Hội nghị G20: Cân bằng giữa kỳ vọng và thách thức
Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) năm 2024, diễn ra tại Rio de Janeiro, Brazil, đã khép lại, để lại dấu ấn đậm nét về những nỗ lực vượt khó khăn và tìm kiếm đồng thuận trong bối cảnh địa chính trị đầy biến động.
Được xem là sự kiện quốc tế quan trọng nhất trong nhiệm kỳ của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, Hội nghị đặt trọng tâm vào cuộc chiến chống đói nghèo và bất bình đẳng xã hội, bên cạnh các vấn đề nóng khác như cải cách quản trị toàn cầu, chuyển đổi năng lượng và đánh thuế quốc tế công bằng hơn.
* Những điểm sáng
Mặc dù bối cảnh địa chính trị phức tạp, đặc biệt là cuộc khủng hoảng tại Dải Gaza và xung đột ở Ukraine, G20 vẫn đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Tổng thống Lula da Silva đã đặt vấn đề xã hội lên hàng đầu trong chương trình nghị sự. Một thành tựu nổi bật của hội nghị là việc thành lập một liên minh toàn cầu chống đói nghèo, với sự tham gia của 82 quốc gia và tổ chức quốc tế. Liên minh này cam kết cung cấp tài chính cho cuộc chiến xóa đói giảm nghèo, hướng tới mục tiêu xóa bỏ nạn đói và hỗ trợ hơn nửa tỷ người thiếu ăn vào cuối thập kỷ này. Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ (IDB) đã cam kết cung cấp các khoản tín dụng trị giá 25 tỷ USD trong vòng 5 năm, thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống nạn đói. Đặc biệt, Pháp đã hoan nghênh việc thành lập liên minh toàn cầu về dinh dưỡng học đường, nhấn mạnh “cuộc chiến chống nạn đói bắt đầu từ trường học, từ trẻ em”. Bên cạnh cuộc chiến chống đói nghèo, G20 cũng thảo luận về các biện pháp giảm bất bình đẳng thu nhập. Trong đó, một sáng kiến quan trọng do Brazil thúc đẩy là đề xuất áp dụng thu thuế 2% đối với những người "siêu giàu". Mặc dù vấn đề này không đạt được kết quả cụ thể trong tuyên bố chung, nhưng đã đặt tiền đề để thúc đẩy việc xây dựng các chính sách thu thuế đối với những người có nhiều tài sản trên thế giới, giảm bớt tình trạng bất bình đẳng về thu nhập. Theo Tổng thống Lula da Silva, khoảng 3.000 người trên thế giới nắm giữ tới gần 15.000 tỷ USD, tương đương Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản, Đức, Ấn Độ và Anh cộng lại, và nhiều hơn rất nhiều những gì nhiều quốc gia cần để phát triển. Vấn đề biến đổi khí hậu và chuyển đổi năng lượng cũng là một trọng tâm quan trọng của hội nghị. Brazil, với vai trò chủ nhà, đã kêu gọi cải thiện cơ chế tài trợ chống biến đổi khí hậu, giúp các nước đang phát triển dễ dàng tiếp cận nguồn vốn hơn. Mặc dù hội nghị G20 năm nay chưa đưa ra những cam kết rõ ràng về các nguồn tài trợ nhằm tăng cường khả năng ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu, Brazil đã thể hiện vai trò tiên phong trong vấn đề này, khi nước này đã ghi nhận tỷ lệ phá rừng Amazon đã xuống tới mức thấp nhất trong 9 năm gần đây. Một dấu ấn quan trọng khác của Brazil trong nhiệm kỳ Chủ tịch G20 đó là nỗ lực củng cố vị thế, tiếng nói chung của các quốc gia Nam toàn cầu. Việc bốn quốc gia Indonesia, Ấn Độ, Brazil và Nam Phi luân phiên giữ chức Chủ tịch G20 trong bốn năm gần đây cho thấy sự gia tăng ảnh hưởng của nhóm nước này. *Những rào cản phía trướcTuy nhiên, hội nghị G20 cũng phải đối mặt với những thách thức không nhỏ.
