Hơn 500 người dân Lai Châu mòn mỏi chờ chứng chỉ - Bài 2: Đi tìm nguyên nhân
Trong khi đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lai Châu (chính quyền), Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư xây dựng và Xúc tiến thương mại Lai Châu (cơ sở đào tạo) lại đùn đẩy, đổ trách nhiệm cho nhau để sự việc kéo dài, gây bức xúc cho người dân tham gia học nghề.
* Đơn vị đào tạo chưa hoàn thành khối lượngNăm gói hợp đồng giữa Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lai Châu ký đặt hàng với Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư xây dựng và Xúc tiến thương mại Lai Châu có giá trị hơn 4,1 tỷ đồng. Sau khi ký kết hợp đồng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tạm ứng cho Công ty 50% giá trị hợp đồng.
Đến ngày 21/1/2020, Sở đã thanh toán cho Công ty 18/37 lớp đủ điều kiện với số tiền hơn 2,5 tỷ đồng (trong đó, thực chi hơn 1,7 tỷ đồng, tạm ứng chưa thu hồi 820 triệu đồng) với thời gian thực hiện hợp đồng đến hết 15/12/2019.
Để tìm hiểu rõ nguyên nhân sự việc trên, phóng viên TTXVN đã hẹn lịch làm việc lần 1 với ông Trần Đỗ Công, Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Lai Châu. Theo ông Công, trong 19 lớp chưa được quyết toán, có hai lớp Công ty đã chi trả tiền hỗ trợ và cấp chứng chỉ, hai lớp này do Công ty không thông báo để phòng chuyên môn của Sở đi xác minh khối lượng thực tế lớp học.Còn 17 lớp do Công ty chưa hoàn thành việc đào tạo và chưa đủ chứng từ nên Sở không tiếp nhận hồ sơ của Công ty và không có cơ sở để thanh toán với kho bạc. Do vậy, dẫn đến việc 19 lớp không đủ điều kiện để Sở thanh lý hợp đồng.
“Để giải quyết việc tồn đọng các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2019, đầu tháng 7/2021, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã có biên bản làm việc với Công ty về việc thống nhất thanh quyết toán cho 8/19 lớp đủ điều kiện quyết toán, nhưng Công ty không chấp thuận”, ông Trần Đỗ Công cho hay. Theo quy định, các khoản tạm ứng trong dự toán đến hết 31/1 năm sau nếu chưa đủ thủ tục thanh toán phải nộp lại ngân sách, trừ các trường hợp được chuyển sang nguồn ngân sách năm sau.Do vậy, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Lai Châu đã đôn đốc Công ty hoàn trả lại số tiền tạm ứng 820 triệu đồng nhưng Công ty không thực hiện, nên Sở đã khấu trừ trực tiếp của Công ty số tiền hơn 71 triệu đồng thuộc một dự án khác.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội yêu cầu hết ngày 25/01/2021 Công ty phải hoàn trả tạm ứng cho Sở số tiền hơn 748 triệu đồng. Đến nay, Công ty chưa thực hiện hoàn trả số tiền tạm ứng trên.
Về nguyên nhân dẫn đến sự việc này, ông Công cho biết: “Do Công ty tạm ứng số tiền của Sở để đi làm việc khác, sau đó thất bại và có dấu hiệu phá sản nên không còn đủ năng lực tài chính để tiếp tục đào tạo các lớp còn lại, do đó không đảm bảo thực hiện theo tiến độ đề ra. Việc này do lỗi của Công ty.”. Nhằm làm rõ nguyên nhân, phóng viên tiếp tục đặt lịch làm việc với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Lai Châu để xin tiếp cận với các biên bản nghiệm thu đạt hay không đạt của 19 lớp còn lại chưa được nghiệm thu. Ông Nùng Văn Nim, Phó Giám đốc Sở cho hay: Tất cả hồ sơ Sở đã chuyển sang bên Tòa án và không cung cấp thông tin gì. * Sở Lao động không đi nghiệm thuTrao đổi với phóng viên, bà Ngô Thanh Huyền, Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư xây dựng và Xúc tiến thương mại Lai Châu cho biết: Đến cuối năm 2019, Công ty đã đào tạo xong toàn bộ 37 lớp rồi bàn giao đầy đủ mô hình và được học viên, chính quyền xã xác nhận.
Nhưng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Lai Châu chỉ nghiệm thu 18 lớp, 19 lớp còn lại do Sở không tổ chức cho cán bộ chuyên môn đi nghiệm thu nên không có căn cứ cấp chứng chỉ, chi trả tiền hỗ trợ, không được quyết toán.
Trong khi đó, kết thúc các lớp học Công ty đã mời Sở đi nghiệm thu, nhưng cán bộ chuyên môn không đi. Từ đó, dẫn đến sự tồn đọng và ảnh hưởng đến quyền lợi của hàng trăm học viên và Công ty.
Đặc biệt, khi Công ty hỏi lý do không được nghiệm thu, phòng chuyên môn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bằng miệng là 19 lớp đó không đạt, không đảm bảo để đi nghiệm thu. Sau đó, Công ty đã yêu cầu Sở cung cấp cho Công ty các biên bản nghiệm thu và chỉ ra căn cứ chứng minh Công ty đào tạo 19 lớp không đạt yêu cầu, nhưng Sở không cung cấp.Đến ngày 10/08/2021, Công ty vẫn chưa nhận được bất kỳ văn bản nào của lớp học, chính quyền xã, huyện và của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chứng minh Công ty đào tạo không đạt. Nếu như Sở đưa ra những lý do không đạt để Công ty khắc phục, thì có lẽ vụ việc không tồn đọng đến giờ.
