Mỹ đề xuất sáng kiến quản lý bền vững nguồn nước sông Mekong
Theo phóng viên TTXVN đưa tin từ Philippines, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Rex Tillerson đã đề xuất Sáng kiến Dữ liệu nguồn nước Mekong nhằm hỗ trợ các nước khu vực sông Mekong trong công tác thu thập, chia sẻ thông tin, phục vụ quản lý nguồn nước sông một cách bền vững.
Đây là một trong những nội dung quan trọng được thảo luận tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Sáng kiến Hạ nguồn Mekong (LMI) lần thứ 10 diễn ra chiều 6/8 tại thủ đô Manila của Philippines, trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 50.
Hội nghị có sự tham dự của Bộ trưởng Ngoại giao các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam, Hoa Kỳ và Tổng thư ký ASEAN. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự hội nghị.
Sáng kiến của Hoa Kỳ đã được các nước Mekong hoan nghênh và nhất trí triển khai. Các Bộ trưởng cũng khẳng định tiếp tục hợp tác với Ủy hội sông Mekong vì sự tăng trưởng bền vững, bao trùm và có trách nhiệm với môi trường tại lưu vực sông Mekong.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hoan nghênh những thành tựu quan trọng mà hợp tác LMI đạt được trong thời gian qua và khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục cùng các nước Mekong và Mỹ thúc đẩy hợp tác vì sự phát triển bền vững tại khu vực Mekong.
Phó Thủ tướng cho rằng LMI có thể hỗ trợ các nước Mekong thích ứng và nắm bắt cơ hội phát triển mới trong bối cảnh khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang chuyển đổi nhanh chóng.
Để làm được điều này, LMI cần đặt ưu tiên vào giúp các nước Mekong chuyển đổi từ mô hình tăng trưởng dựa vào khai thác tài nguyên và lao động giá rẻ sang phát triển kinh tế dựa trên tri thức, sức sáng tạo và phát huy tinh thần doanh nghiệp; tạo dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp tại khu vực Mekong.
Mặt khác, LMI thúc đẩy kết nối thông suốt trong nội khối các nước Mekong và giữa khu vực Mekong với các quốc gia bên ngoài thông qua các dự án bổ trợ cho Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN, hỗ trợ kỹ thuật và chia sẻ kinh nghiệm về phát triển cơ sở hạ tầng.
Bên cạnh đó, LMI cần tiếp tục hỗ trợ các nước Mekong bảo đảm sự cân bằng về an ninh năng lượng, an ninh lương thực và an ninh nguồn nước; nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu; và giảm thiểu các tác động tiêu cực tiềm tàng về môi trường và xã hội của các dự án cơ sở hạ tầng lớn.
Hội nghị cũng tập trung thảo luận về định hướng hợp tác trong thời gian tới và phương thức nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ chế LMI. Các Bộ trưởng khẳng định cam kết thúc đẩy hợp tác LMI nhằm hỗ trợ các nước Mekong hội nhập kinh tế khu vực và phát triển bền vững.
Các Bộ trưởng cũng nhất trí tăng cường hợp tác trên 6 trụ cột ưu tiên (gồm kết nối, môi trường và nước, giáo dục, y tế, an ninh năng lượng, an ninh lượng thực và nông nghiệp) để thực hiện thành công Kế hoạch hành động LMI giai đoạn 2016-2018.
Kết thúc hội nghị, các bộ trưởng đã thông qua Tuyên bố chung và nhất trí tổ chức Hội nghị Bộ trưởng LMI lần thứ 11 tại Singapore vào năm 2018./.
- Từ khóa :
- mỹ
- sông mekong
- asean
- lmi
- mekong
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Làm gì để phát huy lợi thế đặc thù vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
14:26' - 04/08/2017
Hội nghị thẩm định điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Đồng bằng sông Cửu Long do Bộ Xây dựng tổ chức ngày 4/8 tại Hà Nội.
-
Ý kiến và Bình luận
Hãy tiết kiệm nước nông nghiệp cho nông dân sông Mekong
16:19' - 16/03/2017
“Hãy tiết kiệm nước nông nghiệp cho nông dân sông Mekong” là chủ đề và cũng là khuyến cáo của các nhà khoa học.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thành lập Ban Thư ký thúc đẩy hợp tác lưu vực sông Mekong
19:03' - 10/03/2017
Ngày 10/3, tại trụ sở Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Bắc Kinh, Ban Thư ký Trung Quốc nằm trong khuôn khổ hợp tác sông Mekong – Lan Thương chính thức được thành lập.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Khi kim cương không còn là ưu tiên quốc gia của Israel
19:16'
Trong suốt hơn nửa thế kỷ, Israel từng là quốc gia dẫn đầu thế giới trong ngành kim cương, chỉ sau Bỉ.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan trấn áp các tour du lịch trái phép
16:49'
Thông tin được đưa ra trong bối cảnh công chúng ngày càng quan tâm, đặc biệt là về những tin đồn liên quan đến an toàn được lan truyền trên mạng xã hội.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan Mỹ: Những ngành xuất khẩu của EU chịu ảnh hưởng nặng nhất
13:17'
Bà Maria Demertzis, Giám đốc Trung tâm chiến lược kinh tế tại tổ chức Conference Board (Bỉ), cho biết tác động của mức thuế 50% sẽ thực sự lớn đối với một số ngành.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:20'
Tổng thống Mỹ đề xuất áp thuế 50% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ EU, Xiaomi sẽ đầu tư 50 tỷ NDT phát triển chip điện thoại thông minh cao cấp... là một số sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng của EU sau khi Tổng thống Mỹ cảnh báo áp thuế mới
20:25' - 24/05/2025
Ủy viên Thương mại của EU Maros Sefcovic ngày 23/5 kêu gọi Mỹ tôn trọng đối tác thương mại, đồng thời cam kết sẵn sàng làm việc trên tinh thần thiện chí và đảm bảo một thỏa thuận có lợi cho cả 2 bên.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh đẩy nhanh xây các nhà máy điện hạt nhân
11:10' - 24/05/2025
Tổng thống Donald Trump ngày 23/5 đã ký loạt sắc lệnh, chỉ thị hành pháp nhằm đẩy nhanh xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, bao gồm cả những thiết kế nhỏ và chưa được thử nghiệm.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chính thức dỡ bỏ trừng phạt Syria
08:48' - 24/05/2025
Ngày 23/5, Mỹ đã dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế toàn diện với Syria, đánh dấu một sự thay đổi chính sách mạnh mẽ sau khi chính quyền của ông Bashar al-Assad kết thúc.
-
Kinh tế Thế giới
Kim ngạch thương mại Việt Nam-Malaysia tăng trưởng ấn tượng
22:57' - 23/05/2025
Kim ngạch xuất khẩu từ Malaysia sang Việt Nam tăng mạnh hơn so với chiều ngược lại, đạt khoảng 160%, phản ánh nhu cầu ngày càng gia tăng của Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN và thuế quan Mỹ: Lấy đối thoại làm trọng tâm
22:45' - 23/05/2025
Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã có một cuộc họp đặc biệt để thảo luận về quan điểm, về cách ASEAN nên tập hợp lại cùng nhau để có lập trường ASEAN và đã đưa ra một tuyên bố chung.