Hướng đến nền nông nghiệp xanh từ sản xuất tuần hoàn
Chuyển đổi xanh đang là xu hướng tất yếu trong phát triển nông nghiệp hiện nay. Không nằm ngoài xu thế đó, ngành nông nghiệp Bắc Ninh cũng đang hướng dần tới các mô hình nông nghiệp tuần hoàn, giảm phát thải nhà kính và hạn chế ô nhiễm môi trường.
* Biến phế phẩm nông nghiệp thành tiềnTại Bắc Ninh đã xuất hiện một số mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng tuần hoàn của một số doanh nghiệp, cá nhân đã đem lại hiệu quả trong sản xuất. Ông Nguyễn Ngọc Ninh, Giám đốc Trung tâm khuyến nông, phát triển công nghệ cao Bắc Ninh cho biết, nhờ những chính sách hỗ trợ của tỉnh trong những năm qua, nhiều địa phương trong tỉnh đã không ngừng phát triển và mở rộng các mô hình nông nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp theo hướng hữu cơ. Nhiều tiến bộ kỹ thuật công nghệ mới được áp dụng rộng rãi vào sản xuất nông nghiệp, mang lại hiệu quả cao.Điển hình như mô hình nuôi gà đẻ trứng của Công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư phát triển chăn nuôi gia công thuộc Tập đoàn DABACO Việt Nam đã ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi gà đẻ trứng vào áp dụng cho ăn uống, thu trứng tự động. Toàn bộ chất thải được tự động đưa ra khu xử lý và được tái sử dụng làm phân bón cho cây trồng. Trung bình mỗi năm, nhà máy cung cấp ban thị trường khoảng 30 triệu trứng gà thương phẩm và hàng nghìn tấn phân hữu cơ đã qua xử lý để bón cho cây trồng.
Bên cạnh đó, có một số hộ dân đã áp dụng sản xuất tuần hoàn theo quy mô nông hộ như mô hình chăn nuôi vỗ béo bò thịt của ông Nguyễn Văn Long ở xã Lãng Ngâm huyện Gia Bình. Với quy mô từ 60 đến 100 con bò thịt, trang trại bò của gia đình ông Long luôn sạch sẽ, đàn bò phát triển tốt do đã được xử lý bởi mô hình tuần hoàn. Ông Long chia sẻ, với quy mô trang trại hàng trăm con bò, lượng phân thải ra mỗi ngày rất lớn nếu không có biện pháp xử lý sẽ ảnh hưởng tới môi trường. Do đó, gia đình đã tận dụng số phân này để xử lý làm phân bón cho vườn bưởi và cam. Bằng cách này, đã tiết kiệm được chi phí mua phân bón cho vườn cây ăn quả Hơn 7000 mét vuông đất trồng lúa không mang lại hiệu quả, chị Nguyễn Hạnh Lê ở xã Nguyệt Đức, thị xã Thuận Thành đã chuyển đổi sang mô hình nuôi ốc nhồi theo hướng hữu cơ, áp dụng quy trình tuần hoàn khép kín. Trang trại của chị Lê có khoảng 4.000 con ốc sinh sản, trung bình mỗi tháng, gia đình cung cấp ra thị trường từ năm đến sáu tạ ốc thương phẩm, sau khi trừ chi phí, gia đình chị thu lãi gần 200 triệu đồng mỗi năm. Chị Lê cho biết, hệ thống ao nuôi của gia đình luôn đảm bảo sạch sẽ, các loại rau, củ quả, bèo tấm được trồng xung quanh ao nuôi vừa có tác dụng che mát vừa tạo nguồn thức ăn cho ốc. Với cách làm này sẽ giảm được chi phí đầu vào do tận dụng được nguồn thức ăn tại chỗ. Điều quan trọng hơn cả là ốc được nuôi hoàn toàn bằng các loại thức ăn có nguồn gốc tự nhiên, thành phẩm khi đến tay người tiêu dùng sẽ là thực phẩm an toàn, đạt chất lượng. *Hướng đến nền nông nghiệp xanhLà tỉnh công nghiệp nhưng sản xuất nông nghiệp tại Bắc Ninh luôn được lãnh đạo tỉnh coi trọng theo hướng sản xuất ứng dụng công nghệ cao gắn với bảo vệ môi trường. Tỉnh Bắc Ninh cũng đã ban hành Nghị quyết số 07/2022/NQ-HĐND quy định hỗ trợ phát triển nông nghiệp, chương trình Mỗi xã một sản phẩm và ngành nghề nông thôn trên địa bàn. Theo đó, nhiều chính sách được đưa ra nhằm khuyến khích sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, tuần hoàn, áp dụng công nghệ cao. Cụ thể, hỗ trợ 50 % chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng như xử lý chất thải, giao thông, điện, nước, nhà xưởng và mua thiết bị để xây dựng trang trại chăn nuôi ngoài khu dân cư; hỗ trợ một lần 50% giá trị xây dựng công trình bể biogas, làm đệm lót sinh học, xử lý chất thải chăn nuôi; hỗ trợ 50% kinh phí mua phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất trong một năm đầu sau khi được cấp chứng nhận cho tổ chức, cá nhân sản xuất hữu cơ... Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hồng Quang khẳng định, cùng với cả nước Bắc Ninh cũng có nhiều chính sách hỗ trợ để bảo vệ môi trường giảm phát thải trong sản xuất nông nghiệp. Để cụ thể hóa các chỉ đạo của cấp trên, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Ninh đã có nhiều hoạt động, biện pháp để hưởng ứng thực hiện mục tiêu vừa phát triển sản xuất vừa bảo vệ môi trường bền vững. Cụ thể, tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật sản xuất an toàn kỹ thuật sản xuất lúa thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu xây dựng các mô hình trình diễn về sản xuất lúa rau màu an toàn mô hình xử lý rơm rạ bằng chế phẩm sinh học mô hình chăn nuôi thủy sản an toàn sinh học để người dân học tập nhân rộng. Tỉnh cũng thường xuyên phối hợp tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để người sản xuất nâng cao ý thức kỹ năng phương pháp canh tác chăn nuôi khoa học hiện đại thân thiện với môi trường. Toàn tỉnh Bắc Ninh hiện có hơn 2.400 vùng sản xuất lúa năng suất, chất lượng cao với quy mô 3 ha/ vùng trở lên, 270 vùng chuyên canh rau màu quy mô từ 5 ha trở lên với các sản phẩm chủ lực: Cà rốt, khoai tây, bí xanh, bí đỏ, hành, tỏi, rau xanh các loại, 94 vùng trồng cây ăn quả quy mô 2 ha/vùng trở lên. Tỉnh cũng đã hình thành 86 cơ sở trồng trọt ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích 167 ha. Trong lĩnh vực chăn nuôi, tỉnh Bắc Ninh hiện có gần 700 trang trại; trong đó, 45 trang trại quy mô lớn, 16 doanh nghiệp chăn nuôi, 80 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Sản xuất thuỷ sản, đặc biệt sản xuất cá lồng trên sông có vai trò quan trọng gia tăng sản lượng thuỷ sản, phương thức chăn nuôi thuỷ sản chuyển từ quảng canh sang thâm canh cao, áp dụng công nghệ cao vào sản xuất giúp giảm sức lao động, nâng cao năng suất, kiểm soát tốt dịch bệnh, nâng cao chất lượng sản phẩm.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
"Chạy đua" xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
10:17' - 23/12/2024
Đến 31/12/2024 là đến hạn chót di dời, chấm dứt các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu theo Nghị quyết 14/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của HĐND tỉnh.
-
Kinh tế & Xã hội
Thiết lập quy trình an toàn sinh học trong chăn nuôi
15:09' - 15/12/2024
Trước xu hướng sản xuất xanh, giảm phát thải, ngành chăn nuôi đang có nhiều vấn đề phải giải quyết để đảm bảo phát triển bền vững, đặc biệt là việc thiết lập quy trình an toàn sinh học trong sản xuất.
-
Kinh tế & Xã hội
Giải pháp phát triển chăn nuôi lợn hữu cơ, an toàn sinh học
15:40' - 03/12/2024
Trước diễn biến phức tạp của bệnh truyền nhiễm việc việc áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học và hữu cơ là hết sức cấp thiết để phát triển bền vững ngành chăn nuôi.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thách thức trong cung ứng nước sạch cho các đô thị Việt Nam
20:08'
Nhu cầu về nước sạch ngày càng tăng do gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa nhanh chóng. Tuy nhiên, nguồn cung nước sạch đang đối mặt với nhiều thách thức, mang tính toàn cầu, đó là biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh chủ trương đầu tư cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang qua Tuyên Quang
19:28'
HĐND tỉnh Tuyên Quang đã xem xét thông qua dự thảo Nghị quyết Phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 1) - đoạn qua tỉnh Tuyên Quang.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng: Lựa chọn “trúng, đúng” đơn vị tư vấn khi thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao
16:15'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, mục tiêu của dự án không chỉ xây dựng được một tuyến đường sắt tốc độ cao, mà còn phát triển ngành công nghiệp đường sắt tốc độ cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất siêu nông lâm thủy sản đạt kỷ lục gần 18 tỷ USD
15:57'
Năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt mức cao kỷ lục 62,5 tỷ USD, tăng 18,7% so với năm 2023. Giá trị xuất siêu nông lâm thủy sản cũng đạt mức kỷ lục mới 17,9 tỷ USD, tăng 46,8%.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng, xử lý nhà, đất tại doanh nghiệp nhà nước
15:37'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 47/CT-TTg chỉ đạo tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng, xử lý nhà, đất tại doanh nghiệp nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang
15:14'
Ngày 26/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1651/QĐ-TTg, giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang nhiệm kỳ 2021-2026.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến giảm 6 cơ quan chuyên môn
15:14'
Theo ông Nguyễn Văn Nên, phải tính toán sử dụng cho phù hợp, lựa chọn người thực tài, có năng lực và khát vọng cống hiến cho sự nghiệp xây dựng phát triển Thành phố cũng như đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2025, Thừa Thiên-Huế sẽ có thêm khoảng 1.000 căn nhà xã hội
12:47'
Dự án Nhà ở xã hội tại khu đất XH1 khu C – Đô thị mới An Vân Dương dự kiến sẽ được khởi công vào quý I.
-
Kinh tế Việt Nam
Sẽ đầu tư trên 3.100 tỷ đồng xây dựng hạ tầng lưới điện ở Bến Tre
12:47'
Giai đoạn 2020-2025, Tổng công ty đầu tư tại tỉnh Bến Tre với vốn đầu tư hơn 2.261 tỷ đồng; trong đó, lưới điện trung hạ thế 1.356,8 tỷ đồng và 904,4 tỷ đồng lưới 110kV.