Nội dung khoản 2, Điều 2 của hợp đồng ký ngày 28/3/2019 giữa Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Lai Châu ký với Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư xây dựng và Xúc tiến thương mại Lai Châu, nêu rõ: Sau khi ký kết hợp đồng bên A tạm ứng cho bên B bằng 50% giá trị hợp đồng.Số kinh phí còn lại bên A sẽ thanh toán theo khối lượng nghiệm thu thực tế và thanh lý hợp đồng cho bên B”. Tuy nhiên, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Lai Châu không thực hiện đúng như hợp đồng đã ký kết. Vì vậy, do Sở không nghiệm thu, không thanh lý hợp đồng nên số tiền còn lại của 5 hợp đồng bị Nhà nước thu hồi.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Lai Châu đã làm văn bản yêu cầu Công ty phải hoàn trả lại 820 triệu đồng tạm ứng. Nhưng tiền tạm ứng này Công ty đã chi trả chi phí đào tạo để thực hiện 19 lớp chứ Công ty không giữ.Việc Sở thu giữ tiền bảo hành một dự án khác của Công ty là hơn 71 triệu đồng để trừ vào số tiền 820 tạm ứng là không có căn cứ pháp luật, sai nguyên tắc tài chính. Vì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội không chuyển vào tài khoản của Công ty để đại diện Công ty tự nguyện chuyển cho Sở.
“Đặc biệt, ngày 6/7/2021, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có biên bản làm việc với Công ty về việc sẽ thanh quyết toán 8/19 lớp đào tạo nghề còn tồn đọng năm 2019. Cho rằng mục đích của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm như vậy là để có tiền hoàn trả ngân sách Nhà nước 748 triệu đồng. "Tôi không đồng ý ký biên bản và yêu cầu thực hiện đúng hợp đồng đã ký ban đầu”, bà Huyền cho biết thêm. Bà Huyền cũng khẳng định: “Tôi triển khai đào tạo 37 lớp là việc thật. Tôi mong muốn Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Lai Châu sớm giải quyết nghiệm thu để đơn vị có căn cứ pháp lý cấp chứng chỉ, chi trả tiền hỗ trợ đầy đủ cho các học viên”. Như vậy, do không thống nhất được phương án giải quyết tồn đọng các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2019 giữa Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lai Châu với Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư xây dựng và Xúc tiến thương mại Lai Châu nên sự việc vẫn đang dai dẳng kéo dài và không biết khi nào mới giải quyết xong. Trong khi đó, người dân vẫn luôn mong chờ sớm có chứng chỉ và nhận tiền hỗ trợ./.Bài cuối: Cần sớm cấp chứng chỉ, tiền hỗ trợ cho người dân học nghềTin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Cityland Education Việt Nam và EHL Thụy Sĩ hợp tác đào tạo nghề khách sạn-nhà hàng
21:25' - 23/01/2021
Cityland Education Việt Nam và Trường Đào tạo quản lý khách sạn EHL nổi tiếng của Thụy Sĩ vừa ký thoả thuận hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nghề quản lý khách sạn.
-
Doanh nghiệp
Xây dựng trường Cao đẳng Điện lực thành trung tâm đào tạo nghề điện hàng đầu ở miền Bắc
18:59' - 19/11/2020
Trong tương lai không xa, EVNNPC phấn đấu đưa trường trở thành một trong những trung tâm đào tạo nghề điện hàng đầu ở miền Bắc, đáp ứng nhu cầu về nguồn lực chất lượng cao cho ngành điện.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
20:34' - 01/12/2024
Ngày 1/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 125/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
-
Kinh tế Việt Nam
Gác nhịp dầm đầu tiên cầu Đại Ngãi 2 nối đôi bờ sông Hậu
19:15' - 01/12/2024
Chiều 1/12, Ban Quản lý dự án 85, chủ đầu tư dự án cầu Đại Ngãi đã lắp (gác) nhịp dầm đầu tiên tại công trình cầu Đại Ngãi 2 trong dự án cầu Đại Ngãi nối 2 bờ sông Hậu giữa Sóc Trăng với Trà Vinh.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Singapore
16:28' - 01/12/2024
Ngày 1/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thủ đô Singapore, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Singapore.
-
Kinh tế Việt Nam
Điện hạt nhân – Phù hợp với xu thế phát triển của đất nước
13:38' - 01/12/2024
Việc phát triển điện hạt nhân trở nên cần thiết trong bối cảnh thế giới đối mặt với thiếu hụt nguồn năng lượng sạch, biến đổi khí hậu trong khi nhu cầu năng lượng gia tăng.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên tăng trưởng, tạo nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới
11:47' - 01/12/2024
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trung ương xác định mục tiêu tổng quát năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 2021-2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối các tuyến giao thông trọng yếu để thúc đẩy liên kết vùng
11:17' - 01/12/2024
Tỉnh Hậu Giang tập trung thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại, gia tăng kết nối với các tỉnh, thành phố, mở ra không gian phát triển mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo sức hấp dẫn mới cho nhà đầu tư vào khu công nghiệp
10:41' - 01/12/2024
Tỉnh Vĩnh Phúc đang triển khai nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm tạo sức hấp dẫn mới cho nhà đầu tư vào khu công nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ
23:21' - 30/11/2024
Thủ tướng yêu cầu việc thực hiện phải thống nhất và quyết tâm rất cao trên tinh thần “tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt; làm việc nào, dứt việc đó”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai
21:27' - 30/11/2024
Ngày 30/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 124/CĐ-TTg về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai.