Hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường
Ngày 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2017 và triển khai kế hoạch công tác năm 2018 của ngành Tài nguyên và Môi trường đã diễn ra tại Hà Nội. Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng dự và phát biểu chỉ đạo.
* Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ghi nhận trong thành tích chung của cả nước trong năm 2017, có sự đóng góp quan trọng của ngành Tài nguyên Môi trường, Bộ Tài nguyên Môi trường. Ngành đã làm tốt công tác tham mưu, giúp Chính phủ chỉ đạo thực hiện việc tổng kết, đánh giá, sửa đổi một số chủ trương, chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường, đặc biệt là hai lĩnh vực đất đai và bảo vệ môi trường.Công tác quy hoạch, điều tra cơ bản, đánh giá tiềm năng, trữ lượng tài nguyên được đẩy mạnh; chất lượng công tác dự báo khí tượng thủy văn ngày càng được cải thiện. Bộ đã tham mưu trình Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP, đề ra tổng thể các nhiệm vụ, giải pháp có tính chiến lược, lâu dài đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long để có thể phát triển bền vững trong bối cảnh thích ứng với biến đổi khí hậu.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, ngành Tài nguyên và Môi trường vẫn còn những mặt tồn tại, hạn chế cần tập trung khắc phục: Công tác quản lý đất đai còn nhiều bất cập, là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khiếu nại, khiếu kiện phức tạp.Tình trạng khai thác khoáng sản, cát sỏi trái phép xảy ra ở một số nơi. Tình hình ô nhiễm môi trường ở một số khu, cụm công nghiệp, ở đô thị và cả nông thôn có nơi còn rất nghiêm trọng. Việc lồng các chương trình, đề án ứng phó biến đổi khí hậu với các chương trình, đề án của các lĩnh vực khác còn thiếu hiệu quả. Việc xây dựng các cơ sở dữ liệu của ngành còn chậm.
Tình trạng cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước xảy ra ở nhiều nơi. Tài nguyên biển chưa được khai thác sử dụng hiệu quả và đóng góp tương xứng cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ở một số địa phương, năng lực thực thi chính sách, pháp luật còn hạn chế, buông lỏng quản lý để xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật nhất là trong quản lý đất đai, khoáng sản, môi trường...
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nêu rõ: Năm 2018 là năm có ý nghĩa quan trọng đối với việc hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thời kỳ 2016 - 2020 theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII đề ra. Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã yêu cầu phải thực hiện 3 nhiệm vụ đột phá chiến lược, cùng với đó phải tái cấu trúc lại nền kinh tế gắn với lựa chọn mô hình tăng trưởng hợp lý nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đặc biệt là các nguồn lực tài nguyên, đất đai, gắn với bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Trên cơ sở đó, ngành Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần thực cần tập trung cải thiện chất lượng môi trường, điều kiện sống của người dân; thực hiện xã hội hóa công tác bảo vệ và xử lý môi trường; kiểm soát chặt chẽ các nguồn gây ô nhiễm; khắc phục có hiệu quả ô nhiễm môi trường do chiến tranh để lại.Ngành quy hoạch, xây dựng các công trình xử lý rác thải tập trung theo vùng, cụm xã, hạn chế, tiến tới ngăn chặn căn bản tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, lưu vực sông, khu, cụm công nghiệp, khu đô thị và khu dân cư tập trung ở nông thôn.
Ngành Tài nguyên và Môi trường tập trung xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng; kiểm soát chất lượng không khí ở khu vực đô thị có mật độ dân cư cao; thực hiện quy chuẩn, tiêu chuẩn phát thải và công nghệ theo lộ trình phù hợp.Ngành tăng cường bảo vệ, phát triển rừng bền vững, nhất là rừng phòng hộ ven biển, rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản. Khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo và các nguyên liệu, vật liệu mới, thân thiện với môi trường.
