Hội nghị Chính phủ với các địa phương: Đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập còn chậm
Chiều 2/7, tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân đề nghị năm 2019, Thủ tướng giao chỉ tiêu tinh giản biên chế cho các cơ quan hành chính khối công chức là 2%.
Bởi trong 4 năm chỉ giảm có 4,6% nên trong 3 năm còn lại đòi hỏi phải giảm mỗi năm 1,8% thì mới đạt mục tiêu giảm ít nhất 10% theo Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị. Đối với khối sự nghiệp, giữ nguyên tỷ lệ tinh giản 2,5% biên chế trong năm 2019.
Bộ Nội vụ sẽ trình Thủ tướng để giao biên chế cho các bộ, ngành, địa phương ngay trong ngày 20/7, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân thông tin. Để thực hiện tinh giản biên chế, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân đề nghị Thủ tướng sớm ban hành nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 108 về chính sách tinh giản biên chế mà Bộ đã lấy ý kiến theo hướng đẩy mạnh phân cấp cho địa phương để giải quyết vấn đề tinh giản biên chế. Ông đề nghị các bộ, ngành, địa phương báo cáo kịp thời để Bộ Nội vụ tham mưu với Chính phủ có giải pháp kịp thời xử lý các trường hợp bổ nhiệm, tuyển dụng, luân chuyển cán bộ không đúng quy định. “Chúng tôi nhận được báo cáo số vi phạm rất ít nhưng ngược lại, khi kiểm tra các bộ, ngành, địa phương thì số vi phạm rất nhiều”, Bộ trưởng Bộ Nội vụ lưu ý và đề nghị các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo, rà soát và xử lý thực hiện đúng Thông báo số 43 của Trung ương về xử lý các trường hợp bổ nhiệm, tuyển dụng, luân chuyển cán bộ không đúng quy định. Đến nay, Bộ mới nhận được báo cáo của 15 bộ, 34 tỉnh về vấn đề này. Về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết, cả nước có 16 huyện phải sắp xếp lại với tổng cộng 637 xã. Ông đề nghị các địa phương có kế hoạch thực hiện ngay việc này để báo cáo Chính phủ, xin ý kiến Bộ Chính trị về chủ trương chung để thực hiện. Về đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập, theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, nhìn chung các bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương chậm triển khai các nhiệm vụ được giao theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập và Quyết định 695/QĐ-TTg về kế hoạch triển khai Nghị định 16. Sau hơn 3 năm, từ tháng 2/2015 đến nay, các bộ mới trình Chính phủ ban hành 2 nghị định về cơ chế tự chủ trong lĩnh vực về khoa học công nghệ, sự nghiệp kinh tế và một số lĩnh vực khác. Hiện còn 6/8 nghị định trong các lĩnh vực về y tế, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp, thông tin truyền thông và văn hóa chưa được ban hành. Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đánh giá như vậy là "quá chậm". Cũng theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, hiện mới có lĩnh vực y tế mới ban hành khung giá dịch vụ ở cơ sở khám bệnh, các lĩnh vực khác chưa được triển khai. Nếu tiến độ thực hiện như thời gian vừa qua, khó có thể thực hiện đúng mục tiêu theo tinh thần Nghị quyết 20 của Hội nghị Trung ương 6. Từ đó rất khó tạo cơ sở để thực hiện các mục tiêu cải cách tiền lương và bảo hiểm xã hội. Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ khẩn trương xây dựng các nghị định theo yêu cầu của Nghị quyết Trung ương 6, Trung ương 7; các địa phương tập trung xây dựng, hoàn thiện đề án quản lý, sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập, tăng cường phân cấp, giao quyền tự chủ. Thôn tin về việc sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế trong ngành mình, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, Bộ Tài chính quyết định giải thể 43 phòng giao dịch tương đương với các chi cục thuộc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh từ ngày 1/6/2018 và tiếp tục sắp xếp, rà soát lại các chi cục thuế, hải quan, tổng cục dự trữ... theo khu vực để giảm đầu mối, nâng cao hiệu quả lao động. "Chúng tôi cam kết từ nay đến năm 2020 sẽ giảm 50% chi cục thuế trên tổng số 548 chi cục thuế hiện có trong toàn ngành. Trong quá