Hơn 6.100 tỷ đồng vốn tín dụng ưu đãi góp phần giảm nghèo bền vững tại Đắk Lắk
Sáng 20/9, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tổng kết 20 năm triển khai thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ.
Tại hội nghị, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tử Ân cho biết, Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ triển khai tại tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh và xây dựng nông thôn mới tại địa phương.Trong 20 năm qua, tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn tín dụng chính sách luôn ổn định, đạt bình quân trên 10%/năm. Quy mô tổng nguồn vốn tín dụng chính sách tăng gần 60 lần (từ 102 tỷ đồng năm 2002 lên đến hơn 6.172 tỷ đồng). Đến nay, nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác đạt 363 tỷ đồng tăng 341 tỷ đồng (gấp 15,5 lần so với thời điểm mới thành lập) và tăng 243 tỷ đồng so với thời điểm bắt đầu thực hiện.
Từ 3 chương trình tín dụng nhận bàn giao với dư nợ 64 tỷ đồng, đến nay Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã mở rộng, triển khai hơn 18 chương trình tín dụng chính sách, tổng dư nợ đạt trên 6.153 tỷ đồng (tăng gấp 94 lần so với năm 2002). Hiện có trên 160 ngàn hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách còn dư nợ. Trong đó, dư nợ của hộ là người dân tộc thiểu số đạt 2.263 tỷ đồng, chiếm 36,7% tổng dư nợ.
Trong 20 năm qua, hoạt động tín dụng chính sách ưu đãi của Chính phủ nói chung và hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh nói riêng đã không ngừng phát triển và ngày càng ổn định; nguồn lực phục vụ cho công tác giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới ngày càng tăng.
Đến nay, Đắk Lắk có trên 803.186 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận với nguồn vốn; 87.509 lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn mua máy tính, thiết bị học tập và trang trải các chi phí để đến trường; thu hút, tạo việc làm cho 37.840 lao động; xây dựng 139.491 công trình nước sạch và 135.641 công trình vệ sinh môi trường theo chuẩn quốc gia; xây 19.437 căn nhà cho hộ nghèo không có nhà ở; 1.616 lao động được vay vốn xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài…
Từ đây, nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp hơn 264 ngàn hộ dân thoát nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2005-2010 từ 27% xuống còn 10%; giai đoạn 2011-2015 từ 20,8% xuống còn 6%; giai đoạn 2016-2020 giảm từ 19,39% còn 6,34% (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020). Ông Nguyễn Minh Phương, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Ngân hàng Chính sách xã hội Trung ương đánh giá cao những kết quả đạt được của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Đắk Lắk. Đồng thời, đề nghị các tổ chức cần thực hiện tốt Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội và Kết luận số 06-KL/TWcủa Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW.Trong đó, tỉnh Đắk Lắk cần quan tâm bố trí ngân sách địa phương ủy thác cho Ngân hàng Chính sách bổ sung nguồn vốn cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở phối hợp Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh củng cố, nâng cao chất lượng, năng lực đối với đội ngũ cán bộ tín dụng và hoạt động tín dụng; không ngừng nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tạo thuận lợi nhất để người nghèo tiếp cận tín dụng chính sách xã hội…
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà nhận định, trong 20 năm đưa Nghị định số 78/2002/NĐ-CP vào thực tiễn đã góp phần thay đổi cả về chất và lượng, cuộc sống của nhân dân, nhất là giúp đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh từng bước vươn lên. Nguồn vốn cho vay đã thực sự góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo, thực hiện an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Thời gian tới, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh cần tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng chính sách xã hội đặc thù; chủ động thực hiện tốt việc huy động, quản lý và sử dụng vốn hiệu quả. Đồng thời, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa ngân hàng; nâng cao năng lực, có giải pháp phát triển các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ đem lại tiện ích cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác…Dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk tặng Bằng khen cho 21 tập thể, 29 cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, có 6 tập thể và 35 cá nhân được Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam tặng Giấy khen.
