Hợp tác kinh tế thương mại Trung Quốc-Việt Nam phát triển mạnh mẽ
Theo trang mạng tin tức thương mại thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc (comnews.cn), trong những năm gần đây, hợp tác kinh tế thương mại Trung Quốc - Việt Nam liên tục đạt đến tầm cao mới.
Quang cảnh cảng hàng hóa tại tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
*Tiềm năng hợp tác kinh tế thương mại to lớn
Các chuyên gia cho rằng, Trung Quốc và Việt Nam có lợi thế riêng về phát triển kinh tế, có tính bổ sung mạnh mẽ, tiềm năng hợp tác kinh tế thương mại to lớn, triển vọng rộng mở.
Ông Viên Ba (Yuan Bo), Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Á, Viện nghiên cứu Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, trong khuôn khổ Khu vực thương mại tự do Trung Quốc - ASEAN và Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Trung Quốc và Việt Nam kiên trì khái niệm phát triển tự do và cởi mở, tích cực thúc đẩy hợp tác thương mại tự do chất lượng cao, tạo môi trường phát triển tốt cho sự phát triển nhanh chóng của thương mại và đầu tư song phương. Trong tương lai, với việc xây dựng Khu vực thương mại tự do Trung Quốc - ASEAN 3.0 và nâng cấp RCEP, Trung Quốc và Việt Nam sẽ thúc đẩy hơn nữa việc tự do hóa và tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, đồng thời đạt được sự đồng thuận trong các lĩnh vực mới nổi như kinh tế số, kinh tế xanh và kết nối chuỗi cung ứng. Dự kiến mức độ “kết nối mềm” giữa hai nước về hàng hóa, yếu tố, thị trường, quy tắc và tiêu chuẩn sẽ được cải thiện hơn nữa trong tương lai. Đồng thời, khi việc xây dựng các dự án đường sắt khổ tiêu chuẩn xuyên biên giới đi vào làn đường nhanh, cũng như khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới Trung Quốc-Việt Nam, cửa khẩu thông minh và hải quan thông minh đang dần được thúc đẩy, thì “kết nối cứng” trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng của hai nước cũng sẽ bước vào giai đoạn phát triển mới. Trung Quốc và Việt Nam thúc đẩy mức độ kết nối cao hơn, mang lại nhiều cơ hội phát triển hơn cho hợp tác kinh tế và thương mại giữa hai nước. Chuyên gia Viên Ba lấy ví dụ, trong lĩnh vực nông sản, kể từ khi RCEP có hiệu lực và đi vào thực hiện, kim ngạch thương mại nông sản giữa Trung Quốc và Việt Nam tăng trưởng đều đặn qua từng năm. Trung Quốc và Việt Nam nói chung có tính bổ sung cao trong lĩnh vực nông sản. Trong tương lai, hai nước sẽ tăng cường hợp tác về tiếp cận thị trường nông sản và xúc tiến thương mại. Khu vực thương mại tự do Trung Quốc-ASEAN 3.0 cũng sẽ nâng cấp các quy tắc về thủ tục hải quan và tạo thuận lợi cho thương mại, các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch thực vật... Dự kiến, sự phát triển của thương mại nông sản sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho nông dân và người trồng trọt nông nghiệp của hai nước, cũng như những người làm việc trong các ngành như chế biến thực phẩm, mà còn mang lại nhiều lựa chọn hơn và giá cả ưu đãi hơn cho người tiêu dùng của hai nước. Chuyên gia Viên Ba cho biết thêm, ngoài thương mại và đầu tư truyền thống, Trung Quốc và Việt Nam còn có tiềm năng phát triển lớn về kinh tế số và kinh tế xanh. Nền kinh tế số của Việt Nam đang phát triển nhanh chóng trong số các nước Đông Nam Á. Theo các báo cáo liên quan, năm 2024 nền kinh tế số duy trì mức tăng trưởng hai con số, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 16% và tổng giá trị hàng hóa là 36 tỷ USD. Sự tăng trưởng này chủ yếu được thúc đẩy bởi thương mại điện tử và du lịch trực tuyến. Ông Viên Ba khẳng định, trong tương lai, Trung Quốc và Việt Nam có thể tăng cường phối hợp chính sách, đổi mới mô hình hợp tác, thúc đẩy phát triển tích hợp thương mại điện tử xuyên biên giới và các ngành công nghiệp truyền thống trong nước, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực chuyển đổi số, du lịch trực tuyến, thành phố thông minh, trí tuệ nhân tạo... để khai thác sâu hơn tiềm năng hợp tác của kinh tế số. Đồng thời, Việt Nam cũng rất coi trọng phát triển kinh tế xanh và đã xây dựng Chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia. Với việc bổ sung các quy tắc và mục hợp tác có liên quan trong lĩnh vực kinh tế xanh trong Khu vực thương mại tự do Trung Quốc-ASEAN 3.0, Trung Quốc và Việt Nam có không gian và triển vọng hợp tác rộng rãi trong các lĩnh vực điện sạch, ô tô năng lượng mới, quản trị môi trường, chuyển đổi xanh, tài chính xanh...- Từ khóa :
- việt nam
- trung quốc
- hợp tác
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Học giả Trung Quốc đề xuất giải pháp thúc đẩy hợp tác thực chất Việt -Trung
15:02' - 03/02/2025
Ông Lôi Tiểu Hoa - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Quảng Tây (Trung Quốc) đề xuất 4 nhóm giải pháp thúc đẩy hợp tác thực chất Việt Nam-Trung Quốc.
-
Kinh tế & Xã hội
75 năm quan hệ Việt Nam-Trung Quốc: Những kết nối lịch sử tạo đà cho tương lai hợp tác rộng mở
21:18' - 18/01/2025
Sự gần gũi về văn hóa giữa nhân dân hai nước, cũng như giao lưu nhân dân giữa Việt Nam và Trung Quốc nói chung và giữa Việt Nam và Hong Kong tạo thành dòng chảy tự nhiên thúc đẩy quan hệ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ thường kỳ: Không để xảy ra thiếu lao động tại các vùng kinh tế trọng điểm sau Tết
21:15'
Các địa phương, các doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách tiền lương, bình quân tiền lương của người lao động năm 2024 đạt gần 9 triệu đồng/tháng, tăng so với năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Đề nghị bổ sung quy định về số lượng cấp phó khi sắp xếp tổ chức bộ máy
19:17'
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển khai đồng bộ giải pháp ổn định thị trường ngoại hối và quản lý hoạt động kinh doanh vàng
18:30'
Triển khai đồng bộ các giải pháp về quản lý ngoại hối nhằm góp phần ổn định thị trường ngoại tệ, hỗ trợ điều hành chính sách tiền tệ.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ số giá tiêu dùng của Hà Nội tăng 3,09% so với cùng kỳ
18:29'
Ngày 5/2, Cục Thống kê Hà Nội công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 01/2025 của Thủ đô tăng 0,51% so với tháng trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ thường kỳ: Sẽ đảm bảo nguồn tín dụng cho mục tiêu tăng trưởng GDP
17:46'
Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách khác, bám sát các mục tiêu đề ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại
17:38'
Các tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ bản tin cảnh báo, dự báo về diễn biến đợt không khí lạnh, rét và thông tin kịp thời cho các cấp chính quyền cơ sở, nhân dân
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ thường kỳ: Phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên
17:34'
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 8% trở lên sẽ tạo nền tảng bước vào giai đoạn mới, kỷ nguyên đạt mục tiêu tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm ở mức hai con số.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiếp tục duy trì tuyến bay Điện Biên - Tp. Hồ Chí Minh
17:04'
Đây là tuyến bay quan trọng, góp phần thúc đẩy giao thương và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Điện Biên nói riêng và khu vực Tây Bắc nói chung.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ninh và Tập đoàn Texhong gỡ vướng mắc để sớm lấp đầy các khu công nghiệp
16:59'
Tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Texhong (Trung Quốc) sẽ phối hợp chặt chẽ, nhanh chóng giải quyết dứt điểm khó khăn, vướng mắc để tạo điều kiện hoàn thiện đầu tư các hạ tầng tại Khu công nghiệp Hải Hà.