Họp báo Chính phủ thường kỳ: Tập trung thúc đẩy 3 động lực tăng trưởng kinh tế
Chiều 9/9, tại phiên họp báo Chính phủ tháng 8, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, trong phiên họp Chính phủ tháng 8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ: trọng tâm chỉ đạo điều hành từ nay đến cuối năm là ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hoạt động sản xuất kinh doanh gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội, đời sống nhân dân.
Bộ trưởng Trần Văn Sơn cho hay, tại phiên họp các thành viên Chính phủ đã thống nhất nhận định: kinh tế - xã hội tháng 8 tiếp tục xu hướng tích cực, nhiều lĩnh vực đạt kết quả tốt hơn so với tháng 7, duy trì đà kết quả tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước. Từ đó, tạo điều kiện để đạt kết quả cao hơn trong những tháng cuối năm. Cụ thể, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy và các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Lạm phát tiếp tục xu hướng giảm dần với CPI bình quân 8 tháng tăng 3,1%, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu Quốc hội giao (khoảng 4,5%). Qua đó, tạo dư địa cho các chính sách tiền tệ, tài khóa thúc đẩy tổng cầu và tăng trưởng kinh tế; tỷ giá, thị trường ngoại tệ được kiểm soát tốt; mặt bằng lãi suất tiếp tục xu hướng giảm. Thu ngân sách Nhà nước 8 tháng cả nước đạt trên 1,12 triệu tỷ đồng, bằng 69,4% dự toán trong điều kiện thực hiện giãn, hoãn, miễn giảm thuế, phí, lệ phí (tổng số tiền miễn, giảm, gia hạn đến hết tháng 8 ước tính là 132 nghìn tỷ đồng); nợ công, nợ Chính phủ, bội chi ngân sách Nhà nước được kiểm soát tốt.Xuất nhập khẩu tiếp tục đà tăng trở lại và trong tháng 8, xuất khẩu tăng 7,7% so với tháng 7, nhập khẩu tăng 5,7%; xuất siêu gần 3,82 tỷ USD. Tính chung 8 tháng, cả nước đã xuất siêu gần 20,2 tỷ USD. Khu vực nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, là điểm sáng và là bệ đỡ vững chắc của nền kinh tế. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản 8 tháng đạt 33,21 tỷ USD, xuất siêu 6,72 tỷ USD.
Công nghiệp tiếp tục đà phục hồi với chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 8 tăng 2,9% so với tháng 7 và tăng 2,6% so cùng kỳ (tháng 7 tăng 2,3%); trong đó, ngành chế biến chế tạo tăng 3,5%. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của ngành sản xuất trong tháng 8 đạt 50,5 điểm, thể hiện lĩnh vực sản xuất được mở rộng với số lượng đơn đặt hàng mới và sản lượng tăng trở lại.
Khu vực thương mại, dịch vụ tiếp tục tăng khá cao với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 8 tăng 0,9% so với tháng 7 và tăng 7,6% so cùng kỳ; tính chung 8 tháng tăng 10%. Đầu tư phát triển tiếp tục đạt kết quả tích cực và là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Giải ngân vốn đầu tư công 8 tháng đạt gần 297,7 nghìn tỷ đồng, đạt 42,1% kế hoạch, tăng 2,95% về tỷ lệ và tăng 85 nghìn tỷ đồng về số tuyệt đối. Tổng vốn FDI đăng ký đạt 18,15 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ; tổng vốn FDI thực hiện 8 tháng đạt 13,1 tỷ USD, tăng 1,3%. Tình hình phát triển doanh nghiệp ngày càng tích cực và tháng 8 đã có trên 14.000 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 2,3% về số doanh nghiệp và tăng 6,6% về vốn đăng ký so với tháng 7. Tính chung 8 tháng có 149.400 doanh nghiệp gia nhập thị trường, cao hơn số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 124.700. Sau khi phân tích tình hình trong nước, khu vực và quốc tế, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ mục tiêu đến cuối năm là kiên quyết, kiên trì, quyết tâm thực hiện mục tiêu tổng quát đã đề ra; tập trung nắm chắc tình hình, xây dựng các phương án, kịch bản, phản ứng chính sách kịp thời, phù hợp, vừa có những giải pháp đột phá trong ngắn hạn, vừa có giải pháp căn cơ, dài hạn. Trọng tâm chỉ đạo điều hành là ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hoạt động sản xuất kinh doanh gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội, đời sống nhân dân. Về các nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu tập trung thúc đẩy 3 động lực tăng trưởng là đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, đầu tư toàn xã hội, huy động nguồn lực toàn xã hội, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài; tăng cường hợp tác công tư (PPP); tích cực, chủ động thu hút FDI có chọn lọc, bảo đảm chất lượng. Bên cạnh đó, giữ vững, củng cố các thị trường truyền thống và tích cực mở rộng các thị trường mới. Đồng thời, tập trung phát triển mạnh thị trường trong nước; đẩy mạnh Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, tổ chức rộng khắp các chương trình khuyến mại, kích cầu tiêu dùng. Về điều hành chính sách tài khoá, tiền tệ, các cơ quan chức năng tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, tăng cường khả năng tiếp cận vốn, đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên; phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hòa với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, nhanh chóng, dứt khoát và các chính sách khác để ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Cùng với đó, tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phục hồi sản xuất công nghiệp, trọng tâm là công nghiệp chế biến chế tạo, khôi phục chuỗi cung ứng; đẩy nhanh tiến độ các dự án quy mô lớn, công nghệ cao, có tính lan tỏa mạnh mẽ. Đồng thời, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, nhất là lương thực, thực phẩm, các mặt hàng thiết yếu; tận dụng tốt cơ hội xuất khẩu nông sản, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp chống khai thác thủy sản bất hợp pháp để gỡ thẻ vàng của EU…/.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyên gia Nguyễn Bích Lâm: Giải ngân nhanh vốn đầu tư công, “gánh vác và bù đắp” tăng trưởng kinh tế
15:39' - 06/09/2023
Cứ giải ngân 1 đồng vốn đầu tư công sẽ kéo theo 1,62 đồng vốn đầu tư ngoài nhà nước; đồng thời giải ngân vốn đầu tư công tăng 1% so với năm trước sẽ thúc đẩy GDP tăng thêm 0,06 điểm phần trăm.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển kinh tế vùng Đông Nam bộ: Phát huy vai trò các đô thị lớn
08:11' - 02/09/2023
Vùng Đông Nam bộ gồm TPHCM và 5 tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh. Đây là vùng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ vọng đạt mức tối đa mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2023
18:23' - 01/09/2023
Theo Tổng cục Thống kê, tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2023 của nước ta đã xuất hiện một số điểm sáng đáng ghi nhận.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp mở rộng, phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển
10:28' - 23/08/2023
Bình Thuận là tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, có bờ biển dài 192km với vùng lãnh hải rộng 52 nghìn km2 nên giàu tiềm năng về kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Loạt chính sách liên quan đến kinh tế hiệu lực từ tháng 9/2023
10:24' - 23/08/2023
Một loạt chính sách mới về kinh tế như bổ sung quy định cho vay bằng phương tiện điện tử; trường hợp tổ chức tín dụng không được cho vay … sẽ có hiệu lực chính thức từ tháng 9/2023.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hạt nhân kết nối cảng biển và logistics miền Trung - Bài cuối: Vươn lên bằng nguồn nhân lực chất lượng cao
21:14' - 30/04/2025
Trong định hướng phát triển cảng biển và logistics, Đà Nẵng và Quảng Nam trở thành đầu mối trọng yếu, đóng vai trò trung tâm kết nối và điều phối hệ thống cảng biển – logistics khu vực miền Trung.
-
Kinh tế Việt Nam
Hạt nhân kết nối cảng biển và logistics miền Trung - Bài 1: Động lực phát triển kinh tế
21:10' - 30/04/2025
Theo định hướng, cụm cảng biển và logistics khu vực Đà Nẵng – Quảng Nam cùng với các cụm cảng biển và logistics 2 đầu đất nước định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu khu vực Đông Nam Á trong tương lai.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Kỳ vọng tăng trưởng bền vững giữa áp lực hội nhập và cải cách
18:50' - 30/04/2025
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn nhiều bất định, các định chế tài chính quốc tế lớn như WB và ADB vẫn đánh giá lạc quan về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam trân trọng ghi nhớ và tri ân sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế
17:57' - 30/04/2025
Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn ghi khắc trong lòng tình đoàn kết quốc tế cao cả, sự ủng hộ quý báu của bạn bè quốc tế trong những năm tháng khó khăn, gian khổ nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo
16:45' - 30/04/2025
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết: Trong tháng 4/2025, Bộ Công Thương đã ban hành 10 quyết định thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đã cấp cho thương nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam Thông tấn xã đưa tin chiến thắng ngày 30/4/1975
13:56' - 30/04/2025
Hàng loạt tin, bài chuyển theo đường morse, teletype, hàng ngàn tấm ảnh màu và đen trắng được chuyển thẳng về Hà Nội, đáp ứng nhu cầu thông tin của báo chí trong nước và quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố mang tên Bác - Bài 5: “Tâm và thế” mới trong sứ mệnh phát triển cùng đất nước
13:25' - 30/04/2025
Thành phố cũng đang tích cực, chuẩn bị “tâm và thế” mới cho chặng đường phát triển mới trong thời gian tới với những dư địa phát triển lớn hơn, không gian rộng hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố mang tên Bác - Bài 4: Nâng tầm đổi mới sáng tạo
13:25' - 30/04/2025
Thành phố Hồ Chí Minh đã khẳng định vị thế dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố mang tên Bác - Bài 3: Tiên phong hội nhập quốc tế
13:24' - 30/04/2025
Từ một thành phố từng chịu ảnh hưởng nặng nề do chiến tranh, đến nay Thành phố Hồ Chí Minh đã thiết lập quan hệ hữu nghị và hợp tác với 58 địa phương trên toàn thế giới.