Hokuriku – Khám phá thủ công truyền thống cổ xưa của Nhật Bản
Với những ngọn núi cao chót vót của dãy Alps Nhật Bản, quang cảnh bờ biển phía Tây Nhật Bản cùng các thành phố và thị trấn phát triển mạnh mẽ với nền văn hóa truyền thống tinh tế, Hokuriku được coi là vùng đất hội tụ những tinh hoa của thiên nhiên và con người Nhật Bản.
Tỉnh Fukui nằm dọc theo bờ biển Nhật Bản được coi là một trong những vùng đất có chiều sâu văn hóa. Đây chính là nơi có ngôi đền Eiheiji, một trong những ngôi đền chính của trường phái Soto của Phật giáo Thiền tông trong nhiều thế kỷ.
Fukui còn nổi tiếng với Bảo tàng khủng long (FPDM), là bảo tàng cổ sinh vật học và địa chất tại công viên Nagaoyama, nơi gần với địa điểm khai quật khủng long vào năm 2000. FPDM được công nhận là một trong những bảo tàng khủng long hàng đầu thế giới, được đánh giá là một trong những địa điểm quan trọng dành cho nghiên cứu và giáo dục về khủng long. Ngoài ra, Fukui còn là nơi lưu giữ di sản các ngành nghề thủ công truyền thống phong phú, được các cộng đồng nghệ nhân bảo tồn và phát triển mạnh mẽ như ở khu vực Echizen.
Các nghệ nhân của Fukui dựa trên truyền thống hàng thế kỷ làm lưỡi dao, đồ mộc, đồ sơn mài, đồ gốm và giấy, để đưa ngành nghề truyền thống địa phương trở thành một đặc trưng văn hóa nổi tiếng của Nhật Bản.
Giấy washi Echizen là một trong số những sản phẩm thủ công truyền thống nổi bật của Fukui. Giấy washi Echizen bắt đầu xuất hiện muộn nhất vào thế kỷ thứ IV hoặc thứ V khi lần đầu tiên được du nhập vào Nhật Bản. Kho lưu trữ Shosoin có bản thảo được bảo quản lâu đời nhất ở Nhật Bản có đề cập đến giấy washi Echizen. Cùng với sự thấm nhuần truyền thống văn hóa dân tộc từ thời xa xưa, sự kết hợp với xu thế thời đại, giấy washi Echizen trở thành một thương hiệu nổi bật của Fukui.
Cũng như Fukui, tỉnh Ishikawa có nền văn hóa ẩm thực tuyệt vời khi sử dụng rau và hải sản tươi sống từ biển Nhật Bản nhờ vào vị trí nằm trên bờ biển phía Bắc của đảo Honshu giữa biển Nhật Bản và cụm đỉnh núi bao quanh núi Hakusan. Ẩm thực Kaga được các đầu bếp đưa nghệ thuật thủ công vào và phục vụ trong những chiếc bát truyền thống thanh lịch, chẳng hạn như đồ sứ Kutani và đồ sơn mài Wajima, không chỉ ngon miệng mà còn là bữa tiệc thị giác.
Điểm nổi bật nhất của đồ sơn mài Wajima không chỉ là lớp hoàn thiện đẹp mà còn được làm từ loại bột chất lượng cao để tạo độ bền. Đồ sơn mài Wajima sử dụng các kỹ thuật trang trí như thiếp vàng. Những thiết kế vàng và bạc duyên dáng nhìn rất bắt mắt, được chế tác thủ công bền bỉ qua hơn 100 công đoạn sản xuất.
Chia sẻ với phóng viên TTXVN, nghệ nhân Tatsushi Yamazaki cho biết ông là thế hệ thứ hai trong gia đình làm sơn mài ở tỉnh Ishikawa. Công việc của ông bao gồm chạm khắc và vẽ hoa văn trên đồ sơn mài. Đó cũng là quy trình cuối cùng để hoàn thiện một sản phẩm. Việc sản xuất đồ sơn mài Wajima được chia theo từng khâu và mỗi khâu đều có người đảm nhiệm riêng. Mỗi một công đoạn đều được thực hiện tỉ mỉ để cho ra một sản phẩm hoàn chỉnh.
Với 40 năm theo nghề trang trí đồ sơn mài Wajima, nghệ nhân Tatsushi Yamazaki bày tỏ mong muốn sẽ có thể truyền nghề thủ công truyền thống cho thế hệ trẻ. Không chỉ vậy, ông còn rất hào hứng khi là người đầu tiên giới thiệu nét đẹp văn hóa của Wajima ra thế giới. Với ông, sơn mài Wajima đã trở thành một niềm đam mê trong cuộc sống.
