Hợp tác quản lý bền vững nguồn nước sông Mekong
Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, ngày 27/9, Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á đã tổ chức Hội thảo Quản lý bền vững nguồn nước sông Mekong tại Jakarta.
Tham dự hội thảo có đại diện các bộ, ngành của Indonesia, đại diện một số Đại sứ quán các nước lưu vực sông Mekong, các học giả, nhà nghiên cứu, nhà hoạt động môi trường...
Hội thảo nhằm đề xuất các khuyến nghị toàn diện về quản lý tài nguyên nước sông Mekong; giới thiệu và thúc đẩy một số dự án có giá trị thực tiễn đối với quản lý tài nguyên nước bền vững ở sông Mekong, đồng thời đưa ra các giải pháp đối phó với những nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt đang đe dọa dòng sông này.
Hai phiên của hội thảo tập trung vào các nội dung: Hiện trạng quản lý tài nguyên nước sông Mekong và hướng tới nguồn tài nguyên nước bền vững; An ninh nguồn nước sông Mekong và tác động của nó đối với ổn định khu vực.
Tiến sĩ Arisman, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á nhấn mạnh nếu các quốc gia ở thượng nguồn dòng sông không sử dụng bền vững nguồn nước sẽ làm ảnh hưởng đến nhiều quốc gia vùng hạ lưu, trong đó có các nước sản xuất nhiều lúa gạo như Thái Lan hay Việt Nam.
Bởi vậy, tiến sĩ Arisman cho rằng các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần phải cùng nhau hành động để bảo vệ lợi ích cũng như đảm bảo sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn nước của dòng sông, đồng thời cần đưa vấn đề quản lý bền vững nguồn nước sông Mekong vào nội dung thảo luận tại các cuộc họp của ASEAN và đây cũng nên là lĩnh vực hợp tác quan trọng không chỉ của các nước trong lưu vực sông Mekong mà của cả 10 quốc gia thành viên ASEAN.
Bà Laksmi Dhewanthi, chuyên gia của Bộ Môi trường và Lâm nghiệp Indonesia cho biết sông Mekong không chỉ cung cấp nguồn nước quan trọng mà còn đem lại nhiều lợi ích về thủy sản cũng như môi trường cho các nước trong lưu vực. Do đó, các quốc gia cần phải có trách nhiệm và cùng hợp tác để sử dụng bền vững nguồn nước của dòng sông này.
Tham dự hội thảo, các đại biểu cũng phân tích những thách thức lớn trong việc quản lý bền vững nguồn nước sông Mekong, trong đó có khoảng cách phát triển giữa các quốc gia, mức độ hội nhập quốc tế, vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu.
Để giải quyết các thách thức này, các chuyên gia đã đề cập một số giải pháp như gắn kết hợp tác giữa các nước trong lưu vực sông Mekong; tăng cường hợp tác trong lĩnh vực môi trường, đặc biệt trong ứng phó biến đổi khí hậu, thiên tai và bảo vệ và phát triển hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong khu vực; xây dựng Chương trình hành động tổng thể gắn với trách nhiệm của mỗi quốc gia; huy động nguồn lực cho các dự án liên quan đến dân sinh trong khu vực...
Sông Mekong là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới với chiều dài 4.800km, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và đổ ra Biển Đông. Tổng diện tích lưu vực sông Mekong bao gồm 795.000 km2 và có 73 triệu dân cư sinh sống.
Sông Mekong có nhiều chức năng, là nguồn cung cấp nước cho thủy điện; hỗ trợ sinh kế của cộng đồng, đặc biệt là ngành thủy sản, cung cấp nước cho sản xuất lúa gạo, cung cấp nước sinh hoạt, là một tuyến giao thông quan trọng và một khu vực du lịch tiềm năng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Cùng hiến kế phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long
15:10' - 27/09/2017
Nhiều giải pháp mang tính liên ngành, liên vùng với tầm nhìn dài hạn để chuyển đổi hiệu quả trong quy hoạch tổng thể, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển nông nghiệp bền vững đã được đưa ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng gặp gỡ Đại sứ, đại diện cơ quan ngoại giao bên lề hội nghị tại ĐBSCL
13:18' - 27/09/2017
Bên lề hội nghị về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, sáng 27/9 tại Cần Thơ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gặp gỡ với Đại sứ, đại diện một số cơ quan ngoại giao tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ đề xuất sáng kiến quản lý bền vững nguồn nước sông Mekong
19:01' - 06/08/2017
Sáng kiến của Hoa Kỳ đã được các nước Mekong hoan nghênh và nhất trí triển khai.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ: Việc tinh gọn bộ máy cần tiến hành toàn diện và đồng bộ
08:30'
Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn Tiến sỹ Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ nông dân sản xuất nông nghiệp tốt được cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi
08:20'
Để khuyến khích nông dân mở rộng thêm diện tích sản xuất được cấp mã số vùng trồng trong năm 2025, ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục tăng cường hỗ trợ nông dân, hợp tác xã
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy – Cuộc cách mạng lớn bắt đầu từ việc cụ thể
08:14'
Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ việc tinh gọn bộ máy chính trị phải bắt đầu từ những việc rất cụ thể, rất chi tiết và rất thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo
08:06'
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 25/11, Quốc hội sẽ thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường nông sản: Xuất khẩu gạo đã vượt 8 triệu tấn
17:25' - 24/11/2024
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 15/11, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 8,05 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
16:21' - 24/11/2024
Đây là chuyến thăm đầu tiên sau 11 năm của Tổng thống Bulgaria và cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Rumen Radev trên cương vị Tổng thống.
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp giải đáp những vướng mắc về chính sách sản xuất nông nghiệp
13:26' - 24/11/2024
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49%
12:44' - 24/11/2024
Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49% so cùng kỳ, đạt 94,3% kế hoạch năm với hơn 51.343 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55' - 24/11/2024
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.