Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2: Học giả Ấn Độ dự báo về kết quả hội nghị
Trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần hai tại Hà Nội, Giáo sư Faisal Ahmed, chuyên gia nghiên cứu các vấn đề kinh tế - địa chính trị khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương thuộc Đại học Quản trị FORE (New Delhi), đã bày tỏ lạc quan về kết quả hội nghị, đồng thời nhận định sự kiện thu hút sự quan tâm đặc biệt của quốc tế này sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho Việt Nam.
Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại New Delhi, Giáo sư Faisal Ahmed đánh giá hội nghị lần này là sự tiến triển tất yếu từ hội nghị trước. Ông cho rằng tại Singapore năm ngoái, hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên đã nhất trí về việc phi hạt nhân hóa, nhưng sau đó mỗi bên lại tuyên bố có một số vấn đề khiến tình hình rơi vào bế tắc.
Tuy nhiên tại hội nghị lần này, mặc dù hai bên ít có khả năng đạt được đột phá lớn, song hai nhà lãnh đạo có thể sẽ đưa ra được một lộ trình để từng bước thực hiện việc phi hạt nhân hóa.
Theo Giáo sư Faisal Ahmed, về phía Triều Tiên, hiện nước này đang hướng đến một tiến trình công nghiệp hóa, tìm kiếm đầu tư của nước ngoài. Do đó, một kết quả tiềm tàng nữa của hội nghị lần hai có thể là việc hai bên nhất trí về một lộ trình phát triển kinh tế và đầu tư song phương. Lộ trình này sẽ quy định về cách thức dỡ bỏ trừng phạt, cung cấp viện trợ và đảm bảo an ninh cho Triều Tiên.
Ông Faisal Ahmed dự báo những kết quả thực chất tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần hai sẽ góp phần đáng kể vào việc làm giảm căng thẳng giữa Triều Tiên và Hàn Quốc nói riêng và trong khu vực nói chung.
Đánh giá về những tác động của hội nghị đối với Việt Nam, Giáo sư Faisal Ahmed cho rằng Việt Nam nằm ở vị trí địa lý chiến lược và đã đạt được tầm quan trọng chiến lược trong những năm qua nếu nhìn vào những diễn đàn thượng đỉnh mà Việt Nam từng đăng cai.
Thông qua việc tổ chức sự kiện quan trọng này, Việt Nam chắc chắn sẽ đạt được hai lợi ích, về vị thế quốc tế và địa kinh tế. Thế giới sẽ hiểu hơn về Việt Nam và vai trò của Việt Nam sẽ gia tăng tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Nếu nhìn vào vị trí của Việt Nam trong ASEAN và các diễn đàn đa phương, có thể thấy Việt Nam luôn nhất quán giữ vai trò trung gian, thân thiện và không tham gia xung đột với bất kì bên nào.
Năm ngoái Singapore đã đạt được rất nhiều lợi ích về kinh tế và vị thế quốc tế và điều tương tự sẽ đến với Việt Nam trong năm nay. Việc tổ chức sự kiện này sẽ thúc đẩy hình ảnh quốc tế của Việt Nam như là nhân tố chủ chốt góp phần vào việc đưa ra các giải pháp an ninh khu vực tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương./.
>>> Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ Triều lần 2: Học giả Trung Quốc dự báo về những đột phá
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác kinh tế Việt Nam và Triều Tiên đã có những bước tiến
19:11' - 26/02/2019
Các chuyên gia cho rằng, về cơ bản quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại Việt Nam - Triều Tiên là hai bên có mối quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống tốt đẹp.
-
Xe & Công nghệ
Phát hành bộ tem đặc biệt “Chào mừng Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ-Triều Tiên tại Hà Nội”
18:06' - 26/02/2019
Ngày 26/2, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Chào mừng Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên tại Hà Nội”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời phỏng vấn TTXVN trước thềm Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2
18:03' - 26/02/2019
Sự kiện Việt Nam được chọn đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ-Triều Tiên lần hai khẳng định vị thế ngày càng cao của đất nước, đồng thời thể hiện vai trò của Việt Nam với các vấn đề quốc tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Động đất làm chậm hơn nữa quá trình phục hồi kinh tế của Thái Lan
19:40' - 01/04/2025
Ngân hàng trung ương Thái Lan (BoT) đánh giá trận động đất vừa qua sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế trên 3 lĩnh vực chính là bất động sản, du lịch và tiêu dùng trong nước.
-
Kinh tế Thế giới
Động đất tại Myanmar: Số người thiệt mạng có thể vượt mốc 3.000
15:06' - 01/04/2025
CCTV dẫn lời người đứng đầu chính quyền quân sự Myanmar, Thống tướng Min Aung Hlaing cho biết, số thương vong sẽ còn tăng lên và có khả năng vượt mốc 3.000 người.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới "nín thở" chờ động thái thuế quan mới của Tổng thống Mỹ
14:38' - 01/04/2025
Theo kế hoạch, ông Trump sẽ công bố các mức "thuế quan đối ứng" cụ thể và khả năng nhắm mục tiêu vào các ngành kinh tế vào ngày 2/4 (giờ địa phương).
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ công bố báo cáo thương mại trước thềm áp thuế
13:33' - 01/04/2025
Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson Greer cho biết chưa có Tổng thống Mỹ nào trong lịch sử hiện đại nhận thức rõ về các rào cản thương mại bất lợi đối với những nhà xuất khẩu Mỹ như ông Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ đánh thuế đối ứng với tất cả các nước có thương mại "không công bằng"
12:41' - 01/04/2025
Phát ngôn viên Nhà Trắng Karoline Leavitt cho rằng một số quốc gia đã "bóc lột" Mỹ trong thời gian dài, đồng thời tái xác nhận kế hoạch công bố áp thuế đối ứng.
-
Kinh tế Thế giới
Ukraine sắp nêu đề xuất điều chỉnh dự thảo thỏa thuận khoáng sản với Mỹ
12:39' - 01/04/2025
Một quan chức cấp cao của Ukraine ngày 31/3 cho biết nước này đang soạn thảo một số điều chỉnh cho dự thảo thỏa thuận với Mỹ về quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên khoáng sản của Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Thành phố Trùng Khánh thực thi các biện pháp hỗ trợ kinh tế tư nhân
10:01' - 01/04/2025
Trùng Khánh (Trung Quốc) thực thi các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân như bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp, cải thiện quan hệ giữa chính quyền và doanh nghiệp theo hướng minh bạch, thân thiện...
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ công bố báo cáo về rào cản thương mại của nước ngoài
09:59' - 01/04/2025
Ngày 31/3, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố một danh sách chi tiết về các chính sách và quy định của các nước mà Washington coi là rào cản thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Thực thi cạnh tranh công bằng giúp kinh tế tư nhân phát triển
09:23' - 01/04/2025
Việc quyết liệt thực thi Quy định về rà soát cạnh tranh công bằng tại Trung Quốc đang tạo ra nhiều cơ hội hơn nữa cho doanh nghiệp tư nhân phát triển.