Ngành Tài nguyên môi trường tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường để phù hợp với thực tiễn và yêu cầu phát triển. Ngành rà soát lại tất cả các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực tài nguyên và môi trường để điều chỉnh, bổ sung, xây dựng mới cho phù hợp với thực tiễn phát triển, đặc biệt là các Quy hoạch quản lý, khai thác tài nguyên (đất, nước, khoáng sản, biển).. Từ các quy hoạch đó, ngành xây dựng kế hoạch thực hiện, trong đó chỉ rõ nguồn lực và thứ tự ưu tiên triển khai thực hiện, tránh tình trạng quy hoạch treo (như quy hoạch khai thác Titan, một số loại khoáng sản khác). Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng lưu ý cần tạo đột phá trong quản lý, sử dụng tài nguyên đất. Ngành tiếp tục tập trung nghiên cứu, đề xuất cơ chế khuyến khích việc tập trung, tích tụ ruộng đất để sản xuất, kinh doanh tập trung quy mô lớn, nông nghiệp công nghệ cao.Ngành tập trung nguồn lực để hiện đại hóa hồ sơ địa chính; xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, hệ thống thông tin đất đai, từng bước hiện đại hóa dịch vụ công về đất đai theo hướng Chính phủ điện tử. Ngành tập trung chỉ đạo để hoàn thành việc đo đạc, lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cho thuê đất đối với đất có nguồn gốc của các nông, lâm trường quốc doanh.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh: An ninh nguồn nước đang là vấn đề hết sức cấp bách đối với Việt Nam. Nước ta đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất do gia tăng về ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là khan hiếm nguồn nước dưới tác động của biến đổi khí hậu.Ngành cần đẩy mạnh hơn nữa công tác điều tra, đánh giá đầy đủ tài nguyên nước, nâng cao ý thức của cộng đồng trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Ngành thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; tiếp tục rà soát, sửa đổi các quy chế vận hành hồ chứa và liên hồ chứa. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ động tham mưu, đề xuất với Chính phủ để đàm phán thiết lập cơ chế chia sẻ nguồn nước liên quốc gia.
Ngành tăng cường quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng, bảo vệ môi trường. Đặc biệt, ngành cần tổng điều tra, rà soát, phân loại, kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm nhất là các nguồn thải ra sông, ra biển; cải tạo, phục hồi các khu vực ô nhiễm; chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học.Ngành hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường; tăng cường kiểm soát, ngăn ngừa các dự án, cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao; triển khai mạnh các nhiệm vụ bảo vệ môi trường lưu vực sông, bảo vệ môi trường các khu kinh tế, khu công nghiệp, làng nghề. Cần tiếp tục nâng cao chất lượng công tác đánh giá tác động môi trường, đánh giá môi trường chiến lược; công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường; tăng cường đầu tư cho các hoạt động bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả nguồn chi ngân sách sự nghiệp bảo vệ môi trường.
Phó Thủ tướng nêu rõ diễn biến các đợt thiên tai, bão lũ vừa qua cho thấy, dưới tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai diễn biến ngày càng phức tạp. Ngành cần chỉ đạo tốt việc triển khai thực hiện đồng bộ và hiệu quả Chiến lược phát triển ngành khí tượng thủy văn đến năm 2020, Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Ngành chú trọng huy động nguồn lực quốc tế, nguồn lực xã hội triển khai có hiệu quả Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh 2016 - 2020, đặc biệt xây dựng lộ trình hành động cụ thể đối với Kế hoạch triển khai thỏa thuận Paris về khí hậu tại Việt Nam, làm cơ sở để triển khai thực hiện các hoạt động.Nhất là triển khai hiệu quả Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu và nghiên cứu các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và các vùng chịu ảnh hưởng mạnh của biến đổi khí hậu.
