Hy Lạp và Macedonia ký thỏa thuận lịch sử đổi tên nước
Lễ ký được tiến hành tại khu vực vùng Hồ Prespes ở biên giới Hy Lạp – Macedonia trước sự chứng kiến của thủ tướng hai nước và một số quan chức Liên hợp quốc (LHQ), Liên minh châu Âu (EU).
Theo thỏa thuận trên, Macedonia (lâu nay được chính thức biết đến với tên gọi là Cộng hòa Nam Tư cũ Macedonia - FYROM) sẽ đổi tên thành Cộng hòa Bắc Macedonia, đồng thời Hy Lạp sẽ ngừng phản đối nước láng giềng phía Bắc gia nhập EU và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Tuy nhiên, để có hiệu lực, thỏa thuận này phải được Quốc hội Macedonia phê chuẩn và tiếp đó phải được đưa ra trưng cầu ý dân ở Macedonia vào tháng 9 tới. Về phía Hy Lạp, thỏa thuận cũng phải được quốc hội nước này thông qua.
Hiện thỏa thuận đang vấp phải sự phản đối kịch liệt của những phe phái theo đường lối cứng rắn ở cả hai nước do bên nào cũng đều cho rằng thỏa thuận là một sự nhượng bộ quá mức đối với phía bên kia.
Nhiều cuộc biểu tình phản đối đã và đang diễn ra ở cả Hy Lạp và Macedonia trong những ngày qua và vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt.
Ngày 16/6, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras (A-lếch-xít Xi-prát) đã vượt qua một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội, được tiến hành theo yêu cầu của phe đối lập nhằm phản đối thỏa thuận lịch sử với Macedonia liên quan đến việc đổi tên gọi của nước láng giềng.
Trước đó, ngày 13/6, Tổng thống Macedonia Gjorge Ivanov (Gioóc I-va-nốp) tuyên bố sẽ không ký thông qua thỏa thuận này.
Việc thỏa thuận lịch sử nêu trên được ký kết dự kiến sẽ mở đường hướng tới chấm dứt cuộc tranh cãi kéo dài nhiều năm qua giữa hai nước liên quan đến tên gọi chính thức của Macedonia.
Tranh cãi giữa Hy Lạp và Macedonia bùng phát vào năm 1991 khi Macedonia tuyên bố độc lập và gia nhập LHQ với tên gọi là FYROM.
Tuy nhiên, Hy Lạp - một thành viên của EU và NATO, đã ngăn cản tiến trình gia nhập của Macedonia xuất phát từ tranh cãi liên quan tên gọi Macedonia trùng với một tỉnh miền Bắc Hy Lạp.
Athens lo ngại sự trùng hợp này có thể dẫn đến tranh chấp về lãnh thổ với quốc gia láng giềng, cho rằng việc sử dụng tên gọi của quốc gia láng giềng là Macedonia đồng nghĩa với việc Skopje có yêu sách lãnh thổ với vùng đất cùng tên gọi nằm ở phía Bắc Hy Lạp, nơi có 2 thành phố Thessaloniki và Kavala.
Athens coi vùng đất này là di sản văn hóa tôn nghiêm. Vì vậy, tại Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra tại Bucharest (Romania) năm 2008, Hy Lạp đã bỏ phiếu phủ quyết đơn xin gia nhập NATO của Macedonia, đồng thời yêu cầu giải quyết vấn đề tranh cãi này.
Khi Macedonia gia nhập LHQ với tên chính thức là Cộng hòa Nam Tư cũ Macedonia, Hội đồng Bảo an LHQ đã thừa nhận rằng đây chỉ là tên tạm thời./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Eurozone nhất trí giải ngân 1 tỷ euro cho Hy Lạp
14:06' - 15/06/2018
Các nhà lãnh đạo Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) ngày 14/6 nhất trí giải ngân thêm 1 tỷ euro cho Hy Lạp.
-
Tài chính
Diễn biến mới nhất của chương trình cứu trợ Hy Lạp
14:17' - 28/03/2018
Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM) vừa nhất trí giải ngân khoản tín dụng 6,7 tỷ euro (8,32 tỷ USD) dành cho Hy Lạp, trong khuôn khổ của chương trình cứu trợ quốc tế thứ ba đối với nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ trưởng Kinh tế Hy Lạp đệ đơn từ chức
16:34' - 27/02/2018
Bộ trưởng Kinh tế Hy Lạp Dimitri Papadimitriou ngày 27/2 đã đệ đơn từ chức và đã được Thủ tướng Alexis Tsipras chấp thuận.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới nhắm vào hoạt động buôn bán dầu mỏ của Iran
10:27'
Bộ Tài chính Mỹ thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một mạng lưới bị cáo buộc liên quan đến hoạt động mua bán dầu của Iran.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ thông báo mức thuế quan cho các nước
09:23'
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington sẽ bắt đầu gửi thư cho các nước vào ngày 4/7 nêu rõ mức thuế mà họ sẽ phải đối mặt khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
EU sẵn sàng đạt "thỏa thuận nguyên tắc" trước hạn chót của Mỹ
08:17'
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen ngày 3/7 tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) đã "sẵn sàng cho một thỏa thuận" với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Dự luật 4.500 tỷ USD của Mỹ đang chờ Tổng thống ký phê chuẩn
07:59'
Ngày 3/7, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự luật cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện của Tổng thống Donald Trump, trị giá 4.500 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
Pháp: Nguy cơ hỗn loạn hàng không do đình công
21:04' - 03/07/2025
Hàng trăm chuyến bay đã bị hủy, đặc biệt tại sân bay lớn thứ ba của Pháp là Nice, một nửa số chuyến bay đã bị hủy.
-
Kinh tế Thế giới
Ông Phumtham Wechayachai được bổ nhiệm làm Thủ tướng Thái Lan lâm thời
15:33' - 03/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, sáng 3/7, các bộ trưởng nội các mới của Thái Lan đã tập trung tại Tòa nhà Chính phủ ở thủ đô Bangkok để tuyên thệ nhậm chức, trước khi đảm nhiệm nhiệm vụ của mình.
-
Kinh tế Thế giới
Quốc hội phê chuẩn ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok
15:32' - 03/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Quốc hội Hàn Quốc ngày 3/7 đã phê chuẩn đề cử ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok tại phiên họp toàn thể, mở đường cho Tổng thống bổ nhiệm và thành lập nội các mới.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch vụ hàng không Pháp và Hà Lan gián đoạn do đình công
14:53' - 03/07/2025
Cuộc đình công này do nghiệp đoàn lớn thứ hai và thứ ba của Pháp là UNSA-ICNA và USAC-CGT dẫn đầu, sau khi các cuộc đàm phán về điều kiện làm việc thất bại.
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Mỹ dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc
12:27' - 03/07/2025
Hãng tin Bloomberg dẫn tuyên bố của Tập đoàn Siemens AG của Đức cho biết công ty đã nhận được thông báo từ Chính phủ Mỹ về việc chấm dứt các hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc.