Hội nghị Trung ương 7 khóa XII: Chính sách BHXH góp phần đảm bảo an sinh xã hội
Trong Đề án Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội đang được Trung ương thảo luận đã nêu rõ: Bảo hiểm xã hội vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài; thực sự là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, từng bước mở rộng vững chắc tiến tới thực hiện bảo hiểm xã hội toàn dân.
Đây cũng là vấn đề được cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân đặc biệt quan tâm trong những ngày vừa qua.
*Hệ thống bảo hiểm xã hội còn thiết kế đơn tầng Trên thực tế, diện bao phủ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật cũng như quy mô tham gia bảo hiểm xã hội còn thấp, chưa hướng đến bao phủ toàn dân. Hệ thống bảo hiểm xã hội về cơ bản còn thiết kế đơn tầng, sự kết nối giữa chính sách bảo hiểm xã hội với các chính sách xã hội khác chưa đồng bộ, chặt chẽ.Bảo hiểm xã hội bắt buộc còn bỏ sót một số nhóm đối tượng có nhu cầu và có khả năng tham gia. Trên thực tế, năm 2017 mới chỉ đạt gần 29% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, vẫn còn trên 70% chưa tham gia.
Đề cập đến vấn đề cải cách bảo hiểm xã hội, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Phụ nữ Việt Nam Bùi Thị Hòa khẳng định, việc triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội góp phần ổn định thu nhập cho người lao động và gia đình họ khi hết tuổi lao động hoặc trong trường hợp gặp rủi ro, bất hạnh như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động...Bên cạnh đó bảo hiểm xã hội tạo được tâm lý an tâm, tin tưởng cho người dân, điều này đặc biệt quan trọng đối với lao động nữ khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, họ được bảo đảm thu nhập trong thời gian nghỉ sinh con, giúp họ yên tâm chăm sóc con, phục hồi sức khoẻ.
Đối với xã hội, bảo hiểm xã hội tăng cường mối quan hệ ràng buộc, chặt chẽ, chia sẻ trách nhiệm, chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước, người sử dụng lao động và người lao động.Bảo hiểm xã hội góp phần thực hiện bình đẳng xã hội, nâng cao điều kiện sống cho người lao động và phân phối lại thu nhập giữa các thành viên trong cộng đồng. Nhờ sự điều tiết này người lao động được thực hiện bình đẳng không phân biệt các tầng lớp trong xã hội.
Theo bà Bùi Thị Hòa, thực tế vẫn còn bộc lộ một số bất cập như tình trạng lạm dụng chi trả bảo hiểm y tế, nợ đọng bảo hiểm xã hội của chủ sử dụng lao động, tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện còn thấp.Hạn chế này là do ý thức của người dân chưa có thói quen tham gia bảo hiểm bảo hiểm xã hội và chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân (mới chỉ được hưởng 2 chế độ hưu trí và tử tuất, không được hưởng chế độ thai sản; thời gian đóng khá dài, không linh hoạt).
Đồng tình với quan điểm trên, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Văn Định (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) khẳng định, mô hình tổ chức theo ngành dọc của bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện nay vẫn còn những bất cập, cấp xã vẫn còn bị bỏ trống, chỉ thực hiện theo hình thức đại lý.Bên cạnh đó, chế tài xử phạt tình trạng nợ đọng, trốn đóng bảo hiểm xã hội còn hạn chế, vì vậy khá nhiều chủ doanh nghiệp nợ đọng, trốn đóng Bảo hiểm xã hội với số tiền rất lớn.
Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội chưa được coi trọng, thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện bất cập, nhà nước chưa có chính sách phù hợp hỗ trợ người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện...
Ông Đỗ Văn Duyệt, ở phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm cho rằng, hiện nay tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm xã hội, nhất là bảo hiểm xã hội chưa đạt được mục tiêu.Bên cạnh đó, những chính sách liên quan đến bảo hiểm đang tồn tại nhiều vướng mắc, không đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Đề án cải cách bảo hiểm xã hội đang được Hội nghị Trung ương 7 Khóa XII đưa ra bàn thảo là việc làm cần thiết, đáp ứng được mong đợi của xã hội, trong đó có việc rút ngắn điều kiện thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu và quan tâm đến đối tượng nông dân, người nghèo trong xã hội.
*Góp phần đảm bảo an sinh xã hội Theo mục tiêu Đề án cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, đến năm 2021 cả nước phấn đấu có khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 1% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 28% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội.Đến năm 2030, cả nước phấn đấu có khoảng 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 5% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội; 60% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hàng tháng và trợ cấp xã hội (lương hưu xã hội).
Phó Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Bùi Thị Hòa cho hay: Ở Việt Nam, tỷ lệ lao động nữ trong khu vực phi chính thức lên tới 59,6%, cao hơn mức trung bình thế giới (49%).Bên cạnh mong muốn được hưởng các chế độ bảo hiểm khác, việc được hưởng chế độ thai sản để phụ nữ chăm con giai đoạn đầu là rất quan trọng, góp phần vào việc phát triển thế hệ tương lai của đất nước.
Vì vậy, trong thời gian tới, Nhà nước cũng cần có những giải pháp toàn diện hơn để khuyến khích người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nhằm đảm bảo an sinh xã hội, như thông điệp của bảo hiểm xã hội tự nguyện “Tích lũy khi trẻ, an hưởng về già”.
Cụ thể hơn, bà Bùi Thị Hòa cho rằng, Trung ương cần đánh giá hiệu quả việc hỗ trợ của nhà nước cho các đối tượng tham gia đóng bảo hiểm xã hội; đồng thời nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện chính sách hỗ trợ một phần kinh phí đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nhóm lao động với các đặc thù như thu nhập thấp, bấp bênh… để họ có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.Bên cạnh đó, lãnh đạo Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam mong muốn Nhà nước cần nghiên cứu, mở rộng chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện, xây dựng các gói bảo hiểm xã hội theo hướng ngắn hạn, linh hoạt, hướng tới bình đẳng về quyền như những người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; ngoài 2 chế độ hưu trí và tử tuất đang thực hiện cần tăng thêm các chế độ khác để hấp dẫn các đối tượng tham gia.
Đánh giá về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc cải cách chính sách bảo hiểm xã hội đối với việc đảm bảo an sinh xã hội, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Văn Định ( Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) cho rằng, bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách xã hội cơ bản nhất của mỗi quốc gia; là trụ cột chính trong hệ thống các chính sách và các chương trình đảm bảo an sinh xã hội.Trong xu hướng già hóa dân số diễn ra nhanh như hiện nay, việc cải cách chính sách bảo hiểm xã hội ở nước ta là cần thiết và cấp bách, bởi độ trễ khi thực hiện chính này là rất dài. Nếu không cải cách kịp thời sẽ có tác động rất khó lường trong tương lai.
"Việc cải cách chính sách bảo hiểm xã hội cũng sẽ góp phần cân đối quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện bền vững trong dài hạn; nâng cao diện bao phủ bảo hiểm xã hội, đặc biệt là mở rộng diện bao phủ của loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện; hạn chế tối đa tình trạng nợ đọng, trốn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.Từ đó đảm bảo quyền lợi cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện...", Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Văn Định nhấn mạnh. /.
Xem thêm:>>>Hội nghị Trung ương 7 khóa XII: Thảo luận sâu sắc Đề án Cải cách chính sách tiền lương
>>>Hội nghị Trung ương 7 khoá XII: Cán bộ đảng viên kỳ vọng công tác cán bộ sẽ có đột phá
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị Trung ương 7 khoá XII bầu bổ sung Ủy viên Ban Bí thư khóa XII Trần Thanh Mẫn
17:40' - 09/05/2018
Ngày 9/5/2018, Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã bầu bổ sung đồng chí Trần Thanh Mẫn vào Ban Bí thư khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị Trung ương 7 Khóa XII: Bầu bổ sung hai ủy viên Ban Bí thư
16:09' - 09/05/2018
Ngày 9/5, ngày làm việc thứ ba Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị Trung ương 7 Khóa XII: Các đề án được thảo luận là rất cần thiết
15:34' - 09/05/2018
Nhiều cán bộ, đảng viên và người dân ở Thừa Thiên - Huế đánh giá ba đề án được thảo luận tại Hội nghị Trung ương 7 Khóa XII là rất cần thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị Trung ương 7 Khóa XII: Những ý kiến tâm huyết của người dân tỉnh Thái Nguyên
14:20' - 09/05/2018
Hội nghị Trung ương 7 Khóa XII diễn ra từ ngày 7 - 12/5 thu hút sự quan tâm đặc biệt của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm kết nối của vùng, khu vực và quốc tế
20:23' - 19/05/2025
Ngày 19/5, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 243/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thái Bình.
-
Kinh tế Việt Nam
Các tỉnh, thành không nhất thiết đều phải tổ chức mô hình chi cục
18:14' - 19/05/2025
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường, các tỉnh, thành phố không nhất thiết đều phải tổ chức mô hình chi cục, trạm, hạt ở tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước về nông nghiệp và môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ và vừa lớn mạnh
16:48' - 19/05/2025
Nghị quyết số 68-NQ/TW càng sớm được thể chế hóa thành quy định của pháp luật và được áp dụng trong thực tế thì “lợi ích” mang lại cho xã hội, mang lại cho cộng đồng doanh nghiệp mới được hiện thực.
-
Kinh tế Việt Nam
Xác định rõ nguyên tắc, tiêu chí phân cấp, phân quyền lĩnh vực nông nghiệp và môi trường
16:34' - 19/05/2025
“Việc xác định rõ nguyên tắc, tiêu chí trong phân cấp, phân quyền là yêu cầu bắt buộc, đặc biệt trong các lĩnh vực đặc thù như nông nghiệp và môi trường”, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nói.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyển đổi số xây dựng nông thôn mới thông minh, đáng sống
16:21' - 19/05/2025
Tỉnh Bến Tre đang tăng tốc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho khu vực nông thôn bước sang giai đoạn phát triển mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng: Phải kiểm tra ngay khi người dân phản ánh có sản xuất, tiêu thụ hàng giả
16:15' - 19/05/2025
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn lưu ý, phải tiến hành kiểm tra ngay khi người dân phản ánh có tình trạng buôn bán, sản xuất, tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm”.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Rà soát để hoàn thiện chính sách phát triển nhà ở xã hội
15:04' - 19/05/2025
Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần rà soát lại và điều chỉnh một số điểm trong chính sách để đảm bảo việc phát triển nhà ở xã hội đi đúng hướng, về đích đúng thời hạn.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng BIDV trở thành một Ngân hàng thương mại nhà nước trụ cột
15:03' - 19/05/2025
Phó Thủ tướng yêu cầu BIDV thực hiện tốt vai trò của NHTM nhà nước chủ lực, chủ đạo dẫn dắt thị trường; tích cực, chủ động và tiên phong trong thực hiện chủ trương chính sách của Đảng,Chính phủ, NHNN.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy nhanh tiến độ Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh nhưng thiếu cát đắp nền
14:19' - 19/05/2025
Dự án Vành đai 3 đoạn qua địa bàn TP. Hồ Chí Minh được yêu cầu đẩy nhanh tiến độ để cuối năm 2025 thông xe đoạn trên cao và thông xe kỹ thuật các đoạn còn lại nhưng đang thiếu cát đắp nền.