Hoạt động vận tải container thế giới “vững tay lái” qua đại dịch COVID-19
Theo các chuyên gia, hoạt động vận tải hàng hóa đường biển bằng container đã phát triển mạnh trong đại dịch COVID-19, chủ yếu nhờ nhu cầu lớn đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc và tình trạng thiếu tàu chở hàng.
Chỉ số container toàn cầu của Freightos Baltic (FBX) chuyên theo dõi chi phí vận chuyển bằng container cho biết giá cước cho tuyến Trung Quốc - châu Âu đã tăng gần gấp 4 lần kể từ đầu tháng 11/2020 đến nay, đứng ở mức 7.827 USD vào thứ Sáu tuần này (5/2).
Chỉ số FBX cho các container từ Trung Quốc đi đến bờ biển phía Tây nước Mỹ cũng tăng gần gấp ba kể từ cuối tháng 5/2020 lên 4.286 USD vào cùng ngày nêu trên.
Nhà kinh tế Andreas Rees của ngân hàng UniCredit Bank cho biết việc giá cước tăng phi mã nêu trên do nhu cầu rộng khắp đối với các sản phẩm của Trung Quốc, đặc biệt là thiết bị y tế trong bối cảnh đại dịch toàn cầu.
Ngoài ra, đại dịch cũng khiến người tiêu dùng phân bổ lại nhu cầu của họ. Thay vì đến nhà hàng và đi du lịch, người tiêu dùng chuyển sang mua những hàng hóa lâu bền hơn như thiết bị điện tử, đồ nội thất... Và đa phần những hàng hóa này được sản xuất ở Trung Quốc.
Nhà phân tích Jonathan Roach của công ty tư vấn hàng hải Braemar lưu ý phí cước vận chuyển bằng container đang tăng vọt trên khắp châu Á cho các tuyến không chỉ tới nước Anh mà hầu hết các điểm đến ngoài châu lục này và Trung Quốc.
Theo ước tính gần đây của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển, đại dịch cũng khiến thương mại hàng hải thế giới sụt giảm 4,1% vào năm ngoái. Tuy nhiên, tình trạng “nút thắt cổ chai” vẫn xuất hiện trong toàn ngành do các yêu cầu kiểm dịch và vệ sinh nghiêm ngặt tại các cảng, trung tâm hậu cần và kho lưu trữ trên toàn thế giới.
Theo chuyên gia Roach, thời gian quay vòng từ khi dỡ hàng khỏi tàu và quay trở lại cảng xuất phát đã tăng lên đáng kể. Điều đó càng hạn chế lượng tàu có sẵn. Ông nhận định sự mất cân bằng giữa cung và cầu này sẽ tiếp tục khi các hạn chế đi lại và kiểm dịch nghiêm ngặt vẫn được áp dụng.
Một điều mà giới chuyên gia đang lo ngại là chi phí vận chuyển tăng có thể đẩy giá tiêu dùng lên cao hơn, từ đó các ngân hàng trung ương trên toàn cầu lo ngại do họ luôn theo dõi sát sao những áp lực lạm phát.
Chuyên gia Rees lưu ý rằng hiện chưa rõ liệu các công ty có thể chuyển mức giá vận tải cao hơn sang cho người tiêu dùng, nếu có thì ở mức độ nào. Điều này vẫn cần phải theo dõi thêm.
Liên quan tới triển vọng của ngành, chuyên gia Roach vẫn lạc quan do hoạt động tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 đang đạt tiến triển trên toàn cầu. Ông hy vọng chi tiêu của người tiêu dùng sẽ bình thường hóa khi vaccine được triển khai rộng hơn, qua đó ổn định lại nhu cầu vận chuyển hàng hóa. Chuyên gia này kỳ vọng điều đó sẽ xảy ra vào giữa năm 2021./.
- Từ khóa :
- Mỹ
- trung quốc
- container
- covid-19
- fbx
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Thiếu container xuất khẩu, doanh nghiệp buộc phải từ chối đơn hàng
10:57' - 18/01/2021
Hàng loạt mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đang phải đối diện với khó khăn trong xuất khẩu trước tình trạng thiếu container rỗng.
-
Hàng hoá
Thiếu container vận chuyển do nhu cầu hàng hóa Trung Quốc tăng cao
16:45' - 10/01/2021
Hậu quả của tình trạng thiếu container chở hàng đang được cảm nhận trên khắp châu Á.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tái khẳng định chính sách ngoại giao châu Á
21:25' - 25/05/2022
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã kết thúc chuyến công du Đông Bắc Á kéo dài 5 ngày (20-24/5) đưa ông đến hai quốc gia đồng minh chủ chốt của Washington trong khu vực gồm Hàn Quốc và Nhật Bản
-
Kinh tế Thế giới
Giới chức Hàn-Nhật-Mỹ thảo luận về vụ phóng mới của Triều Tiên
21:22' - 25/05/2022
Ngoại trưởng và quan chức cấp cao các nước Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản ngày 25/5 đã có các cuộc trao đổi trong đó bày tỏ quan ngại về vụ phóng thử các tên lửa đạn đạo mà Triều Tiên mới thực hiện.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam đồng chủ trì cuộc họp Ủy ban hợp tác chung ASEAN-Hàn Quốc
21:08' - 25/05/2022
Ngày 24/5, cuộc họp lần thứ 9 Ủy ban hợp tác chung Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)-Hàn Quốc (AK JCC) đã diễn ra tại trụ sở Ban Thư ký ASEAN ở Jakarta (Indonesia).
-
Kinh tế Thế giới
EU chưa thống nhất về quan điểm đối với Nga trước thềm hội nghị thượng đỉnh
21:08' - 25/05/2022
Đại sứ của Italy đã đề nghị thay đổi nội dung dự thảo tuyên bố chung sau Hội nghị thượng đỉnh, trong đó đề nghị nhắc đến hoà đàm và coi ngừng bắn là một trong những mục tiêu hàng đầu của EU.
-
Kinh tế Thế giới
Huy động hành động công - tư thực hiện các mục tiêu về khí hậu toàn cầu
17:35' - 25/05/2022
Ngày 25/5, Hội nghị thường niên lần thứ 52 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sỹ, xoay quanh việc huy động hành động công-tư thực hiện các mục tiêu về khí hậu toàn cầu năm 2030 và 2050.
-
Kinh tế Thế giới
WEF: Nhật Bản đứng đầu danh sách điểm đến du lịch yêu thích năm 2021
15:59' - 25/05/2022
Theo báo cáo du lịch và phát triển du lịch năm 2021 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), Nhật Bản đứng đầu danh sách các điểm đến yêu thích, mặc dù đã phải ngừng đón khách quốc tế do dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tuyên bố chấm dứt miễn thanh toán nợ cho Nga
15:34' - 25/05/2022
Bộ Tài chính Mỹ cho biết, Nga sẽ không được hưởng cơ chế miễn trừ, trong đó cho phép nước này được thanh toán nợ nước ngoài bằng đồng USD sở hữu trong nước.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng GDP của Singapore năm 2022 có thể sẽ chỉ đạt 3-4%
15:04' - 25/05/2022
Bộ Công thương Singapore (MTI) cho biết tăng trưởng GDP của "Đảo quốc sư tử" trong năm 2022 có thể sẽ ở nửa đầu trong khoảng dự báo 3-5%.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản đón nhận những tín hiệu lạc quan về nền kinh tế
14:32' - 25/05/2022
Văn phòng Nội các Nhật Bản ngày 25/5 công bố báo cáo hàng tháng, trong đó khẳng định nền kinh tế nước này đang dần phục hồi sau đại dịch COVID-19.