Hơn 6,8 triệu ha rừng được nhận tiền dịch vụ môi trường
Ngày 24/11, tại Hà Nội, Trường Đại học Lâm nghiệp phối hợp với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR) tổ chức hội thảo quốc gia “Đánh giá 10 năm ảnh hưởng của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam".
Ông Nguyễn Chiến Cường, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam (VNFF) cho biết, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã trở thành nguồn tài chính bền vững, huy động nguồn vốn từ xã hội, góp phần vào gia tăng giá trị của ngành lâm nghiệp cũng như tăng trưởng GDP.
Nhờ có nguồn tài chính này đã góp phần trong việc quản lý rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, tạo việc làm, sinh kế bền vững cũng như nâng cao nhận thức cho người dân.
Trong 10 năm qua, tổng số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng đạt 16.758 tỷ đồng, chiếm 18,2% so với tổng đầu tư vào ngành lâm nghiệp.
Diện tích rừng được nhận tiền dịch vụ môi trường rừng tăng từ gần 1,4 triệu ha năm 2011 đến năm 2020 là trên 6,8 triệu ha; trong đó rừng đặc dụng chiếm 18,8%, rừng phòng hộ 40,5%, rừng sản xuất 40,7%.
Đối tượng được hưởng lợi dịch vụ môi trường rừng là hộ gia đình, cộng đồng, tổ chức nhận khoán bảo vệ rừng.
Từ thực tế của vườn, ông Phạm Hồng Lượng, Giám đốc Vườn quốc gia Cát Tiên đánh giá, nhìn bức tranh tổng thể trong 10 năm qua, mức độ vi phạm trong bảo vệ và phát triển rừng đã giảm đi rất nhiều.
Trong nhiều nỗ lực thì dịch vụ môi trường rừng có tác động lớn, thu hút được người dân tham gia bảo vệ, phát triển rừng.
Nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng chiếm tỷ trọng tương đối, khoảng 27% tổng nguồn kinh phí duy trì mọi hoạt động của Vườn quốc gia Cát Tiên.
Ông Phạm Hồng Lượng cho rằng, bảo vệ rừng có thành công hay không thì tính sinh kế cho người dân vùng ven rừng phải được đảm bảo.
Dịch vụ môi trường rừng đã góp phần cả thiện sinh kế cho người dân, chủ yếu là người nghèo.
Theo ông Nguyễn Chiến Cường, thu dịch vụ môi trường rừng còn một số khó khăn, tồn tại như: một số loại dịch vụ môi trường rừng chưa có quy định thu như: dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon; cung ứng bãi đẻ nguồn thức ăn con giống.
Mức chi trả vẫn còn thấp hơn so với giá trị dịch vụ môi rừng tạo ra như chỉ 36 đồng/kWh đối với cơ sở sản xuất thủy điện, 52 đồng/m3 đối với cơ sở sản xuất nước sạch; có sự chênh lệch mức chi trả giữa các tỉnh và lưu vực vì phụ thuộc vào người sử dụng môi trừng rừng và vị trí lưu vực…
Định hướng 2021-2030, ông Nguyễn Chiến Cường cho rằng, cần mở rộng đối thượng thu cũng như đối tượng được chi trả; điều chỉnh cơ chế phân bổ tiền dịch vụ môi trường rừng giữa cá tỉnh trong cùng lưu vực sông; nâng mức chi trả dịch vụ môi trường rừng….
Về mở rộng đối tượng thu cần mở rộng dịch vụ kinh doanh du lịch sinh thái; cơ sở sản xuất công nghiệp; cơ sở nuôi trồng thủy sản như nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng ngập mặn, nuôi cá nước lạnh, nuôi cá lồng trên sông, hồ…; dịch vụ hấp thụ và lưu trữ các-bon trong nước và bán tín chỉ các-bon ra thị trường thế giới.
Tại hội thảo các đại biểu cho rằng, chi phí tái trồng rừng cao nên không thể thúc đẩy người dân lựa chọn chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Hơn nữa, do mức chi trả dịch vụ môi trưởng rừng thấp nếu so với chi phí cơ hội của việc chuyển đổi rừng sang canh tác nông nghiệp hứa hẹn mang lại lợi ích kinh tế cao hơn so với tham gia vào chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Do vậy, Nhà nước cần có giải pháp phù hợp để thu hút cộng đồng địa phương vào các hoạt động bảo vệ và nâng cao chất lượng rừng và phục hồi rừng. Cơ chế dịch vụ môi trường rừng cũng cần được triển khai đồng thời với chương trình phát triển sinh kế.
