Học giả Anh chỉ ra những lợi thế đối với Việt Nam khi thực hiện Nghị quyết 57
Trong cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN tại London về Nghị quyết 57-NQ/TW, được Bộ Chính trị ban hành tháng 12/2024, về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đăng Bằng, trường Quản lý kinh doanh Judge Business School, Đại học Cambridge, Anh, đã chỉ ra những lợi thế của Việt Nam khi thực hiện nghị quyết, trong đó có dân số trẻ, nắm bắt nhanh các công nghệ tiên tiến mới, hình ảnh Việt Nam liên tục được cải thiện nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối tốt, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu trong nhiều ngành, có điều kiện hạ tầng như sân bay, bến cảng lớn...
Theo Phó Giáo sư Nguyễn Đăng Bằng, với những lợi thế cạnh tranh này, đặc biệt là dân số trẻ, Việt Nam có tiềm năng phát triển một số ngành sản xuất thông minh (smart manufacturing) như ngành bán dẫn, cụ thể là sản xuất chip tiên tiến; ngành khoa học máy tính, trong đó có máy tính lượng tử. Bên cạnh đó, Việt Nam có lợi thế cạnh tranh so với các nước có nền tảng sản xuất lớn, song dựa trên công nghệ cũ.
Phó Giáo sư Nguyễn Đăng Bằng nhấn mạnh để nền khoa học Việt Nam bứt phá, ưu tiên hàng đầu phải là cải cách thể chế, biến thể chế thành lợi thế cạnh tranh như Nghị quyết 57 đã chỉ ra. Ông nêu rõ thể chế hiện là một trong những điểm nghẽn cản trở hoạt động nghiên cứu khoa học.
Theo đó, các thủ tục phức tạp trong việc tổ chức hội thảo khoa học quốc tế hay giải ngân dự án nghiên cứu khoa học gây lãng phí thời gian và chi phí cho các nhà khoa học - vốn cần tập trung vào nghiên cứu và phát minh thay vì giải quyết các thủ tục hành chính. Các nhà khoa học cũng cần được trao niềm tin, cơ hội và được khuyến khích để thực hiện các thử nghiệm thay vì giải trình các công trình nghiên cứu ở giai đoạn sớm.
Bên cạnh đó, chính phủ cần ban hành các chính sách cụ thể, xây dựng các kế hoạch hành động chi tiết để hiện thực hóa các mục tiêu. Trong bối cảnh nguồn lực còn hạn hẹp, thay vì đầu tư dàn trải, nhà nước cần tập trung nguồn lực phát triển 3-4 ngành khoa học chủ chốt với thời gian thực hiện cụ thể. Các ngành chủ chốt này phải có lợi thế, có nền tảng tốt và có triển vọng mang lại giá trị cao trong vòng 10-15 năm tới. Những ngành ít quan trọng hơn có thể để khu vực tư nhân hay khu vực đầu tư nước ngoài tham gia. Nhà nước cần đóng vai trò định hướng, điều tiết và tạo nền tảng chính sách thông thoáng cho các khu vực kinh tế tham gia.
Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về phát triển khoa học công nghệ, Phó Giáo sư Nguyễn Đăng Bằng, người có gần 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu ở Hong Kong (Trung Quốc), Pháp, Mỹ và Anh, chỉ ra rằng việc xây dựng hệ sinh thái trong các trường đại học là mắt xích quan trọng, đóng vai trò nền tảng trong phát triển khoa học công nghệ.
Theo ông, hệ thống đại học Việt Nam cần được đánh giá lại và thực hiện cải tổ nhanh và mạnh nhằm xây dựng các trường đại học cởi mở về học thuật, gắn kết với các trường đại học tốt nhất và với những chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, tạo mọi điều kiện để sinh viên tiếp xúc với những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất mà không có rào cản. Không chỉ hệ thống đại học, hệ thống giáo dục phổ thông cũng cần tạo môi trường khuyến khích khoa học, nghiên cứu, tạo điều kiện cho trẻ em được tiếp xúc với khoa học thông qua các hoạt động thực tiễn ở nhà trường và xã hội.
Ngoài ra, phải kể đến một yếu tố quan trọng khác trong hệ sinh thái này là các doanh nghiệp - thành tố của nền kinh tế, nơi các nghiên cứu khoa học được áp dụng và thương mại hóa, tạo nguồn thu cho hoạt động khoa học.
Theo Phó Giáo sư Nguyễn Đăng Bằng, chính phủ cần tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty đa quốc gia cũng như trong nước xây dựng các cơ sở nghiên cứu tại Việt Nam, đồng thời miễn, giảm thuế cho cho các hoạt động đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) trong những lĩnh vực nhà nước ưu tiên, thậm chí có chính sách đặc biệt như thành lập bộ phận chuyên trách kêu gọi đầu tư về nghiên cứu phát triển từ 100 công ty lớn nhất thế giới. Ông cho rằng việc các công ty lớn của nước ngoài có trụ sở nghiên cứu tại Việt Nam sẽ giúp bổ sung cho nguồn lực vẫn còn eo hẹp của nhà nước.
Đề cập tới việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để thực hiện các mục tiêu và tầm nhìn đề ra trong Nghị quyết 57, Phó Giáo sư Nguyễn Đăng Bằng cho rằng đây là quá trình đầu tư lâu dài, tốn kém và cần thực hiện ngay với kế hoạch hành động cụ thể, chi tiết. Ông nhấn mạnh Việt Nam nằm trong số ít nước trên thế giới có đội ngũ mạnh các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khoa học sống và làm việc ở nước ngoài.
Đây chính là nguồn lực chính phủ có thể tận dụng cho các hoạt động giảng dạy cũng như tư vấn cho các tổ chức nhà nước và doanh nghiệp. Các nhà khoa học Việt kiều có thể là cầu nối để Việt Nam xây dựng và phát triển quan hệ hợp tác với các tổ chức nghiên cứu hoặc các trường đại học hàng đầu thế giới, là cách thiết thực để trí thức Việt kiều đóng góp cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Phó Giáo sư Nguyễn Đăng Bằng khẳng định Nghị quyết 57 giúp định hướng toàn bộ nỗ lực quốc gia nhằm đạt được những mục tiêu về khoa học công nghệ và biến các tiến bộ khoa học công nghệ của Việt Nam thành động lực thúc đẩy phát triển đất nước trong 20 năm tới, phản ánh ý chí chính trị mạnh mẽ và tầm nhìn xa của Đảng và Nhà nước.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Đột phá theo Nghị quyết 57: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút nhân tài
14:59' - 21/03/2025
Phóng viên TTXVN tại Tokyo phỏng vấn Tham tán, Trưởng đại diện Khoa học và Công nghệ tại Nhật Bản Nguyễn Đức Minh về các giải pháp đột phá phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút nhân tài.
-
Kinh tế Thế giới
Đột phá theo Nghị quyết 57: Tính chiến lược của chủ trương đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
13:27' - 20/03/2025
Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia mang tính chiến lược rất cao, cả về thời điểm lẫn nội dung.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Biến Nghị quyết 57 thành hiện thực, với những sản phẩm cụ thể
09:37' - 18/03/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, thời gian qua, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đề án 06 và cải cách hành chính đã và đang được Chính phủ triển khai tích cực.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Mỹ - Trung khởi động đàm phán thương mại
19:27' - 10/05/2025
Ngày 10/5, Mỹ và Trung Quốc đã khởi động cuộc họp cấp cao về các vấn đề kinh tế và thương mại tại Geneva, Thụy Sĩ
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ đồng ý tăng thuế người giàu
18:31' - 10/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 9/5 (theo giờ địa phương) tuyên bố ông ủng hộ việc tăng thuế đối với nhóm người giàu có, đồng thời cảnh báo những hậu quả chính trị của việc này.
-
Kinh tế Thế giới
S&P tiếp tục đánh giá triển vọng tiêu cực đối với nền kinh tế Israel
16:21' - 10/05/2025
Hãng xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor’s (S&P) ngày 10/5 công bố giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm A/A-1 đối với Israel– mức đã bị hạ hai lần trong năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán Mỹ-Trung: Bước đầu cho đình chiến thương mại
13:50' - 10/05/2025
Ngày 10/5, Trung Quốc và Mỹ khởi động cuộc họp quan trọng đầu tiên nhằm tìm kiếm một thỏa thuận thương mại tiềm năng tại Thụy Sỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ sẽ duy trì mức thuế quan cơ bản 10% dù đạt thỏa thuận thương mại
10:10' - 10/05/2025
Ông Trump cũng cho biết thêm rằng các nước có thể được miễn trừ khi đưa ra các điều khoản thương mại quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Hoạt động giao thông đường không ở Ấn Độ và Pakistan đình trệ khi căng thẳng gia tăng
10:10' - 10/05/2025
Chính phủ Ấn Độ ngày 9/5 đã quyết định kéo dài lệnh đóng cửa 28 sân bay trên toàn quốc đến 5h29 sáng ngày 15/5, bắt đầu từ ngày 10/5.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống D.Trump để ngỏ "mức thuế hợp lý" 80% đối với Trung Quốc
07:22' - 10/05/2025
Trong một bài đăng trên mạng xã hội Truth Social, Tổng thống Trump viết: "Mức thuế 80% đối với Trung Quốc có vẻ hợp lý".
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc tăng 8,1% giữa "bão" thuế quan
18:55' - 09/05/2025
Theo số liệu từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong tháng Tư, xuất khẩu của nước này tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước, trong khi nhập khẩu giảm 0,2%.
-
Kinh tế Thế giới
Hình ảnh Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng phát xít ở Moskva
16:18' - 09/05/2025
Ngày 9/5, cuộc duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/2025) trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại diễn ra hùng tráng trên Quảng trường Đỏ ở Moskva và nhiều nơi của Nga.