ILO nói gì về mức tăng lương tối thiểu vùng?
Sau nhiều lần nâng lên đặt xuống nhiều phương án, cuối cùng thì Hội đồng tiền lương quốc gia đã chốt mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2018.
Với mức tăng 6,5% (từ 180.000 đồng lên 230.000 đồng) đưa lần lượt từ vùng I đến vùng IV là 3,98 triệu đồng; 3,53 triệu đồng; 3,09 triệu đồng và 2,67 triệu đồng. Mặc dù, đã chốt lương tối thiểu vùng nhưng vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về mức tăng này. Giám đốc ILO (Tổ chức Lao động Quốc tế) Việt Nam, TS Chang-Hee Lee đã chia sẻ với báo chí về sự kiện này.
Phóng viên: Xin ông cho biết quan điểm của ILO về mức tăng lương tối thiểu 6,5% cho năm 2018?
TS Chang-Hee Lee: Đây là quyết định chung của Chính phủ, người sử dụng lao động và công đoàn thông qua Hội đồng Tiền lương Quốc gia, và ILO hoàn toàn tôn trọng điều đó. Tôi chắc chắn rằng quá trình đi đến đồng thuận về mức tăng lương tối thiếu không hề đơn giản bởi mỗi bên đứng từ những lập trường và lợi ích riêng.
Có thể có nhiều quan điểm về mức tăng 6,5%. Người lao động và công đoàn cho rằng nó không đủ để đảm bảo mức sống tối thiểu. Ngược lại, người sử dụng lao động, đặc biệt trong các ngành xuất khẩu, lại cho rằng sức cạnh tranh của họ bị ảnh hưởng nếu lương tối thiểu cứ tiếp tục tăng.
Đây là những luận điểm có thể nghe thấy ở hầu hết các quốc gia có hội nhập thương mại toàn cầu.
Dựa vào số liệu kinh tế vĩ mô của Việt Nam, một số người có thể cho rằng mức tăng lương tối thiểu 6,5% là ở trong khoảng hợp lý. Theo số liệu của thống kê, GDP (tổng sản phẩm quốc nội) của Việt Nam tăng 6,2% và CPI (chỉ số giá tiêu dùng) tăng 4,74% trong năm 2016. Năm nay, dự kiến tăng trưởng GDP sẽ ở mức 6,5% và CPI tăng 4%.
Tuy nhiên, lương tối thiểu có thể có tác động khác nhau lên các nhóm người sử dụng lao động và người lao động khác nhau.
Doanh nghiệp ở đáy của chuỗi cung ứng toàn cầu có thể cảm thấy lợi thế cạnh tranh về giá của họ phải chịu nhiều sức ép vì lương và lương tối thiểu liên tục tăng trong những năm gần đây.
Nhưng xin đừng quên vế bên kia của phương trình. Chẳng hạn, trong gần một thập kỷ qua, giá gia công (hay còn gọi là giá CMT – gồm cắt, may, ủi) cho một chiếc áo sơ mi hoặc quần jeans mà các nhà cung cấp của Việt Nam nhận được từ các công ty đa quốc gia vẫn hầu như không thay đổi, thậm chí còn thấp hơn trong một số trường hợp.
Điều này giải thích vì sao những người sử dụng lao động trong các ngành xuất khẩu thường xuyên bị sức ép phải cải thiện hiệu quả của nhà máy, giảm chi phí sản xuất với mong muốn giữ chi phí lao động thấp để duy trì biên lợi nhuận (vốn bị ép giữa một bên là lương tối thiểu tăng lên, cộng các chi phí khác, và một bên là giá gia công thấp).
Vì thế, các công ty đa quốc gia cần phải đối thoại với các nhà cung cấp của Việt Nam và công đoàn để đảm bảo sự phân chia công bằng của các thành quả kinh tế và trách nhiệm xã hội.
Chúng ta đều biết nhiều nhãn hàng và công ty đa quốc gia đã công bố các cam kết, thông qua các chương trình CSR (trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp), nhằm đảm bảo tuân thủ đầy đủ mức lương tối thiểu quốc gia, và tôn trọng nguyên tắc tự do liên kết và thương lượng tập thể.
Mặt khác, cần nhìn vào những tác động tích cực mà mức lương tối thiểu mới có thể giúp tăng cầu nội địa. Lương tối thiểu không chỉ ảnh hưởng đến người lao động có mức lương sát mức sàn này, mà còn tác động đến cả những người nhận lương cao hơn thông qua việc điều chỉnh bậc lương trong doanh nghiệp.
Điều đó có nghĩa là lương tối thiểu tăng có thể giúp cải thiện thu nhập của đa số người lao động, từ đó tăng tiêu thụ nội địa và đóng góp vào một mức tăng trưởng GDP cao hơn.
Bởi vậy, khi điều chỉnh lương tối thiểu, chúng ta cần nhìn vào nhiều tác động khác nhau mà sự thay đổi này có thể dẫn tới ở các ngành khác nhau, các doanh nghiệp có năng suất thấp cũng như cao, và toàn bộ nền kinh tế.
Phóng viên: Công đoàn cho rằnglương tối thiểu cần đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động và gia đình họ. Vậy, quan điểm của ông về ý kiến này như nào?
TS Chang-Hee Lee: Đây là một ý xác đáng của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Tất cả công đoàn trên thế giới đều có cùng mục tiêu đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động và gia đình họ. Mức sống tối thiểu là một khái niệm mang tính tương đối cả về mặt thời gian cũng như tùy theo quốc gia.
Chẳng hạn, khi nền kinh tế phát triển hơn, danh sách nhu cầu tiêu thụ của con người cũng dài ra. 20 năm trước đây, nếu chúng ta có 3 bữa cơm mỗi ngày và mua được 1 chiếc xe đạp, thế có lẽ đã là đủ. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, chỉ những thứ này không còn là đủ nữa.
Theo Công ước về Xác lập Tiền lương Tối thiểu của ILO, nhu cầu của người lao động và gia đình họ cần phải được tính đến khi xác lập tiền lương tối thiểu. Đồng thời, Công ước cũng khuyến khích xem xét các yếu tố kinh tế, trong đó có thể bao gồm sức cạnh tranh và ổn định về giá.
Mục đích bao trùm của chính sách tiền lương tối thiểu là nhằm bảo vệ người lao động không bị trả mức lương quá thấp. Nhưng khi được sử dụng một cách hợp lý và kết hợp với các công cụ chính sách khác, lương tối thiểu có thể có những tác động tích cực, giúp giảm chênh lệch tiền lương và tăng bình đẳng giới.
Phóng viên: Lương tối thiểu chỉ đặt ra mức sàn trong khi tiền lương cần được quyết định thông qua đàm phán giữa người sử dụng lao động và người lao động. Vậy theo ông, Việt Nam cần có giải pháp gì để cải thiện chất lượng của thương lượng tập thể?
TS Chang-Hee Lee: Lương tối thiểu là một công cụ chính sách xã hội được thiết kế để bảo vệ người lao động không bị trả lương quá thấp. Về lý thuyết, lương tối thiểu tác động tới những người lao động ở dưới đáy của thang lương trong thị trường lao động Việt Nam.
Nhưng hiện tại, nhiều người lao động không có kỹ năng hoặc kỹ năng thấp ngay cả ở các doanh nghiệp lớn trong ngành công nghệ cao cũng chỉ nhận mức lương tối thiểu hoặc nhỉnh hơn lương tối thiểu một chút. Để bù lại mức lương thấp, họ phải làm thêm giờ, thường với thời gian vượt quá pháp luật cho phép. Đó là do thương lượng tập thể kém phát triển.
Bên cạnh đó, thành quả kinh tế của doanh nghiệp, bao gồm các doanh nghiệp FDI lớn trong ngành điện tử, cần phải được chia sẻ công bằng hơn.
Có thể đạt được mục tiêu này thông qua thương lượng tập thể hiệu quả. Và thương lượng tập thể hiệu quả cần có tổ chức của người lao động hiệu quả, có thể đại diện cho tiếng nói của người lao động và độc lập với người sử dụng lao động. Rất tiếc, hiện các nơi làm việc tại Việt Nam thường chưa làm được điều đó.
Nếu Việt Nam muốn đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững và toàn diện; trong đó người lao động có thể được hưởng một cách công bằng những thành tựu của tăng trưởng kinh tế, phát triển thị trường trong nước thông qua tăng cầu nội địa, Việt Nam cần cải thiện khả năng đại diện của công đoàn và thương lượng tập thể tại nơi làm việc.
Nhân ý này, tôi muốn nhấn mạnh rằng, như Chính phủ đã cam kết, Việt Nam cần cải tổ pháp luật lao động và quan hệ lao động để phù hợp với Tuyên bố của ILO về các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động. Điều này sẽ giúp đặt nền tảng cho tăng trưởng toàn diện thông qua quan hệ lao động hiệu quả.
Phóng viên: Xin cảm ơn ông./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chốt mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2018 để trình Chính phủ
15:40' - 07/08/2017
Sáng 7/8, tại phiên họp lần 3, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã "chốt" mức đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 2018 để trình Chính phủ cho ý kiến.
-
Kinh tế Thế giới
ILO: Nuôi dưỡng trí thông minh là chìa khóa thành công trong kỷ nguyên kỹ thuật số
14:48' - 07/08/2017
Độ phủ sóng của Công nghiệp 4.0 được cho là mạnh mẽ nhất ở châu Á, nơi có tốc độ phát triển công nghệ nhanh hơn nhiều so với các khu vực khác.
-
Kinh tế Việt Nam
Chưa thống nhất phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2018
15:09' - 28/07/2017
Kết thúc phiên họp, đại diện người sử dụng lao động và người lao động chưa thống nhất được phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2018.
-
Kinh tế Việt Nam
Những đối tượng nào được tăng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội
20:29' - 04/07/2017
Từ ngày 1/7/2017, tăng thêm 7,44% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của tháng 6 năm 2017 đối với 8 đối tượng.
-
Đời sống
ILO kêu gọi chấm dứt sử dụng lao động trẻ em tại các khu vực xung đột và thiên tai
10:10' - 12/06/2017
Chấm dứt sử dụng lao động trẻ em tại các khu vực xung đột và thiên tai là chủ đề chính của Ngày Thế giới chống lao động trẻ em 12/6 năm nay.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
XSMB 26/11. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay ngày 19/11/2024. XSMB thứ Ba ngày 26/11
19:30' - 25/11/2024
Bnews. XSMB 26/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 26/11. XSMB thứ Ba. Trực tiếp KQXSMB ngày 26/11. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Ba ngày 26/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMT 26/11. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay ngày 19/11/2024. XSMT thứ Ba ngày 26/11
19:30' - 25/11/2024
Bnews. XSMT 26/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 19/11. XSMT thứ Ba. Trực tiếp KQXSMT ngày 26/11. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Ba ngày 26/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMN 26/11. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay ngày 26/11/2024. XSMN thứ Ba ngày 26/11
19:30' - 25/11/2024
Bnews. XSMN 26/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 26/11. XSMN thứ Ba. Trực tiếp KQXSMN ngày 26/11. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Ba ngày 26/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
Kết quả Vietlott Power 6/55 ngày 26/11 - Kết quả xổ số Vietlott Mega - Kết quả xổ số Vietlott ngày 26/11/2024
19:30' - 25/11/2024
Bnews. Kết quả Vietlott Power 6/55 ngày 26/11 - Kết quả xổ số Vietlott hôm nay ngày 26 tháng 11 năm 2024 - Xổ số Vietlott Power 6/55 hôm nay.
-
Kinh tế & Xã hội
XSBL 26/11. Kết quả xổ số Bạc Liêu hôm nay ngày 26/11/2024. XSBL ngày 26/11
19:00' - 25/11/2024
Bnews. XSBL 26/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 26/11. XSBL Thứ Ba. Trực tiếp KQXSBL ngày 26/11. Kết quả xổ số Bạc Liêu hôm nay ngày 26/11/2024. Kết quả xổ số Bạc Liêu Thứ Ba ngày 26/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSBT 26/11. Kết quả xổ số Bến Tre hôm nay ngày 26/11/2024. XSBT ngày 26/11
19:00' - 25/11/2024
Bnews. XSBT 26/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 26/11. XSBT Thứ Ba. Trực tiếp KQXSBT ngày 26/11. Kết quả xổ số Bến Tre hôm nay ngày 26/11/2024. Kết quả xổ số Bến Tre Thứ Ba ngày 26/11/2024.XSBTR hôm nay
-
Kinh tế & Xã hội
XSVT 26/11. Kết quả xổ số Vũng Tàu hôm nay ngày 26/11/2024. XSVT ngày 26/11
19:00' - 25/11/2024
Bnews. XSVT 26/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 26/11. XSVT Thứ Ba. Trực tiếp KQXSVT ngày 26/11. Kết quả xổ số Vũng Tàu hôm nay ngày 26/11/2024. Kết quả xổ số Vũng Tàu Thứ Ba ngày 26/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
Cảnh báo điều kiện làm việc tại Anh
18:53' - 25/11/2024
Nước Anh được xếp là một trong những nơi làm việc tồi tệ nhất châu Âu về giờ làm việc kéo dài và quyền tự chủ hạn chế.
-
Kinh tế & Xã hội
XSQNA 26/11. Kết quả xổ số Quảng Nam hôm nay ngày 26/11/2024. XSQNA ngày 26/11
18:00' - 25/11/2024
XSQNA 26/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 26/11. XSQNA Thứ Ba. Trực tiếp KQXSQNA ngày 26/11. Kết quả xổ số Quảng Nam hôm nay ngày 26/11/2024. Kết quả xổ số Quảng Nam Thứ Ba ngày 26/11/2024.