Viễn cảnh ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng đã phủ bóng lên các cuộc thảo luận. Giới quan sát lo ngại rằng sự trở lại của ông Trump có thể đảo ngược những tiến bộ đạt được trong các lĩnh vực quan trọng, đặc biệt là về môi trường và tài chính cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Những bất ổn địa chính trị, đặc biệt là cuộc khủng hoảng tại Dải Gaza và xung đột Nga-Ukraine, cũng là một trở ngại lớn. G20, với vai trò là một diễn đàn kinh tế, không có thẩm quyền giải quyết các xung đột quốc tế, và chỉ có thể đưa ra những tuyên bố chung về tầm quan trọng của hòa bình. Một thách thức khác là sự thiếu hụt nguồn lực tài chính, đặc biệt là sự tham gia của khu vực tư nhân trong việc tài trợ cho các dự án phát triển. G20 đang tìm kiếm các nguồn thuế mới, chẳng hạn như thuế vận chuyển hàng hải, hàng không và giao dịch tài chính, để tài trợ cho quá trình chuyển đổi năng lượng và chống biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, việc cải cách hệ thống thuế quốc tế vẫn diễn ra chậm, và sự trở lại của ông Trump có thể làm phức tạp thêm vấn đề này. Cuối cùng, cải cách quản trị toàn cầu vẫn đang gặp nhiều bế tắc. Các nước Nam toàn cầu ngày càng đòi hỏi tiếng nói và quyền lực lớn hơn trong các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Liên hợp quốc (LHQ). Mặc dù có sự ủng hộ cho việc thay đổi, nhưng vẫn chưa có giải pháp cụ thể nào được đưa ra. Hội nghị G20 Rio de Janeiro 2024 đã phản ánh rõ nét bức tranh toàn cảnh của thế giới hiện nay: vừa có những nỗ lực hợp tác đáng khích lệ, vừa có những thách thức phức tạp đòi hỏi sự chung tay giải quyết. Nam Phi, quốc gia sẽ đảm nhiệm chức Chủ tịch G20 vào năm 2025, sẽ thúc đẩy ba ưu tiên trong nhiệm kỳ G20 năm 2025 bao gồm tăng trưởng kinh tế toàn diện, công nghiệp hóa, việc làm và bất bình đẳng; an ninh lương thực; cùng với trí tuệ nhân tạo và đổi mới để phát triển bền vững. Tương lai của G20, và của cả thế giới, phụ thuộc vào khả năng hợp tác và tìm kiếm đồng thuận của các quốc gia thành viên trong việc giải quyết những thách thức chung. Việc Ấn Độ được dự báo sẽ là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất G20 trong năm 2024, với tốc độ tăng trưởng GDP dự kiến đạt 7%, mang lại một tia hy vọng cho sự phục hồi kinh tế toàn cầu, đồng thời đặt ra kỳ vọng về vai trò lãnh đạo của nước này trong việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất G20
10:16' - 19/11/2024
Theo các báo cáo vừa được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil, Ấn Độ sẽ trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong G20, với tốc độ tăng trưởng GDP dự kiến là 7% vào năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị G20: Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 3 bảo đảm cho xóa đói nghèo toàn cầu
08:17' - 19/11/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị và có bài phát biểu quan trọng, đề xuất 3 bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa đói nghèo trên phạm vi toàn cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Cơ quan công tố đồng ý hoãn tuyên án ông D. Trump trong vụ án chi tiền mua chuộc
13:55'
Văn phòng Chưởng lý quận Manhattan nêu rõ ông Trump nhiều khả năng sẽ không bị tuyên án cho đến khi kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống 4 năm tới.
-
Kinh tế Thế giới
Khai mạc Hội nghị cấp cao Internet thế giới 2024
13:54'
Sáng 20/11, Hội nghị cấp cao Internet thế giới 2024 (WIC) đã chính thức khai mạc tại thị trấn cổ Ô Trấn, thuộc tỉnh Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Howard Lutnick được chọn làm Bộ trưởng Thương mại Mỹ
11:32'
Ông Trump cho biết đã quyết định chọn tỷ phú Howard Lutnick làm Bộ trưởng Thương mại trong nội các mới.
-
Kinh tế Thế giới
EU đóng vai trò then chốt tại COP29
10:52'
Liên minh châu Âu (EU) được xem là chìa khóa cho một thỏa thuận tại Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) ở Baku, Azerbaijan.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu gạo của Ấn Độ vượt 1 tỷ USD trong tháng 10/2024
21:57' - 19/11/2024
Xuất khẩu gạo của Ấn Độ đã vượt mốc 1 tỷ USD trong tháng 10/2024, sau khi chính phủ thực hiện một loạt biện pháp nhằm nới lỏng các quy định xuất khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cam kết tài trợ cho các quốc gia nghèo nhất thế giới
15:33' - 19/11/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa cam kết đóng góp 4 tỷ USD vào Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) của Ngân hàng Thế giới (WB), dành cho các quốc gia nghèo nhất trên thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Doanh nghiệp toàn cầu tăng tuyển dụng trong quý cuối năm
11:06' - 19/11/2024
Theo khảo sát được công bố ngày 19/11, các công ty lớn trên toàn cầu đã đẩy mạnh tuyển dụng nhân sự chuyên môn trong quý cuối năm 2024, đặc biệt là trong lĩnh vực bán lẻ, công nghệ và y tế.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất G20
10:16' - 19/11/2024
Theo các báo cáo vừa được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil, Ấn Độ sẽ trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong G20, với tốc độ tăng trưởng GDP dự kiến là 7% vào năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam tham gia phiên rà soát chính sách thương mại của Nigeria
08:15' - 19/11/2024
Phiên Rà soát Chính sách Thương mại (TPR) lần thứ 6 của Nigeria mới đây đã diễn ra tại trụ sở Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ở thành phố Geneva, Thụy Sĩ.