Huy động 6 nguồn lực cơ bản cho ngành công nghiệp nuôi biển Việt Nam
Phát biểu tại Đại hội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến đánh giá, Hiệp hội tuy mới hoạt động 4 năm, nhưng đã làm được nhiều việc như thay đổi tuy duy nuôi biển hướng đến ngành công nghiệp nuôi biển.
Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, khai thác trên biển không thể tăng lên mãi mà phải bảo tồn, do đó có thể phát triển thủy sản trên biển bằng nuôi biển.
Nuôi biển đang có sự phát triển rất nhanh. Hi vọng Hiệp hội sớm định hình ngành công nghiệp nuôi biển, góp phần xây dựng nghề cá công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thời gian tới, Hiệp hội cần phối hợp tốt hơn với Tổng cục Thủy sản, tạo sinh lực cho ngành thủy sản phát triển.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tạo thuận lợi, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nuôi biển vươn xa, để vừa phát triển kinh tế, vừa đảm bảo an ninh quốc phòng.
Ông Nguyễn Quốc Ánh, Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam cho biết, trong nhiệm kỳ II, Hiệp hội xác định giai đoạn 2020-2025 là giai đoạn bản lề rất quan trọng xây dựng ngành công nghiệp nuôi biển Việt Nam.
Ban Chấp hành Hiệp hội sẽ tập trung hỗ trợ cộng đồng hội viên giải quyết những khó khăn, tháo gỡ mướng mắc để huy động tối đa 6 nguồn lực cơ bản: chính sách; vốn và tín dụng; khoa học công nghệ; nguồn nhân lực chất lượng cao; liên kết toàn chuỗi giá trị nuôi biển; tích hợp với các ngành kinh tế khác và an ninh quốc phòng.
Hiệp hội sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện Chiến lược Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; xây dựng Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó có Đề án phát triển bền vững nuôi biển Việt Nam đến năm 2030.
Với mục tiêu phát triển nuôi biển ứng dụng công nghệ cao, Hiệp hội sẽ tăng cường các hoạt động tư vấn, hỗ trợ hội viên tiếp cận các công nghệ mới xây dựng các mô hình nuôi biển công nghiệp tiên tiến cho các nhóm sản phẩm chủ lực như: cá biển, nhuyễn thể hai mảnh vỏ; giáp xác, rong tảo, vi tảo…
Hiệp hội tiếp tục nghiên cứu, kiến nghị Chính phủ, các Bộ, ngành về các chính sách tín dụng ưu đãi; tháo gỡ những điểm nghẽn về chính sách phát triển nuôi biển như quy định về giao các khu vực biển cho tổ chức, cá nhân sử dụng…
Hiệp hội cũng chủ động tìm kiếm, phối hợp với các nguồn tín dụng phát triển nước ngoài để hỗ trợ hội viên triển khai dự án; phối hợp với các tổ chức quốc tế về áp dụng và đạt các tiêu chuẩn quốc tế nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường.
Trong nhiệm kỳ I, Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam đã góp phần quan trọng làm thay đổi tư duy về nuôi biển. Hiệp hội đã chủ động và tích cực phát triển hội viên, xây dựng Hiệp hội trở thành nòng cốt của cộng đồng nuôi biển Việt Nam.
Hiệp hội đã kết nối các nguồn lực nhằm hỗ trợ hội viên phát triển sản xuất, kinh doanh, tiếp cận và áp dụng những thành tựu công nghệ mới về nuôi biển.
Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam nhiệm kỳ II (2020-2025) với 29 đại biểu./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị định 67: Tạo điều kiện để ngư dân vươn khơi, bám biển
15:16' - 05/11/2020
Hiện một số địa phương vẫn ghi nhận khó khăn, vướng mắc xung quanh việc đóng mới, nâng cấp tàu theo Nghị định 67. Ngày 5/11, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với các đại biểu Quốc hội.
-
Ý kiến và Bình luận
WB đề xuất giải pháp ứng phó thiên tai vùng ven biển Việt Nam
12:02' - 27/10/2020
Ngân hàng Thế giới (WB) và Chính phủ Việt Nam mới đây đã công bố báo cáo trong đó đề xuất hàng loạt giải pháp chống thiên tai tại các vùng ven biển của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Duyệt điều chỉnh xây đường nối Vùng kinh tế biển Nam Định với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình
21:51' - 16/10/2020
Dự án xây dựng đường trục phát triển nối Vùng kinh tế biển tỉnh Nam Định với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình có tổng mức đầu tư 5.326,5 tỷ đồng và được chia làm 2 giai đoạn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái làm việc với 8 tỉnh, thành thúc đẩy giải ngân đầu tư công
21:50'
Tổ công tác số 2 của Thủ tướng Chính phủ do Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái làm Tổ trưởng cùng với lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương có buổi làm việc với lãnh đạo UBND 8 tỉnh, thành phố.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải lại nhắc VEC khắc phục ngay hư hỏng trên cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi
20:59'
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản về khắc phục các tồn tại, đảm bảo an toàn giao thông trên đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thống Hy Lạp Katerina Sakellaropoulou
20:22'
Ngày 16/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Tổng thống Hy Lạp Katerina Sakellaropoulou và Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Hy Lạp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 3.000 tỷ đồng nâng cấp đường sắt Bắc – Nam
19:29'
Dự án cải tạo, nâng cấp đoạn Hà Nội - Vinh, đoạn Vinh - Nha Trang và đoạn Nha Trang - Sài Gòn trên tuyến đường sắt Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh với tổng mức đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Sớm khắc phục những bất cập trên cao tốc La Sơn – Túy Loan
18:54'
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa lập đoàn kiểm tra, rà soát, xem xét điều chỉnh biển báo hiệu đường bộ tại một số vị trí trên tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Hòa Liên.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp khởi công hai bến container số 3 và 4 cảng Lạch Huyện
18:09'
Tiến độ chuẩn bị dự án dự án xây dựng bến container số 3 và 4 thuộc khu bến cảng Lạch Huyện, thành phố Hải Phòng đang triển khai đúng tiến độ.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Tổng thống Hy LạpKaterina Sakellaropoulou
17:34'
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Tổng thống Hy Lạp Katerina Sakellaropoulou đã thăm chính thức Việt Nam từ ngày 15- 19/5/2022.
-
Kinh tế Việt Nam
RCEP giúp Việt Nam cải thiện khả năng tiếp cận các thị trường tiêu dùng lớn
17:27'
Về lâu dài, RCEP có thể tạo cơ sở cho một chuỗi cung ứng mới trong khu vực, trong đó Việt Nam đóng vai trò chủ chốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Lào chia sẻ kinh nghiệm về phát triển kinh tế-xã hội hậu COVID-19
17:10'
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane chủ trì Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về cơ chế, chính sách phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội sau đại dịch COVID-19.