Hoàn thiện khung chính sách cho phát triển kinh tế số
Chiều 3/5, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) và Hiệp hội Điện toán Đám mây châu Á (ACCA) đã phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề “Dòng chảy dữ liệu xuyên biên giới: Rà soát quy định pháp luật ở 5 nước châu Á và lựa chọn chính sách cho Việt Nam” với mục đích là tìm hiểu sự cần thiết của việc tiếp cận, chia sẻ dữ liệu và cơ sở pháp lý về quản lý dữ liệu để hoàn thiện khung chinh sách cho phát triển kinh tế số.
Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận về triển vọng của kinh tế Việt Nam trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0), việc xây dựng nền tảng kỹ thuật số cho thương mại điện tử, dịch vụ điện tử, cơ sở hạ tầng an ninh mạng.Các đại biểu đã cùng nhau đưa ra các ý kiến thảo luận chuyên sâu về cơ hội cũng như thách thức của Việt Nam trong việc tối ưu hóa tiềm năng kinh tế thông qua việc xây dựng hiệu quả hệ thống quản lý đối với các công cụ số mới đang hiện diện trong kinh doanh.
Trong khuôn khổ hội thảo, bà Lim May Ann- Giám đốc điều hành ACCA đã công bố báo cáo “Dòng chảy dữ liệu xuyên biên giới: Rà soát các quy định pháp luật liên quan và cơ hội ngành nghề chính ở 5 nền kinh tế châu Á: Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Phillippines và Việt Nam”.Báo cáo đã cung cấp những thông tin tổng quan về hiện trạng pháp lý liên quan đến quản lý dữ liệu tại 5 nền kinh tế và tác động của các chính sách này đối với sự phát triển kinh tế nói chung và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng. Báo cáo cũng chỉ rõ, mặc dù có một số điểm tương đồng, song 5 quốc gia được đề cập cũng đang có những cách tiếp cận riêng biệt về kinh tế số.
Cụ thể, Philippines không có một “chính sách kinh tê số” rõ ràng, trong khi đó, Ấn Độ đã trở thành một “Ấn Độ số” và Nhật Bản đang hướng tới mục tiêu trở thành “Quốc gia tiên tiến nhất thế giới về công nghệ thông tin”. Với Việt Nam, ACCA cho rằng, Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển kinh tế số, song khung pháp lý của Việt Nam về các luồng dữ liệu xuyên biên giới là “chưa mở” so với các quốc gia được khảo sát trong khuôn khổ báo cáo.Kết quả phân loại này được dựa trên 3 yếu tố, bao gồm: Thứ nhất, các yêu cầu cấp phép, yêu cầu hợp tác và tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện các “biện pháp kỹ thuật” khi cần, các biện pháp này có thể được hiểu là cho phép chính quyền truy cập các thông tin được mã hóa theo Luật An toàn thông tin mạng; Thứ hai, các yêu cầu phải có máy chủ ở trong nước để hỗ trợ yêu cầu kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước theo Nghị định 72/2013/NĐ- CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng và các yêu cầu kiểm soát nội dung trong Thông tư số 38/2016/TT- BTTTT hướng dẫn thực hiện Nghị định 72/2013/NĐ- CP; Thứ ba, các chính sách liên quan đến thuế xuyên biên giới có xu hướng trở nên nghiêm ngặt hơn, được thể hiện trong các diễn biến gần đây liên quan đến việc quản lý các công ty kết nối dịch vụ đặt xe và các cơ sỏe đặt khách sạn trực tuyến.
Ông Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông, cho rằng 20 năm qua, viễn thông, internet của Việt Nam đã phát triển tương đương với các quốc gia trong khu vực và thế giới về dịch vụ.Giá cả dịch vụ internet của Việt Nam cũng được đánh giá phù hợp so với các quốc gia trong khu vực. Hiện, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có lượng người sử dụng internet cao, với trên 50% dân số. Điều đó tác động rất lớn đến kinh tế số tại Việt Nam.
Tuy vậy, đại diện ACCA cho rằng, các yêu cầu về mặt quản lý có thể tạo ra những thách thức đối với các nhà cung cấp dịch vụ dữ liệu xuyên biên giới, khiến họ phải cân nhắc việc tham gia vào thị trường Việt Nam.Hơn nữa, có thể ảnh hưởng đến các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng các công cụ và dịch vụ được cung cấp bởi các công ty cung cấp dịch vụ dữ liệu xuyên biên giới và dịch vụ điện toán đám mây quốc tế vốn đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng sự phát triển của doanh nghiệp số tại Việt Nam.