Không chỉ gìn giữ nghề thủ công truyền thống, Ishikawa còn phát triển những ngành nghề phù hợp với cuộc sống hiện đại. Đồ gốm Kutani là một nghề thủ công truyền thống được sản xuất lần đầu tiên vào đầu thế kỷ XVII. Những đặc điểm đáng chú ý của đồ gốm Kutani là màu sắc sống động, thiết kế táo bạo và thanh lịch, cùng kỹ thuật trang trí men phủ đặc biệt. Kỹ thuật này bao gồm việc sử dụng bột màu để vẽ hoa văn trên bề mặt men và sau đó nung lại sản phẩm.
Trong khi đồ, gốm Kutani thường được sử dụng trong các đĩa lớn và đồ đựng nghi lễ. Một nhóm các nữ nghệ nhân thủ công truyền thống Nhật Bản đã lập ra sáng kiến “Wear Kutani” với mục tiêu làm cho các sản phẩm Kutani dễ tiếp cận hơn, trong khi cam kết về chất lượng vẫn được duy trì. Sáng kiến "Wear Kutani" có 22 nghệ nhân nữ tham gia. Các tác phẩm của sáng kiến này đậm chất nữ tính và vẫn bảo tồn được truyền thống. Mỗi sản phẩm của Weart Kutani được làm thủ công và không có chỗ cho sản xuất hàng loạt.
Nghệ nhân Fukushima Reiko của Wear Kutani cho biết bà đảm nhận việc vẽ đồ gốm Kutani màu đỏ. Bà thường vẽ đĩa hoặc bình, tỉ mẩn với từng nét một. Bắt đầu từ năm 2010, đến nay đã được 15 năm, bà rất yêu công việc này và bất cứ khi nào có cơ hội giới thiệu, nghệ nhân Fukushima Reiko đều tích cực tham gia, trình diễn và giải thích về đồ gốm Kutani với hy vọng có nhiều người sẽ tìm hiểu về văn hóa Ishikawa và các nguồn tài nguyên du lịch của quê hương.
Là một trong ba tỉnh ở vùng Hokuriku, tỉnh Toyama cũng được ưu đãi với cảnh quan hùng vĩ và năng động, có vịnh sâu 1.000m và dãy núi cao 3.000m sừng sững phía trên. Thiên nhiên trù phú của Toyama tạo ra vùng đất của nhiều loại nông sản và thủy sản, đồng thời hình thành một nền văn hóa thủ công truyền thống đặc sắc.
Văn hóa đặc trưng của tỉnh Toyama được tôn vinh bằng một số lễ hội sôi động, trong đó có những lễ hội được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận. Các sự kiện như Owara Kaze-no-Bon quy tụ toàn bộ khu phố - bao gồm cả du khách - với những bài hát và điệu nhảy sôi động.
Trong số các ngành nghề thủ công, nghệ thuật chạm khắc gỗ Inami của Toyama được cả thế giới biết đến với đặc tính cầu kỳ và tinh xảo.
Đồ chạm khắc gỗ Inami nổi bật với khả năng chạm khắc gỗ đặc biệt của các tác phẩm ba chiều tràn đầy sức sống và chuyển động. Những nghệ nhân giàu kinh nghiệm sử dụng hơn 200 loại đục và dao khác nhau để chạm khắc cả hai mặt của một tác phẩm. Ví dụ, khi chạm khắc cửa sổ chớp giữa các phòng, nghệ nhân tính đến ánh mắt của một người nhìn lên từ bên dưới và thực hiện nhiều lớp để tạo nên chiều sâu cho tác phẩm. Ngoài ra, những kỹ thuật chạm khắc tinh xảo này còn tạo ra bóng đổ, mang lại khả năng biểu cảm để khi nhìn vào một con rồng, người ta có cảm giác như bất cứ lúc nào nó cũng có thể bay tự do.
Nghệ nhân Sakai Hidetoshi, một người có thâm niên khoảng 40 năm, giải thích với phóng viên TTXVN về công việc chạm khắc của mình khi chạm khắc ba chiều bức tượng Ebisu đã được lưu truyền ở Nhật Bản từ thời xa xưa. Nghệ nhân cho biết việc chạm khắc thô đã xong và giờ đây đang trong quá trình hoàn thiện. Bức tượng phù điêu gỗ dày khoảng 7 cm và không có mặt sau. Tượng Ebisu mỉm cười đang cầm Mặt Trời là một họa tiết được sử dụng trong các lễ kỷ niệm truyền thống của Nhật Bản và khi công việc kinh doanh phát đạt. Bắt đầu công việc chạm khắc gỗ từ khi 18 tuổi, nghệ nhân Sakai Hidetoshi là thế hệ thứ hai trong một gia đình có nghề chạm khắc gỗ truyền thống.
