Hoạt động của các nhà máy ở châu Á bị chững lại khi COVID-19 bùng phát mạnh
Theo tờ Wall Street Journal, hoạt động của các nhà máy trên khắp châu Á đã chững lại vào tháng 8/2021, với sự gia tăng các ca nhiễm COVID-19 khiến cho chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn và thêm những quan ngại về sự chững lại trong quá trình phục hồi kinh tế của khu vực.
Các chỉ số đánh giá hoạt động sản xuất giảm mạnh tại các nền kinh tế lớn của châu Á, phần lớn bởi các biện pháp phong tỏa để ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2, tình trạng tắc nghẽn của các cảng vận chuyển và chi phí đầu vào cao hơn khiến sản xuất gặp khó khăn. Có những dấu hiệu cho thấy nhu cầu toàn cầu đối với một số mặt hàng của châu Á đang chững lại do người tiêu dùng ở phương Tây hạn chế chi tiêu.
Tại Malaysia, hầu hết các nhà sản xuất đã được yêu cầu giảm công suất trừ khi họ đã tiêm phòng cho ít nhất 80% công nhân nhà máy. Trung Quốc đã tạm thời đóng cửa bến chính ở cảng Ninh Ba-Chu Sơn đông đúc thứ ba thế giới vào tháng trước; hiện nay bến này đã mở cửa trở lại.
Tại Trung Quốc, Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) của Caixin - chỉ số đo lường hoạt động của các nhà máy tư nhân - đã giảm lần đầu tiên trong tháng 8/2021 kể từ khi nền kinh tế nước này bắt đầu quá trình phục hồi vào tháng 4/2020. Chỉ số này đã giảm xuống còn 49,2 điểm so với mức 50,3 điểm trong tháng Bảy (ngưỡng 50 phân định giữa suy giảm và tăng trưởng).
Theo dữ liệu mới nhất của hãng IHS Markit, hoạt động của các nhà máy tại bảy quốc gia Đông Nam Á cũng giảm trong tháng Tám.
Chỉ số PMI của bảy nước này đã giảm tháng thứ ba liên tiếp, xuống còn 44,5 điểm.
Trong khi hoạt động sản xuất của Hàn Quốc tiếp tục mở rộng trong tháng Tám, thì chỉ số phụ về sản lượng lần đầu tiên giảm xuống dưới 50 (điểm) trong vòng một năm qua, do tình trạng thiếu nguyên liệu và thời gian giao hàng của nhà cung cấp kéo dài.
Diễn biến dịch bệnh ở các nước châu Á có thể báo hiệu những vấn đề mà nhà nhập khẩu các mặt hàng từ châu Á phải đối mặt, nhất là những nước có nhu cầu cao đối với đồ chơi hay chất bán dẫn. Khi ngày càng có nhiều nhà máy đang gặp khó khăn để duy trì hoạt động đầy đủ, người mua càng khó tìm được nguồn sản phẩm họ cần và điều này có thể gia tăng áp lực lạm phát trên toàn thế giới.
Ông Alex Holmes, chuyên gia kinh tế về các thị trường mới nổi tại Capital Economics ở Singapore, cho biết: “Sự gián đoạn do dịch bệnh đã góp phần làm tăng sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, từ tình trạng thiếu chất bán dẫn đến chi phí vận chuyển tăng cao”.
Ông Holmes lưu ý rằng nhiều quốc gia ở Đông Nam Á là nhà cung cấp hàng hóa trung gian như các linh kiện dùng để sản xuất điện tử tiêu dùng và ô tô. Ông nhấn mạnh rằng tất cả những điều này có nghĩa là những nút thắt trong chuỗi cung ứng toàn cầu khó có thể sớm cải thiện được.
Một số vấn đề sản xuất có thể sẽ được cải thiện khi tỷ lệ tiêm chủng tăng lên. Trung Quốc dường như đã ngăn chặn một đợt bùng phát ngắn của dịch COVID-19 vào đầu mùa Hè vừa qua.
Malaysia, một nhân tố trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn toàn cầu, cho biết vào đầu tháng Tám rằng nước này sẽ nới lỏng các hạn chế đi lại đối với những người được tiêm chủng đầy đủ ở một số khu vực đã có khoảng một nửa dân số được tiêm chủng đầy đủ. Các nhà chức trách ở Indonesia cũng cho biết, họ sẽ nới lỏng một số hạn chế vì các ca lây nhiễm tiếp tục giảm.
Tuy nhiên, so với các nền kinh tế giàu có hơn ở phương Tây, nhiều quốc gia châu Á khác, ngoại trừ Trung Quốc, vẫn thiếu nguồn lực và tầm ảnh hưởng để vượt lên dẫn trước trong việc tiêm chủng do tình trạng thiếu vaccine ở một số nơi vẫn tiếp diễn.