Đắk Lắk có hơn 1,9 triệu người, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 35,7% dân số toàn tỉnh. Tỉnh có 184 xã, phường, thị trấn với 49 xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; tỷ lệ hộ nghèo là 12,8% (tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số là 65,2% với 41.515 hộ nghèo)./.Tin liên quan
-
Ngân hàng
Dấu ấn tín dụng chính sách trên xứ dừa
11:43' - 20/09/2022
Với mục tiêu giảm nghèo bền vững, Bến Tre đã triển khai nhiều giải pháp và bố trí nguồn lực đầu tư cải thiện đời sống của người nghèo, nhất là tại các xã vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.
-
Ngân hàng
Tín dụng chính sách giúp hơn 321.000 hộ ở Thanh Hóa thoát nghèo
17:39' - 19/09/2022
Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã được đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn của Thanh Hóa; trong đó, tập trung ưu tiên cho các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Đồng USD giảm mạnh, nhà đầu tư đổ xô vào tài sản trú ẩn an toàn
21:22' - 03/04/2025
Chỉ số đồng USD - được coi là thước đo "sức khỏe" của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác - phiên này giảm 1,6% xuống 102,03 - mức thấp nhất kể từ đầu tháng 10/2024.
-
Ngân hàng
Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
19:19' - 03/04/2025
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Khu vực 8, đến cuối tháng 2/2025, dư nợ của các tổ chức tín dụng tại Khu vực 8 đạt 535.688 tỷ đồng, tăng 7.957 tỷ đồng, bằng 1,5% so với cuối năm 2024.
-
Ngân hàng
VPBank hợp tác với GTEL: công nghệ chắp cánh cho sản phẩm tài chính
15:31' - 03/04/2025
VPBank và Tổng công ty Công nghệ - Viễn thông Toàn cầu (GTEL) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm mang đến những sản phẩm tài chính công nghệ ưu việt và đột phá.
-
Ngân hàng
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
15:24' - 03/04/2025
Mức lãi suất cố định chỉ 5,5%/năm trong 3 năm đầu, thấp hơn đáng kể so với mặt bằng chung của thị trường, giúp khách hàng yên tâm lên kế hoạch dài hạn mà không lo biến động lãi suất.
-
Ngân hàng
Điểm giao dịch xanh Agribank - vì mục tiêu phát triển bền vững
10:38' - 03/04/2025
Agribank không xem “Điểm giao dịch xanh” là một phong trào ngắn hạn mà là nền móng cho chiến lược phát triển dài hơi, hướng tới xây dựng một hệ sinh thái ngân hàng bền vững.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 3/4: Giá USD bật tăng sau quyết định áp thuế mới của Mỹ
09:00' - 03/04/2025
Tỷ giá USD hôm nay 3/4 tại Vietcombank niêm yết ở mức 25.570 - 25.930 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 110 đồng ở cả chiều mua và bán so với sáng hôm qua.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 2/4: Giá USD đồng loạt tăng
08:51' - 02/04/2025
Vietcombank niêm yết tỷ giá USD hôm nay 2/4 là 25.460 - 25.820 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 50 đồng ở cả hai chiều mua và bán so với sáng hôm qua.
-
Ngân hàng
Fed: Rủi ro lạm phát vẫn tồn tại
17:38' - 01/04/2025
Chủ tịch chi nhánh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tại New York cho biết chính sách tiền tệ hiện tại đang ở vị thế phù hợp với những diễn biến kinh tế trong năm nay.
-
Ngân hàng
Đồng won Hàn Quốc xuống mức thấp nhất trong 16 năm
09:43' - 01/04/2025
Sáng 1/4, đồng won tiếp tục giảm xuống còn 1.474,2 won/USD, đánh dấu mức thấp nhất kể từ ngày 13/3/2009, khi đồng won ở mức 1.483,5 won/USD do hậu quả của khủng hoảng tài chính toàn cầu.