Hokuriku mang đến những trải nghiệm văn hóa đích thực, phong cảnh nên thơ, hải sản hảo hạng và sự yên tĩnh. Giờ đây với giao thông thuận tiện từ các đô thị lớn, Toyama cùng với Fukui và Ishikawa trở thành những điểm đến hoàn hảo cho nhu cầu khám phá toàn diện và sâu sắc về một vùng đất Hokuriku đặc sắc và đầy bí ẩn.
Tràn ngập lịch sử, nghệ thuật và vẻ đẹp thiên nhiên, Hokuriku được mệnh danh là “Nhật Bản đích thực”, là một trong những điểm đến quyến rũ nhất của xứ Phù Tang.
Tin liên quan
-
Đời sống
Trung Quốc: Xuân vận năm 2025 lập kỷ lục mới về vận chuyển hành khách
14:01' - 23/02/2025
Trong đợt Xuân vận kéo dài 40 ngày (từ ngày 14/1-22/2/2025), tổng số lượt người di chuyển xuyên vùng đạt 9,02 tỷ lượt, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2024, lập kỷ lục lịch sử mới.
-
Đời sống
Khởi quay phim bom tấn giả tưởng "Children Of Blood And Bone"
18:27' - 22/02/2025
Bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết giả tưởng được mong đợi từ lâu, Children Of Blood And Bone, đã chính thức khởi quay.
-
Đời sống
Món quà tình yêu “xa xỉ” giữa thời bão giá
09:33' - 14/02/2025
Sự bùng nổ giá hạt ca cao-nguyên liệu chính làm nên chocolate đang khiến những món quà dịp lễ tình nhân 14/2 trở nên xa xỉ hơn bao giờ hết.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 19/7
05:00'
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 19/7 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 19/7, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 7, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 không chuyên
18:04' - 18/07/2025
Ngày 18/7, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ban hành Quyết định số 1621/QĐ-SGDĐT phê duyệt điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 Trung học phổ thông công lập năm học 2025 - 2026.
-
Đời sống
Công suất tiêu thụ điện miền Bắc lập đỉnh mới
15:53' - 18/07/2025
Công suất tiêu thụ điện miền Bắc tối 17/7 đạt 18.242 MW, vượt đỉnh đầu tháng 6, trong bối cảnh nắng nóng gay gắt tiếp diễn trên diện rộng.
-
Đời sống
Giọt máu trao đi, tình người lan tỏa
12:44' - 18/07/2025
Những năm qua chương trình “Hành trình đỏ kết nối dòng máu Việt” tại An Giang đã thu hút đông đảo cán bộ, đoàn viên,... tích cực tham gia hưởng ứng với hơn 5.000 đơn vị máu được hiến mỗi năm.
-
Đời sống
Đắk Lắk: Cam kết bồi thường thiệt hại cho nhà dân bị nứt do thi công cao tốc
12:43' - 18/07/2025
Bắt đầu từ ngày 15/7 đơn vị bảo hiểm phối hợp với chính quyền địa phương, chủ đầu tư và đơn vị thi công kiểm tra, đánh giá thiệt hại từng căn nhà theo phản ánh của hộ dân.
-
Đời sống
Chhay-Dăm – Khi trống kể chuyện văn hóa Khmer
12:43' - 18/07/2025
Giữa không gian đa sắc màu văn hóa Nam Bộ, âm vang trống Chhay-Dăm vẫn rộn ràng như lời nhắc nhở về một giá trị văn hóa phi vật thể cần được giữ gìn, lan tỏa và tôn vinh.
-
Đời sống
Duyệt Thị Đường - khi nhà hát cổ kể chuyện cho hậu thế
09:51' - 18/07/2025
Duyệt Thị Đường, nhà hát cổ nhất còn lại của sân khấu truyền thống Việt Nam, là một viên ngọc quý trong quần thể di tích Cố đô Huế.
-
Đời sống
Đột phá công nghệ AI thay thế chụp CT và X-quang giúp giảm 99% bức xạ
07:44' - 18/07/2025
HKUST vừa phát triển công nghệ AI có thể tạo mô hình 3D xương và nội tạng từ ảnh chụp X-quang nhưng giảm tới 99% lượng bức xạ mà bệnh nhân phải tiếp nhận.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 18/7
05:00' - 18/07/2025
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 18/7 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 18/7, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 7, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.