa học và công nghệ Thực hiện Chương trình Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đến năm 2020, thị trường khoa học và công nghệ Việt Nam đã từng bước hoàn thiện, phát triển theo xu hướng hội nhập quốc tế. Hiện cả nước có hơn 800 tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ; các tổ chức kiểu mới cũng phát triển mạnh mẽ với 69 cơ sở ươm tạo; các tổ chức thúc đẩy kinh doanh, trong đó khu vực tư nhân đã mang đến "làn sóng" mới cho cộng đồng khởi nghiệp công nghệ ở Việt Nam... Việc triển khai các nhiệm vụ thuộc Chương trình đã thu hút và huy động được sự quan tâm, tham gia rộng rãi của các tổ chức, cá nhân, các bộ, ngành, địa phương trong cả nước. Đồng thời, thông qua thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình, sự gắn kết giữa các viện-trường-doanh nghiệp đã phát huy tác dụng, tạo được mối liên kết, góp phần thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ. Hoàn thiện hành lang pháp lý Ông Phạm Đức Nghiệm, Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết: Giai đoạn 2000-2010 là giai đoạn đầu của việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế của đất nước.Đây là giai đoạn nền móng cho việc hình thành các thể chế về thị trường khoa học và công nghệ. Giai đoạn này, thị trường khoa học và công nghệ Việt Nam mới hình thành và phát triển ở mức rất sơ khai. Lượng giao dịch trên thị trường khoa học và công nghệ không đáng kể và đơn điệu, chủ yếu diễn ra giữa đối tác nước ngoài và Việt Nam.
Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 890/QĐ-TTg thành lập Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Tiếp đó, một loạt các chính sách, chương trình phục vụ phát triển thị trường khoa học và công nghệ đã được ban hành, trong đó có Chương trình Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đến năm 2020 được ban hành theo Quyết định số 2075/QĐ-TTg ngày 8/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
Giai đoạn 2011-2020, Việt Nam đã ban hành 14 văn kiện (Nghị quyết, Quyết định của Đảng, Chính phủ), 4 Luật, 6 Nghị định và 12 thông tư quy định về cơ chế, biện pháp ứng dụng, đổi mới công nghệ, phát triển nguồn cung-cầu công nghệ, giao quyền sở hữu kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, hỗ trợ và phát triển tổ chức trung gian; chính sách khuyến khích, hỗ trợ các ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo; công nhận quyền tài sản, quyền sở hữu đối với các kết quả nghiên cứu khoa học; sử dụng quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp để đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo; ưu đãi, miễn giảm thuế cho khởi nghiệp sáng tạo… nhằm thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ. Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng nhấn mạnh: Có thể nói hành lang pháp lý liên quan đến phát triển thị trường khoa học và công nghệ đến nay tương đối đầy đủ. Đặc biệt, ngày 13/7/2021, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ký Quyết định số 1158/QĐ-TTg ban hành “Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ quốc gia đến năm 2030”, được kỳ vọng sẽ thúc đẩy thị trường khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Thứ trưởng Trần Văn Tùng cho biết: Hiện nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đang cùng với các bộ, ngành, đơn vị liên quan rà soát, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về thị trường khoa học và công nghệ, thúc đẩy các giao dịch hàng hóa khoa học và công nghệ; xây dựng cơ chế, chính sách tạo động lực cạnh tranh để thúc đẩy doanh nghiệp tham gia thị trường khoa học và công nghệ; cơ chế liên thông thị trường khoa học và công nghệ với các thị trường hàng hóa, dịch vụ, tài chính và lao động.Bộ đẩy mạnh hợp tác viện nghiên cứu, trường đại học - doanh nghiệp; chính sách thương mại hóa, đưa nhanh kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ vào sản xuất, kinh doanh; nghiên cứu và đề xuất cơ chế, chính sách thu hút và sử dụng có hiệu quả chuyên gia khoa học và công nghệ là người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia hoạt động đổi mới sáng tạo và phát triển thị trường khoa học và công nghệ Việt Nam...
* Nâng cao chất lượng, thúc đẩy nguồn cung - cầu Ông Phạm Đức Nghiệm, Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ cho rằng: Giai đoạn 2011-2020 là giai đoạn thị trường khoa học và công nghệ đã định hình và vận hành đúng quy luật.Hiện cả nước đã có hơn 800 tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ như: Sàn giao dịch công nghệ, trung tâm xúc tiến chuyển giao công nghệ, trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, tổ chức cung cấp dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp; tổ chức thẩm định, giám định công nghệ; cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Các tổ chức kiểu mới cũng phát triển mạnh mẽ, với 69 cơ sở ươm tạo (Business Incubator - BI). Các tổ chức thúc đẩy kinh doanh (Business Accelerator - BA), đặc biệt trong khu vực tư nhân, mang đến làn sóng mới cho cộng đồng khởi nghiệp công nghệ ở Việt Nam. Hiện đã có 28 chương trình thúc đẩy kinh doanh được triển khai, tăng thêm 3 chương trình so với năm 2020 và gấp gần 6 lần số lượng năm 2016.
Nhiều kết quả nghiên cứu từ khu vực viện nghiên cứu, trường đại học chuyển giao cho doanh nghiệp với doanh thu lên tới hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng. Đặc biệt, Chương trình Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đến năm 2020 được thực hiện, góp phần quan trọng để thị trường khoa học và công nghệ từng bước phát triển, hoàn thiện theo xu hướng hội nhập quốc tế.