Một số nhà kinh tế lo ngại rằng nếu các quốc gia châu Á giảm bớt biện pháp hạn chế, nhưng chưa thể tăng tốc độ tiêm chủng nhanh hơn, thì các nước đó có thể đối mặt với rủi ro số ca nhiễm mới gia tăng và tình trạng thiếu lao động, do người dân bị cách ly ở nhà hoặc từ chối làm việc.
Những dữ liệu mới nhất cho thấy nhu cầu toàn cầu đối với một số hàng hóa đang bắt đầu giảm khi người tiêu dùng ở phương Tây hạn chế chi tiêu mua sắm, vì quan ngại về sự lây lan của biến thể Delta.
Mặc dù nhu cầu giảm liên tục có thể giúp các nhà máy châu Á đáp ứng dễ dàng hơn, giảm bớt một số vấn đề trong chuỗi cung ứng, nhưng điều này cũng có thể ảnh hưởng đến sự phục hồi của khu vực, vốn được hỗ trợ bởi nhu cầu xuất khẩu cao hơn dự kiến./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
SMIC đầu tư 8,87 tỷ USD xây nhà máy chip mới ở Thượng Hải
21:28' - 03/09/2021
Tập đoàn sản xuất chất bán dẫn quốc tế SMIC của Trung Quốc sẽ đầu tư 8,87 tỷ USD xây dựng một nhà máy chip ở Thượng Hải để mở rộng công suất trong bối cảnh tình trạng thiếu hụt chip toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều nhà máy giảm công suất hoặc dừng hoạt động để phòng chống dịch
14:25' - 01/09/2021
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 đã khiến đa số ngành sản xuất có chỉ số sản xuất công nghiệp trong 8 tháng năm 2021 của Tp.Hồ Chí Minh giảm mạnh hơn so với cùng kỳ.
-
Kinh tế Thế giới
Giải pháp thúc đẩy chuỗi cung ứng toàn cầu
05:30' - 04/08/2021
Tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng giải thích lý do tại sao EU dành một phần trong quỹ phục hồi trị giá 750 tỷ euro (884 tỷ USD) để tăng cường năng lực thiết kế và sản xuất chất bán dẫn của châu Âu
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
"Bão" thuế quan có thể đổ bộ vào thị trường pin Mặt Trời Đông Nam Á
15:52'
Chính phủ Mỹ ngày 21/4 thông báo ý định áp mức thuế lên tới 3.521% đối với mặt hàng tấm pin năng lượng Mặt Trời nhập khẩu từ Đông Nam Á.
-
Kinh tế Thế giới
Nguy cơ suy thoái kinh tế Mỹ lên tới 90%
14:27'
Việc áp thuế nhập khẩu của Chính phủ Mỹ đang khiến nguy cơ suy thoái đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng cao – và nguyên nhân chủ yếu đến từ tác động nghiêm trọng đối với các doanh nghiệp nhỏ.
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng thương mại khiến vị thế của các “đại gia” ngân hàng Mỹ lung lay
14:25'
Mỹ có thể nhập khẩu nhiều hàng hóa sản xuất hơn là xuất khẩu, nhưng lại đang dẫn đầu rõ rệt trong một lĩnh vực đặc biệt: dịch vụ tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ áp thuế 12% để hạn chế thép nhập khẩu
13:57'
Thuế áp dụng với hàng nhập khẩu có giá dưới mức giá sàn CIF từ 675 USD/tấn đến 964 USD/tấn, nhằm ngăn chặn việc thép giá rẻ tràn vào thị trường nội địa Ấn Độ.
-
Kinh tế Thế giới
Những dự báo mới nhất về kinh tế Nga năm 2025
13:18'
Bộ Phát triển Kinh tế đã gây bất ngờ khi vẫn giữ nguyên dự báo đưa ra vào tháng 9/2024 về tăng trưởng GDP năm 2025 ở mức 2,5%, song hạ dự báo tăng trưởng năm 2026 từ 2,6% xuống 2,4%.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống D. Trump gặp lãnh đạo các tập đoàn bán lẻ hàng đầu
10:59'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 21/4 đã có cuộc gặp với lãnh đạo các tập đoàn bán lẻ hàng đầu, gồm Walmart, Home Depot, Lowe’s và Target.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản củng cố đội ngũ tham vấn đàm phán thuế quan với Mỹ
09:50'
Ngày 21/4, Nhật Bản đã bổ sung 10 thành viên vào Ban thư ký của đơn vị chịu trách nhiệm tham vấn về đàm phán thuế quan với Mỹ, trước thời điểm diễn ra vòng đàm phán tiếp theo vào cuối tháng này.
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề thuế quan chi phối Hội nghị mùa Xuân của IMF/WB
08:02'
Thuế quan là một trong những vấn đề chi phối Hội nghị mùa Xuân 2025 của IMF/WB diễn ra từ ngày 21-26/4 tại Washington, Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Quan chức Fed cảnh báo về kinh tế Mỹ
17:26' - 21/04/2025
Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) chi nhánh Chicago cho biết các doanh nghiệp Mỹ đang tích trữ hàng hóa để ứng phó với chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump.