Hưng Yên không để tình trạng vốn chờ dự án
Năm 2024, tỉnh Hưng Yên được giao trên 19.921 tỷ đồng vốn đầu tư công và là một trong những địa phương có kế hoạch vốn lớn, tăng trên 4.890 tỷ đồng so với năm 2023. Để đạt mục tiêu đề ra, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên vừa ban hành Kết luận số 741-KL/TU về việc triển khai kế hoạch đầu tư công năm 2024.
Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên kêu gọi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận xã hội, ủng hộ của nhân dân trong giải phóng mặt bằng và triển khai các dự án đầu tư công. Không để tình trạng vốn chờ dự án, dự án chờ giải phóng mặt bằng; rút ngắn thời gian, nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị dự án đầu tư; đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và triển khai, thi công dự án bù cho sự chậm trễ trong chuẩn bị dự án đầu tư; lấy đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và triển khai, thi công dự án năm 2024 để bù cho sự chậm trễ của năm trước.Lấy kết quả giải phóng mặt bằng, thực hiện kế hoạch đầu tư công hằng năm là một tiêu chí đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của tập thể, cá nhân; kịp thời biểu dương, khen thưởng, động viên tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong giải phóng mặt bằng và thực hiện kế hoạch đầu tư công.
Các địa phương cần tăng cường quản lý thu ngân sách; đôn đốc thu hồi các khoản thuế và nghĩa vụ tài chính, nhất là các khoản thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; tập trung khai thác các nguồn thu, bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, phấn đấu vượt dự toán thu ngân sách các cấp năm 2024, đáp ứng nhiệm vụ chi đã đề ra, nhất là chi đầu tư phát triển, phần đối ứng của ngân sách cấp huyện, cấp xã. Các địa phương khẩn trương trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định phương án sử dụng nguồn tăng thu ngân sách năm 2023 dành cho đầu tư phát triển theo quy định. Tỉnh Hưng Yên yêu cầu các sở, ngành và các địa phương rà soát, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2024 và kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 bảo đảm phù hợp với thực tiễn khả năng cân đối nguồn vốn; thực hiện phân bổ vốn đầu tư tập trung, không dàn trải, phân tán nguồn lực. Tỉnh đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên đầu tư các công trình, dự án lớn, quan trọng, trọng điểm của tỉnh, địa phương, nhất là các dự án giao thông có tính liên kết vùng, tác động lan tỏa, tạo đột phá quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bên cạnh đó, tỉnh bố trí đủ vốn, đẩy nhanh tiến độ triển khai và sớm hoàn thành đưa vào sử dụng các công trình, dự án đầu tư công, nhất là các dự án cơ bản hoàn thành, dự án chậm tiến độ, dự án chuyển tiếp. Tỉnh yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu cam kết về tiến độ và bảo đảm chất lượng công trình, dự án, nhất là các dự án giao thông, xây dựng, dự án xây dựng nông thôn mới. Theo Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hưng Yên Trần Quốc Toản, năm 2023, toàn tỉnh đã giải ngân được 15.280 tỷ đồng, bằng 127,3% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, góp phần phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hoàn thành, triển khai nhiều dự án hạ tầng giao thông quan trọng.Tuy nhiên, việc thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2023 vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: tỷ lệ giải ngân chỉ đạt 91,8% kế hoạch vốn giao từ các nguồn; tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ngân sách tập trung do tỉnh quản lý và tỷ lệ giải ngân nguồn thu tiền sử dụng đất tỉnh quản lý chỉ đạt 79,1% và 90,1% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; tỷ lệ giải ngân nguồn vốn cấp huyện quản lý đạt 86% kế hoạch…
Ở một số nơi, việc đấu thầu, chỉ định thầu thiếu tính cạnh tranh, tập trung vào một số ít nhà thầu. Một số nhà thầu năng lực hạn chế, kéo dài thời gian thi công. Nhiều công trình dự án đầu tư công tiến độ chậm, buộc chủ đầu tư chạy chỉ tiêu giải ngân năm bằng cách tăng cường tạm ứng vốn cho nhà thầu… Nguyên nhân chủ yếu là do một số cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị, nhất là người đứng đầu chưa lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sát sao việc triển khai các dự án đầu tư công. Việc giải phóng mặt bằng còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư công; khó khăn, vướng mắc phát sinh chậm được xử lý. Việc lập, thẩm định, phê duyệt một số dự án đầu tư công còn chậm, chất lượng hạn chế dẫn đến chậm phân bổ vốn chi tiết theo quy định (trước ngày 31/12 hằng năm) và nhiều dự án phải điều chỉnh chủ trương đầu tư. Bên cạnh đó, do hụt nguồn thu tiền sử dụng đất, nhiều địa phương phải điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2023 vào thời điểm sát kết thúc năm hoặc đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp, cá biệt có trường hợp ở cấp huyện, xã còn phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản nhưng chưa được thống kê, đánh giá đầy đủ.Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Kho bạc Nhà nước Ninh Thuận nhiều giải pháp giải ngân vốn đầu tư công
15:25' - 13/03/2024
Kho bạc Nhà nước Ninh Thuận cũng lưu ý các đơn vị nghiêm túc thực hiện trách nhiệm của Kho bạc Nhà nước trong quyết toán vốn đầu tư công theo niên độ và quyết toán dự án hoàn thành theo quy định.
-
Tài chính
Tây Ninh bổ sung 232 tỷ đồng cho 8 dự án đầu tư công phát sinh năm 2024
08:03' - 09/03/2024
Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh cho biết tỉnh phát sinh 7 dự án sử dụng vốn ngân sách địa phương và 1 dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương đủ điều kiện giao kế hoạch vốn năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Tài chính: Vẫn còn 32 bộ, cơ quan trung ương chưa giải ngân đầu tư công
17:03' - 08/03/2024
Bộ Tài chính cho biết, ước thanh toán vốn đầu tư công của cả nước đến hết tháng 2 là trên 59.998 tỷ đồng, đạt 8,7% tổng kế hoạch vốn và đạt 9,13% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
08:36'
Sáng 17/2, Quốc hội thảo luận ở hội trường, trong đó có việc thảo luận về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài cuối: Từ cam kết tới hành động
08:34'
Xuất khẩu xanh đang trở thành động lực mới cho thương mại toàn cầu khi nhiều nền kinh tế lớn đẩy mạnh chiến lược giảm phát thải và phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 3: Áp lực cho chuỗi giá trị
08:24'
Các thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản… đang chuyển hướng mạnh mẽ sang tiêu dùng các sản phẩm được sản xuất theo hướng xanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 2: Lựa chọn sống còn để tiến xa hơn
08:10'
Các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp dệt may, da giày đã chia sẻ về mô hình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, các bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp hỗ trợ để doanh nghiệp có bước tiến xa hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 1: Bắt nhịp "cuộc chơi" toàn cầu
08:08'
Thông tấn xã Việt Nam thực hiện 4 bài viết về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số với những bài học thực tế và những giải pháp để các nhà xuất khẩu của Việt Nam tiến xa hơn trong "cuộc chơi" toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhanh chóng kiện toàn, triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới
11:12' - 16/02/2025
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận ở tổ ngày 13/2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước là điều người dân mong đợi từ lâu.