Bà Lim May Ann cho rằng, Chính phủ Việt Nam cần có một cách tiếp cận thận trọng để đảm bảo rằng việc xây dựng một môi trường an toàn mạng không vô tình hạn chế và kìm hãm tiềm băng phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung. Liên quan đến vấn đề này, ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại cho rằng: Quản lý phải đi sau, phục vụ cho kinh tế số phát triển, chứ không phải đưa ra những chính sách “cản trở” sự phát triển của nó. Đặc biệt, để kinh tế số phát triển, đóng góp nhiều hơn vào tăng trưởng, nhà nước cần chuyển từ cơ quan quản lý rủi ro sang một cơ quan thúc đẩy sự phát triển…/.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Truyền thông Mỹ đánh giá tác động của CPTPP đến nền kinh tế số 1 thế giới
10:00' - 09/03/2018
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vừa ký kết, truyền thông Mỹ đã có nhiều bài viết đánh giá những tác động của sự kiện này đối với nền kinh tế số 1 thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế số một thế giới và “sức hút” của CPTPP
13:03' - 08/03/2018
Tổng thống Trump tuyên bố Washington có thể quay trở lại hiệp định này nếu có một thỏa thuận tốt hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Định hướng chiến lược phát triển kinh tế số trong ASEAN
14:27' - 05/03/2018
Singapore - nước Chủ tịch ASEAN năm 2018 - đang hướng tới xây dựng khả năng phục hồi của ASEAN, khai thác cơ hội từ những công nghệ để đổi mới và làm cho khu vực trở nên cạnh tranh hơn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Mưa to, lũ lớn gây nhiều thiệt hại tại vùng núi phía Tây Nghệ An
18:59'
Một số gia đình phải di chuyển ra khỏi vị trí nguy hiểm đề phòng sạt lở, sụt trượt đất đá để đảm bảo an toàn.
-
Kinh tế Việt Nam
Nửa đầu năm 2025, Việt Nam đón gần 10,7 triệu lượt khách quốc tế
14:34'
Tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong nửa đầu năm 2025 đã tăng 20,7% so với cùng kỳ năm trước, vượt 25,7% so với cùng kỳ năm 2019 (thời điểm trước dịch COVID-19).
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Brazil mở ra kỷ nguyên mới trong hợp tác nông nghiệp
10:48'
Thủ tướng tin tưởng kết quả chuyến thăm lần này sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho hợp tác nông nghiệp giữa hai nước, đưa nông nghiệp thành lĩnh vực đột phá của hợp tác song phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Truyền thông Brazil đưa tin đậm nét hoạt động của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Rio de Janeiro
10:45'
Theo Planalto, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Lula da Silva đều khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường hội nhập và bổ trợ giữa hai nền kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo nền tảng chiến lược để phát triển “siêu đô thị” Thành phố Hồ Chí Minh
10:44'
Việc tái cấu trúc đơn vị hành chính cấp tỉnh đang mở ra cơ hội lịch sử để kiến tạo một Thành phố Hồ Chí Minh với diện mạo không gian và địa giới mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam – Brazil
09:59'
Thủ tướng đánh giá quan hệ song phương Việt Nam - Brazil, sau nhiều năm thiết lập, đã không ngừng phát triển và hiện đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất từ trước đến nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
09:36'
Hàng loạt chuyển động kinh tế đáng chú ý đã diễn ra trong tuần đầu tháng 7/2025 như Hòa Phát tiếp nhận tàu hàng lớn nhất, Vietnam Airlines mở đường bay thẳng Hà Nội – Milan...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva
08:56'
Thủ tướng đánh giá cao vai trò ngày càng cao của Brazil trong thúc đẩy các chương trình nghị sự toàn cầu, tin tưởng Brazil sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò trong các cơ chế đa phương quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp “kiệt sức” vì hàng giả: Cần trận tuyến đồng lòng
20:20' - 05/07/2025
Cuộc chiến chống hàng giả ngày càng khốc liệt, khiến nhiều doanh nghiệp Việt kiệt sức vì vừa sản xuất kinh doanh, vừa tự bảo vệ thương hiệu trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của gian thương.