Để đạt mục tiêu đề ra, Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ quốc gia đến năm 2030 tập trung thúc đẩy nguồn cầu của thị trường khoa học và công nghệ thông qua việc điều tra, thống kê, đánh giá nhu cầu công nghệ, năng lực giải mã, hấp thụ, làm chủ công nghệ của doanh nghiệp; xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn cầu công nghệ và xuất bản báo cáo phân tích nhu cầu công nghệ của một số ngành hàng xuất khẩu chủ lực.Chương trình thúc đẩy hợp tác doanh nghiệp - viện nghiên cứu, trường đại học theo hướng đặt hàng công nghệ hoặc hình thành dự án nghiên cứu, ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ; hỗ trợ tổ chức, cá nhân đánh giá, định giá, thẩm định giá công nghệ; tìm kiếm, lựa chọn và tiếp nhận, thử nghiệm công nghệ; khai thác, phát triển tài sản trí tuệ...
Cùng với thúc đẩy nguồn cầu, việc phát triển nguồn cung thị trường khoa học và công nghệ cũng đã được quan tâm thúc đẩy, thông qua cơ cấu lại các chương trình, nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia theo hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm, gắn với chuỗi giá trị sản phẩm, tạo giá trị gia tăng, nâng cao chất lượng và số lượng nguồn cung hàng hóa khoa học và công nghệ trên thị trường.Chương trình tập trung thúc đẩy các hoạt động chuyển giao công nghệ; nhập khẩu, giải mã các công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, ưu tiên công nghệ từ các nước phát triển, có tiềm năng tác động lớn và lan tỏa, trước hết là đối với một số lĩnh vực công nghiệp, ngành hàng xuất khẩu chủ lực; hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ; đẩy mạnh hình thành và phát triển một số tổ chức trung gian có vai trò đầu mối, cung cấp các dịch vụ công có tính hệ thống về thị trường khoa học và công nghệ...
Bên cạnh đó, các hoạt động xúc tiến thị trường khoa học và công nghệ; công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; phát triển hạ tầng quốc gia của thị trường khoa học và công nghệ cũng được tăng cường./.
>>Bài 2 - Lồng ghép Chương trình quốc gia với kế hoạch, đề án của từng bộ, ngành, địa phươngTin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Sẽ ra mắt sàn thương mại điện tử giúp thanh niên khởi nghiệp cùng nông sản Việt Nam
16:30' - 23/09/2021
Sáng 23/9, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) phối hợp tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2021- 2023 theo hình thức trực tuyến.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh nghiệm phát triển của các công ty khởi nghiệp Đông Nam Á
05:30' - 14/09/2021
Chiến lược thu hút các quỹ đầu tư lớn ở ngoại quốc, sau đó từng bước thâm nhập vào thị trường địa phương tại đó đang được ngày càng nhiều các công ty non trẻ tận dụng.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Đột phá trong công nghệ biến CO₂ thành đường ăn
20:10' - 14/07/2025
Phát triển công nghệ sản xuất đường “không cần cây trồng” được coi là hướng đi chiến lược.
-
Công nghệ
Quản lý sử dụng tài nguyên đất đai bền vững trong kỷ nguyên số
07:30' - 14/07/2025
Việc quản lý và sử dụng đất đai một cách hiệu quả, minh bạch, bền vững là yếu tố then chốt để đảm bảo an ninh lương thực, cân bằng sinh thái, giảm thiểu tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu.
-
Công nghệ
SpaceX chi 2 tỷ USD đầu tư vào xAI của tỷ phú Elon Musk
16:43' - 13/07/2025
Khoản đầu tư này nằm trong kế hoạch huy động vốn cổ phần trị giá 5 tỷ USD của xAI, do ngân hàng Morgan Stanley công bố hồi tháng 6/2025.
-
Công nghệ
Chàng trai dân tộc Nùng tiên phong thực hiện số hóa, kiến tạo tương lai
13:30' - 13/07/2025
Hiện nay, với nhu cầu phát triển của công nghệ và yêu cầu ngày càng khắt khe về truy xuất nguồn gốc hàng hóa từ thị trường châu Âu, bản đồ số trở thành công cụ đắc lực.
-
Công nghệ
Hải Phòng: Số hóa để quảng bá giá trị di tích lịch sử đến du khách
07:30' - 13/07/2025
Cuối tháng 6/2025, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Phòng đã ra mắt Tour đêm “Dấu thiêng Hàng Kênh”. Tour được tổ chức vào thứ Tư, thứ Bảy, Chủ nhật hằng tuần.
-
Công nghệ
Hợp tác để đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số bằng trí tuệ nhân tạo
13:30' - 12/07/2025
Ngày 8/7, Thường trực Thành ủy Cần Thơ và các sở, ngành chức năng đã có buổi làm việc với Quỹ đầu tư GenAI Fund nhằm đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số bằng trí tuệ nhân tạo.
-
Công nghệ
Cần Thơ đồng hành cùng chủ trương số hóa y tế quốc gia
07:30' - 12/07/2025
Hồ sơ bệnh án điện tử là một trong những nội dung trọng tâm trong lộ trình chuyển đổi số ngành Y tế giai đoạn 2023 - 2025, tầm nhìn đến 2030.
-
Công nghệ
Tuổi trẻ hỗ trợ đồng bào vùng sâu tiếp cận chính quyền số
13:30' - 11/07/2025
Tại Trung tâm Phục vụ hành chính công xã Lạc Dương, các tình nguyện viên luôn có mặt từ sớm để hỗ trợ người dân đến làm thủ tục.
-
Công nghệ
Apple lên kế hoạch tung loạt sản phẩm mới vào đầu năm 2026
10:33' - 11/07/2025
Theo hãng tin Bloomberg, Apple dự kiến tung ra nhiều sản phẩm mới trong nửa đầu năm 2026, trong đó đáng chú ý có mẫu iPhone giá rẻ iPhone 17e, loạt iPad mới và các dòng máy Mac nâng cấp.