* Tạo bước “đột phá” trong năm 2018 Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho rằng, nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2018, toàn ngành trước hết phải tiếp tục hoàn thiện, tạo bước “đột phá” về thể chế, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Bộ trưởng nêu rõ phải tìm lời giải cho ba câu hỏi lớn cũng là ba yêu cầu mà Đảng, Nhà nước, nhân dân đặt ra cho ngành hiện nay là tại sao hiệu quả sử dụng đất của chúng ta vẫn ở mức thấp so với các nước trong khu vực? Làm thế nào để giải quyết có hiệu quả tình trạng lãng phí đất đai, phát huy được nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội?Giải pháp nào để giải quyết tình trạng khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai? Quá trình sơ kết đánh giá tình hình triển khai Nghị quyết số 19 của Ban Chấp hành Trung ương và đánh giá tình hình thi hành Luật Đất đai đã chỉ rõ nguyên nhân từ những bất cập, những điểm nghẽn về chính sách và cả quá trình thực thi.
Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, ngành cần đề xuất những cơ chế đột phá trong sửa đổi Luật nhằm huy động nguồn lực xã hội trong giải quyết vấn đề môi trường; thu hút đầu tư, phát triển ngành công nghiệp môi trường để chất thải thành tài nguyên được tái chế, tái sử dụng một cách hợp lý, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với hoàn thiện thể chế, ngành cần tập trung quản lý cải thiện chất lượng môi trường, xử lý ô nhiễm, nhất là tại các làng nghề, nông thôn, khu, cụm công nghiệp, đô thị, lưu vực sông, hồ, ven biển… Một yêu cầu rất lớn đặt ra cho ngành đó là bảo vệ, sử dụng hiệu quả, đảm bảo an ninh nguồn nước; phát huy tốt tài nguyên khoáng sản, tài nguyên biển cho phát triển. Ngành tập trung hoàn thành việc điều tra, quy hoạch tài nguyên nước; điều phối, giám sát, giải quyết các vấn đề liên vùng, liên ngành, liên địa phương trong quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước trên lưu vực.Ngành hoàn thành tổng kết đề xuất ban hành Chiến lược biển mới phù hợp với yêu cầu phát triển giai đoạn mới; triển khai hoàn thiện Quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển Việt Nam; lập quy hoạch khu vực nhận chìm vật, chất ở biển…
Do đó, ngành Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường nhanh chóng kiện toàn, tinh gọn tổ chức bộ máy. Xây dựng Đề án tăng cường năng lực đội ngũ công chức, viên chức ngành đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá, giám sát và chỉ đạo thực hiện, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong năm 2018. Thực hiện tốt công tác phối hợp theo ngành dọc, giữa các Ban, Ngành, Mặt trận Tổ quốc các cấp…/.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
10 sự kiện nổi bật ngành Tài nguyên và Môi trường năm 2017
10:10' - 04/01/2018
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà ký ban hành Quyết định số 3459/QĐ-BTNMT công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Tài nguyên và Môi trường năm 2017.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện liên thông 11 thủ tục hành chính từ 14/12
20:56' - 14/12/2017
Quy trình liên thông của Bộ Tài nguyên và Môi trường là quy trình tự nguyện, tổ chức, cá nhân có thể lựa chọn thực hiện (hoặc không thực hiện).
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Tài nguyên Môi trường thông tin về quản lý chất thải rắn của Formosa Hà Tĩnh
12:16' - 29/07/2017
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có thông báo chính thức về quản lý chất thải rắn của Formosa Hà Tĩnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Sở Tài nguyên Môi trường HN nói gì về việc cấp hơn 2.000 “sổ đỏ” tại dự án Kim Văn Kim Lũ?
20:39' - 21/07/2017
Về việc cấp hơn 2.000 “sổ đỏ” tại dự án Kim Văn – Kim Lũ (Hà Nội), Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội phản ảnh là không làm thay đổi việc xử lý hành vi vi phạm của chủ đầu tư.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36' - 22/11/2024
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45' - 22/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04' - 22/11/2024
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.