Hội nghị trực tuyến tới 640 điểm cầu về phòng chống bạo lực học đường
Hội nghị được thực hiện trực tuyến tới 640 điểm cầu trên toàn quốc với sự tham gia của gần 20.000 đại biểu nhằm quán triệt thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Chính phủ và của Bộ Giáo dục và Đào tạo về phòng chống bạo lực học đường.
Thông qua đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo nâng cao nhận thức, hành động của cán bộ, nhà giáo và học sinh, các ngành, các cấp trong việc thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn trường học và phòng chống bạo lực học đường.
Tham dự hội nghị tại điểm cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo có Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ; các Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa, Nguyễn Hữu Độ; đại diện lãnh đạo Công đoàn giáo dục Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Bộ Công an, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội...Chủ trì các điểm cầu tại 63 Sở Giáo dục và Đào tạo là đại diện lãnh đạo UBND tỉnh hoặc lãnh đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo.
*Cần “hóa giải” nguyên nhân bạo lực học đường Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết: Thời gian qua, nhiều văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường đã được ban hành.Riêng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng có nhiều thông tư, văn bản, chỉ thị về nội dung này, mới đây nhất là Chỉ thị số 993/CT-BGDĐT về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục.
Tuy nhiên, bạo lực học đường có xu hướng lan rộng do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ đặc điểm lứa tuổi, tác động mạnh mẽ của mạng xã hội và các tác động khác từ môi trường gia đình, xã hội…
Vì vậy, việc chủ động, tích cực, tập trung vào các giải pháp để phòng bạo lực học đường, “hóa giải” nguyên nhân dẫn đến bạo lực không chỉ là trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, ban giám hiệu nhà trường… mà là trách nhiệm của từng thầy cô giáo, từng cán bộ, viên chức, người lao động và học sinh, sinh viên trong nhà trường; trách nhiệm của phụ huynh và toàn xã hội.Vai trò của nhà trường, của hiệu trưởng, nhất là thầy cô giáo chủ nhiệm, thầy cô giáo phụ trách Đoàn, Hội, Đội cần phải được nâng cao.
Các thầy cô phải trở thành nhà giáo dục, không phải “thợ dạy”. Đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho rằng, cần lấy việc giáo dục, nêu gương làm chính, không nặng về hình phạt, răn đe.
Ông Bùi Văn Linh, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng: Thời gian qua, tình trạng bạo lực học đường vẫn diễn biến phức tạp ở một số địa phương, cơ sở giáo dục.Cá biệt, một số vụ bạo lực học đường nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần học sinh, môi trường giáo dục và gây lo lắng, bức xúc trong dư luận xã hội.
Nguyên nhân của tình trạng này một phần do tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập; sự bùng nổ công nghệ thông tin, mạng xã hội; giáo dục trong một số gia đình chưa thực sự lành mạnh… trong khi tâm sinh lý của học sinh thay đổi nhanh chóng.
Một số địa phương chưa thường xuyên chỉ đạo thực hiện các quy định về bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; công tác tuyên truyền, giáo dục liên quan đến nội dung này chưa hiệu quả.
Một số nhà giáo, cán bộ quản lý chưa đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, năng lực. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đôn đốc thực hiện ở cơ quan quản lý cấp trên chưa thường xuyên, kịp thời. Sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành tại các địa phương thiếu chặt chẽ…
*Thầy cô là điểm tựa của học sinh Là địa phương mới xảy ra sự việc được dư luận chú ý về học sinh bị bạn đánh hội đồng, ông Nguyễn Văn Phê, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên chia sẻ: Đây chỉ là trường hợp đáng tiếc, cá biệt. Tỉnh đã chỉ đạo kịp thời, quyết liệt xử lý nghiêm để làm gương.Ngày 7/4, ngành giáo dục Hưng Yên đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn ngành về công tác phòng, chống bạo lực học đường với hơn 16.000 cán bộ, giáo viên, nhân viên tại gần 600 điểm cầu.
Qua hội nghị này cho thấy, dù Sở đã triển khai đến tận cán bộ quản lý nhưng một số cán bộ quản lý triển khai công tác phòng, chống bạo lực học đường tại đơn vị mình còn hời hợt, nên giáo viên chưa nắm chắc, dẫn đến xử lý các vụ việc chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
Vì vậy, để đảm bảo an ninh an toàn trường học, phòng chống bạo lực học đường, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường - xã hội để đảm bảo môi trường lành mạnh cho trẻ trưởng thành. Môi trường tốt tự nó đã có ý nghĩa, giá trị giáo dục.
Ông Nguyễn Văn Phê cũng nhấn mạnh: Các thầy cô chủ nhiệm phải là điểm tựa của học sinh, phải là người tin cậy nhất để các em chia sẻ những vấn đề khó khăn trong cuộc sống, học tập, từ đó cùng học sinh đẩy lùi các tệ nạn xã hội ra xa trường học.Đồng thời, các thầy cô là cầu nối giữa học sinh và gia đình, giữa học sinh với thầy cô trong nhà trường, lãnh đạo nhà trường và các tổ chức trong trường.
