Hoạt động của Kiểm toán Nhà nước góp phần quan trọng làm minh bạch nền tài chính quốc gia
Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm, hướng tới 30 năm thành lập Kiểm toán Nhà nước (11/7/1997 - 11/7/2024).
* Khẳng định vị thế là cơ quan kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sảnTại hội thảo, Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, qua 30 năm hình thành và phát triển đã đánh dấu một chặng đường phát triển vượt bậc của Kiểm toán Nhà nước. Từ một cơ quan chưa có tổ chức tiền thân và tiền lệ về hoạt động, được thành lập để giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện chức năng kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của tài liệu và số liệu kế toán, báo cáo quyết toán, đến nay Kiểm toán Nhà nước đã được hiến định trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khẳng định vị thế là cơ quan kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Kiểm toán Nhà nước đã chú trọng kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước giúp Quốc hội có nguồn thông tin, dữ liệu đáng tin cậy để phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước; tham gia ý kiến một cách có trách nhiệm và thiết thực giúp Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương hằng năm. Kết quả kiểm toán hàng năm của Kiểm toán Nhà nước còn giúp cho cho hoạt động giám sát của Quốc hội hiệu quả hơn. Tổng hợp kết quả kiểm toán từ khi thành lập đến nay, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ gần 2.200 văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý không đúng hoặc không phù hợp quy định của Nhà nước và thực tiễn, kịp thời khắc phục "lỗ hổng" về cơ chế, chính sách, tránh thất thoát, lãng phí, siết chặt kỷ cương, kỷ luật tài chính, góp phần làm lành mạnh nền tài chính quốc gia, trong đó đề xuất nhiều ý kiến có giá trị để hoàn thiện một số văn bản quy phạm pháp luật quan trọng như Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đất đai, Luật Quản lý thuế, Luật Đầu tư công, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Bảo hiểm xã hội...; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo, tổ chức kiểm điểm trách nhiệm đối với các tập thể, cá nhân có sai phạm theo quy định của pháp luật. Cũng tại hội thảo, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh, trong suốt 30 năm hình thành và phát triển, Kiểm toán Nhà nước luôn vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Tập thể lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước, công chức, viên chức và người lao động của Kiểm toán Nhà nước đã nỗ lực phấn đấu không ngừng, tạo nên những bước tiến vững chắc, toàn diện với nhiều thành tựu đáng tự hào. Xuyên suốt 30 năm qua, mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ phát triển, Kiểm toán Nhà nước luôn chủ động bám sát chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng, Nhà nước để thực hiện hiệu quả công việc được giao. Hoạt động kiểm toán từng bước đổi mới về nội dung, phương pháp; chất lượng không ngừng nâng lên. Kiểm toán Nhà nước ngày càng khẳng định là công cụ quan trọng, hữu hiệu của Đảng và Nhà nước trong kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước đã giúp các cơ quan, đơn vị, địa phương nhìn nhận, đánh giá đúng thực trạng việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công, phát huy ưu điểm, khắc phục yếu kém. "Hoạt động của Kiểm toán Nhà nước đã góp phần quan trọng làm minh bạch nền tài chính quốc gia; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của quốc gia", Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh. *Hoàn thiện địa vị pháp lý, thực hiện nhiệm vụ nhân dân giao phó Các ý kiến tại Hội thảo đều nhấn mạnh, sau 30 năm xây dựng và trưởng thành, Kiểm toán Nhà nước ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công. Nhưng để có được ngày hôm nay - trở thành một thiết chế độc lập, do Quốc hội thành lập, được Hiến định là một quá trình dài xây dựng, kiến tạo cơ sở pháp lý. Quá trình này đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đến nay, Kiểm toán Nhà nước đã có một hệ thống pháp luật cơ bản đầy đủ, đồng bộ và thống nhất. Theo đó, Kiểm toán Nhà nước được thành lập theo Nghị định số 70/CP của Chính phủ. Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 61/1995/QĐ-TTg ban hành Quy chế hoạt động của Kiểm toán Nhà nước. Theo Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Kiểm toán Nhà nước) Hoàng Phú Thọ, hai văn bản trên được coi là những căn cứ pháp lý đầu tiên có giá trị như tuyên ngôn khai sinh Kiểm toán Nhà nước, qua đó tạo bước phát triển lớn cho hệ thống các công cụ kiểm tra và kiểm soát tài chính của Nhà nước, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước và tăng cường năng lực tài chính quốc gia. Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XIII đã thông qua Hiến pháp năm 2013. Đây là dấu mốc lịch sử trong hành trình kiến tạo, xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý cho Kiểm toán Nhà nước. Lần đầu tiên, địa vị pháp lý của Kiểm toán Nhà nước và Tổng Kiểm toán Nhà nước được quy định trong Hiến pháp - đạo luật cơ bản của Nhà nước, nền tảng pháp lý quan trọng cho tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước và là một dấu mốc lịch sử trong quá trình xây dựng và phát triển của Kiểm toán Nhà nước. Nguyên Tổng Kiểm toán nhà nước Đỗ Bình Dương cho biết, sự kiện này đã nâng tầm Kiểm toán Nhà nước từ cơ quan do "Luật định" thành "Hiến định", khẳng định và nâng cao vị thế, vai trò, trách nhiệm của Kiểm toán Nhà nước trong kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công, đồng thời khẳng định vị trí của Kiểm toán Nhà nước trong bộ máy Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Việc đưa địa vị pháp lý của Kiểm toán Nhà nước vào Hiến pháp năm 2013 chính là một "mốc son chói lọi" trong hành trình 30 năm phát triển của Kiểm toán Nhà nước. Qua đó đã tạo điều kiện thuận lợi để Kiểm toán Nhà nước thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã trao đổi, đề xuất những định hướng, giải pháp mang tính chiến lược nhằm phát triển Kiểm toán Nhà nước để khẳng định vai trò, vị thế của Kiểm toán Nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công; góp phần phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí; phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý và sử dụng tài chính, tài sản công.- Từ khóa :
- Kiểm toán Nhà nước
- kiểm toán
- hoạt động kiểm toán
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động kiểm toán
21:39' - 02/07/2024
Chánh Thanh tra Kiểm toán Nhà nước Lưu Trường Kháng cho biết, nhiều năm qua, Kiểm toán Nhà nước đã có những động thái để tăng cường phòng, chống tham nhũng trong nội bộ ngành.
-
Kinh tế Việt Nam
Giảm thiểu yếu tố ngoại trừ trong hoạt động kiểm toán
15:32' - 05/06/2024
Bên lề kỳ họp, các đại biểu Quốc hội dành nhiều đánh giá tích cực đối với những nội dung trả lời chất vấn của Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Tổng Kiểm toán Nhà nước: “Thuộc bài, đúng vai thì không sợ sai”
12:34' - 05/06/2024
Kiểm toán Nhà nước luôn cố gắng tròn chức năng đánh giá xác nhận kết luận kiến nghị theo quy định của pháp luật theo tinh thần "thuộc bài, đúng vai thì không bao giờ sai".
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
“Hàng rào” bảo vệ và kiểm soát chất lượng vật liệu xây dựng
20:24' - 21/11/2024
Bộ Xây dựng khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm vật liệu xây dựng sản xuất trong nước, đồng thời tăng cường giám sát để chống gian lận thương mại và kiểm soát chất lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia
20:19' - 21/11/2024
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, chiều 21/11, tại Trụ sở Nghị viện Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia Dato’ Awang Bemee Awang Ali Basah.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia
19:43' - 21/11/2024
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị Hàn Quốc hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam
18:49' - 21/11/2024
Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục đầu tư, mở rộng đầu tư vào Việt Nam, hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao, nhất là trong các lĩnh vực bán dẫn, AI...
-
Kinh tế Việt Nam
Dồn sức sản xuất 1 triệu ha lúa chất lượng cao, giảm phát thải
18:14' - 21/11/2024
Đại diện chính quyền Cần Thơ mong muốn Đại sứ Hoa Kỳ và các Tổng lãnh sự, các tổ chức quốc tế trong thời gian tới ủng hộ Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tiếp lãnh đạo Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc
18:07' - 21/11/2024
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình hoan nghênh và đánh giá cao IBK đã tài trợ cho Diễn đàn hợp tác đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp để thực thi chủ quyền đối với vùng biển của Việt Nam
17:43' - 21/11/2024
Việt Nam tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển trong việc ban hành nội luật và các quy định liên quan đến biển, phù hợp với UNCLOS 1982.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông tin về việc Hoa Kỳ bàn giao 5 máy bay huấn luyện cho Việt Nam
17:40' - 21/11/2024
Ngày 20/11 vừa qua, Việt Nam đã tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện T-6C thế hệ mới do Hoa Kỳ sản xuất.
-
Kinh tế Việt Nam
Cải thiện tình trạng khó tiếp cận thông tin thu, chi ngân sách tại các địa phương
17:25' - 21/11/2024
Việc tuân thủ quy định về công khai ngân sách huyện còn nhiều hạn chế, chưa tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia đóng góp ý kiến vào các tiến trình ngân sách