Theo đó, Nhà nước cần hoàn thiện pháp lý để bổ sung nguồn thu từ các loại dịch vụ môi trưởng rừng; tăng cường cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng quản lý cơ sở dữ liệu về rừng; có chính sách phát triển rừng trồng một cách hiệu quả như: quyền sở hữu sử dụng đất, tín dụng, kết nối thị trường để rừng trồng phát triển bền vững và đủ điều kiện để hưởng lợi từ dịch vụ môi rường rừng; có giải pháp thúc đẩy tham gia vào chi trả dịch vụ môi trường rừng của các tổ chức cá nhân chi trả và hưởng lợi.
Các cơ quan quản lý nhà nước cần chủ động hơn trong việc cụ thể hóa chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng vào đặc thù mỗi địa phương./.
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Gia Lai: Bắt 3 đối tượng liên quan vụ phá rừng hương cổ thụ
12:13' - 23/11/2020
Sáng 23/11, thông tin từ huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xác nhận, lực lượng chức năng của địa phương vừa bắt giữ 3 đối tượng liên quan đến vụ cưa hạ rừng hương cổ thụ trên địa bàn xã Krong.
-
Kinh tế & Xã hội
Chưa đến 2% diện tích rừng đề xuất được chấp thuận chuyển đổi mục đích sử dụng
16:06' - 18/11/2020
Từ năm 2017 đến nay, các Bộ, ngành trung ương và địa phương đã tổ chức rà soát hồ sơ, kết hợp với kiểm tra thực địa đối với 3.630 dự án đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng.
-
Kinh tế Việt Nam
Loại bỏ hàng loạt dự án xin chuyển đổi mục đích sử dụng rừng
16:19' - 17/11/2020
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản trả lời về việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng để thực hiện các dự án.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Đức cảnh báo thời tiết khắc nghiệt ở các bang miền Tây
09:53'
Cơ quan dự báo thời tiết của Đức (DWD) ngày 23/5 cảnh báo giông bão mạnh có thể xảy ra tại nhiều khu vực của nước này.
-
Kinh tế & Xã hội
Trung Quốc: Giằng co cuộc chiến chống dịch COVID-19 tại Bắc Kinh
09:53'
Trong khi COVID-19 ở Trung Quốc có xu hướng giảm trong tuần qua, với tổng số ca nhiễm mới hằng ngày còn dưới 1.200, cuộc chiến chống dịch tại thủ đô Bắc Kinh vẫn đang trong tình thế giằng co.
-
Kinh tế & Xã hội
Nhiều tuyến đường Hà Nội ngập úng cục bộ, ùn tắc giao thông sau cơn mưa lớn
09:44'
Nhiều khu vực nội đô bị ngập nước sau trận mưa lớn và kéo dài suốt từ đêm qua đến sáng 24/5. Điển hình là khu vực đường Cổ Linh ngay đoạn trước Cổng trung tâm thương mại Aeon maill (Long Biên).
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội thực hiện các giải pháp cải thiện chất lượng không khí
09:14'
UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các cấp, các ngành tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ và hiệu quả các giải pháp cải thiện chất lượng không khí.
-
Kinh tế & Xã hội
Nổ khí gas làm gần 120 người bị thương
08:34'
Ít nhất 2 người thiệt mạng và gần 120 người bị thương trong vụ nổ khí gas tại một nhà hàng ở thủ đô Abu Dhabi của Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) ngày 23/5.
-
Kinh tế & Xã hội
Việt Nam tham dự Diễn đàn Giáo dục thế giới 2022
08:28'
Chủ đề của Diễn đàn Giáo dục thế giới 2022 năm nay tiếp tục theo đuổi mục tiêu là phát triển kỹ năng kỹ thuật số cho trẻ em.
-
Kinh tế & Xã hội
Đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên
21:53' - 23/05/2022
Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 3182/VPCP-KGVX gửi Bộ Y tế về việc tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi thứ 3 cho người từ 18 tuổi trở lên và tiêm mũi 4 cho lực lượng tuyến đầu.
-
Kinh tế & Xã hội
Iran khẩn trương tìm kiếm những người mắc kẹt trong vụ sập nhà tại thành phố Abadan
20:34' - 23/05/2022
Hiện có một trực thăng, 7 xe cứu hộ đã có mặt tại hiện trường, trong khi các nhóm cứu hộ từ nhiều thành phố khác cũng tham gia hỗ trợ.
-
Kinh tế & Xã hội
Sập tòa nhà 10 tầng tại Iran, nhiều người chết và bị mắc kẹt
19:53' - 23/05/2022
Đã có 5 người thiệt mạng trong vụ sập tòa nhà 10 tầng tại thành phố Abadan, tỉnh Khuzestan của Iran.