Ông Lê Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên nhìn nhận: Phòng chống bạo lực học đường không chỉ là công việc của ngành giáo dục mà là của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội, trong đó vai trò của ngành giáo dục là quan trọng.Chúng ta cần tăng cường quản lý học sinh ở cả gia đình, nhà trường và xã hội; tập huấn cho phụ huynh về cách xử lý khi có có vấn đề xảy ra; tăng cường lồng ghép, tích hợp giáo dục phòng, chống bạo lực học đường, đảm bảo an ninh và an toàn trường học trong nội dung chính khóa và hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông có giải pháp gỡ bỏ các clip, phim ảnh độc hại trên internet…/.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Quảng Ninh yêu cầu xử lý nghiêm vụ học sinh cấp 3 bị đánh hội đồng
22:07' - 07/04/2019
UBND tỉnh Quảng Ninh có Công văn hỏa tốc gửi Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh làm rõ thông tin học sinh trường THCS và THPT Lê Thánh Tông bị đánh hội đồng, dẫn đến chấn thương và hoảng loạn tinh thần.
-
Kinh tế và pháp luật
Vụ nữ sinh bị đánh hội đồng tại Nghệ An: Công an xác minh làm rõ nguyên nhân
14:07' - 02/04/2019
Công an huyện Diễn Châu sẽ tiếp tục chỉ đạo Công an xã xác minh, làm rõ nguyên nhân sự việc.
-
Kinh tế Việt Nam
Vụ nữ sinh bị đánh hội đồng: Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ làm việc tại Hưng Yên
17:23' - 31/03/2019
Ngày 31/3, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã làm việc tại Hưng Yên về vụ nữ sinh bị nhóm bạn đánh hội đồng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Những điểm mới thí sinh cần biết về quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
13:30'
Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 được Bộ GD&ĐT ban hành kèm Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT.
-
Kinh tế & Xã hội
Liên kết làm nông nghiệp xanh
13:06'
Chuyển đổi tư duy "sản xuất nông nghiệp" sang "kinh tế nông nghiệp" thích ứng với biến đổi khí hậu và xu thế thị trường là tiền đề giúp An Giang hướng tới nền nông nghiệp sinh thái.
-
Kinh tế & Xã hội
Đà Nẵng hỗ trợ thêm cho cán bộ, công chức, người lao động
12:47'
Ngoài các chính sách hỗ trợ quy định tại Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ, thành phố Đà Nẵng quy định mức hỗ trợ thêm cho các đối tượng.
-
Kinh tế & Xã hội
Quản lý dạy thêm, học thêm: Xây dựng môi trường để học sinh phát triển toàn diện
11:31'
Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm được ban hành, có hiệu lực từ ngày 14/2, đã thu hút được sự quan tâm của dư luận xã hội.
-
Kinh tế & Xã hội
Ông Trương Cảnh Tuyên được bầu làm Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ
11:17'
Ngày 20/2, HĐND thành phố Cần Thơ khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 19 (chuyên đề) thực hiện công tác miễn nhiệm, bầu nhân sự thuộc thẩm quyền.
-
Kinh tế & Xã hội
Người dân Kiên Giang chủ động ứng phó hạn, mặn
09:56'
Các địa phương thuộc vùng U Minh Thượng (tỉnh Kiên Giang) bao gồm các huyện An Minh, An Biên, U Minh Thượng là khu vực thường chịu ảnh hưởng, thiệt hại do hạn, mặn trong những năm vừa qua.
-
Kinh tế & Xã hội
Bến Tre khuyến cáo người dân cảnh giác dịch bệnh khi hạn mặn
09:55'
Theo dự báo của các cơ quan chuyên môn tỉnh Bến Tre, tình hình xâm nhập mặn trong mùa khô 2024 - 2025 đến sớm, đạt đỉnh điểm vào khoảng tháng 2 - 3/2025.
-
Kinh tế & Xã hội
Khẩn trương rà soát các công trình, dự án chậm tiến độ trước ngày 1/3
09:53'
Tỉnh Quảng Bình yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan khẩn trương rà soát các công trình, dự án chậm tiến độ, tồn đọng kéo dài hiệu quả thấp, lãng phí lớn; hoàn thành trước ngày 1/3.
-
Kinh tế & Xã hội
Kết quả Vietlott Mega 6/45 ngày 21/2 - Kết quả xổ số Vietlott Mega - Kết quả xổ số Vietlott ngày 21/2/2025
09:14'
Bnews. Kết quả Vietlott Mega 6/45 ngày 21/2 - Kết quả xổ số Vietlott hôm nay ngày 21 tháng 2 năm 2025 - Xổ số Vietlott Mega 6/45 hôm nay.