trình này, đề nghị các địa phương ủng hộ, phối hợp với Bộ Tài chính triển khai thực hiện việc sắp xếp lại các cơ quan tài chính trên địa bàn, đảm bảo đúng lộ trình, đảm bảo hoạt động, không ảnh hưởng thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo tài chính, ngân sách", Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đề nghị. Nói về vấn đề này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng phải hiểu đúng Nghị quyết của Trung ương, là sắp xếp, giảm biên chế của bộ phận gián tiếp dư thừa. Theo Phó Thủ tướng, cần đặc biệt lưu ý tình trạng thừa giáo viên nhưng thiếu cục bộ ở các nơi vì giáo viên bậc phổ thông phải tùy từng ngành, từng môn và từng địa bàn. Không thể điều giáo viên từ huyện này sang huyện khác, nên chỗ thừa cần loại ra dần hoặc chuyển đổi theo thời gian, nhưng chỗ thiếu vẫn phải bổ sung, nguyên tắc là phải đủ giáo viên cho học sinh./.>>> Chuyển hai đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Thông tin và Truyền thông giảm tối thiểu 10% đơn vị sự nghiệp công lập
15:56' - 22/05/2018
Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề ra hàng loạt các chỉ tiêu phấn đấu để nhằm giảm số lượng các đơn vị sự nghiệp công lập theo từng giai đoạn...
-
Kinh tế Việt Nam
Hai đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư
21:41' - 10/05/2018
Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Nội vụ giảm đầu mối đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc
17:18' - 26/04/2018
Bộ Nội vụ là một trong những đơn vị đi đầu trong sắp xếp, đổi mới các đơn vị sự nghiệp công lập.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho dự án metro Bến Thành - Tham Lương
21:24'
Sau khi dừng sử dụng vốn ODA, dự án dự kiến chuyển sang đầu tư công từ ngân sách thành phố và bổ sung quy mô (bao gồm công trình kết nối đồng bộ tuyến metro số 1, số 2 tại ga Trung tâm Bến Thành).
-
Kinh tế Việt Nam
Mở rộng đoạn cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành theo công trình khẩn cấp
19:40'
Dự án mở rộng đường cao tốc đoạn Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành có phạm vi đầu tư mở rộng tuyến có tổng chiều dài gần 22km.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa vụ án sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm tại Công ty ZHolding vào diện Ban Chỉ đạo Trung ương theo dõi
18:47'
Chiều 7/7, tại Hà Nội, Ban Nội chính Trung ương tổ chức họp báo thông báo kết quả Phiên họp thứ 28 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy
16:52'
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu kịp thời xử lý dứt điểm các vụ án tham nhũng, lãng phí, tiêu cực còn tồn đọng trước thềm Đại hội XIV, tập trung hoàn thiện thể chế, thúc đẩy chuyển đổi số trong quản lý.
-
Kinh tế Việt Nam
Huế tăng trưởng cao nhất khu vực Bắc Trung Bộ
16:27'
Theo Chi cục Thống kê thành phố Huế, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm 2025 trên địa bàn tăng 9,39% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Khu vực dịch vụ dẫn đầu tăng trưởng tại Tuyên Quang
16:16'
Ngày 7/7, Chi cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang thông tin, tốc độ tăng trưởng GRDP (giá so sánh năm 2010) trên địa bàn tỉnh tăng 7,79% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảng giá đất mới: Cần kiểm soát để tránh gây “sốc” cho thị trường
16:02'
Khi các địa phương triển khai xây dựng bảng giá đất mới, giá đất sẽ biến động với biên độ lớn tùy từng vùng, ảnh hưởng trực tiếp đến giá nhà ở và thị trường bất động sản nói chung.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 16.000 nhân lực, thiết bị thi công sân bay Long Thành
15:55'
Ngày 7/7, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam cho biết, hiện trên công trường sân bay Long Thành các đơn vị huy động gần 16.000 nhân lực, thiết bị triển khai hàng trăm mũi thi công các hạng mục.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị AIIB hỗ trợ các dự án phát triển hạ tầng Việt Nam
14:37'
Ngày 6/7 (giờ địa phương), nhân dịp dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB) Kim Lập Quần.