ILO: Nuôi dưỡng trí thông minh là chìa khóa thành công trong kỷ nguyên kỹ thuật số
Và Việt Nam, một trong những quốc gia phát triển năng động của khu vực, sẽ cần phải làm gì để đi trước và đón đầu xu hướng, tận dụng những lợi thế mà cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Công nghiệp 4.0) mang lại. Liên quan đến vấn đề này, phóng viên Kinh tế Việt Nam và Thế giới đã có cuộc trao đổi với bà Miranda Kwong, chuyên gia về kinh tế lao động thuộc Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam.
Phóng viên (PV): Việt Nam đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh thực hiện cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, một sự kiện dự kiến sẽ thay đổi căn bản cách chúng ta sống, làm việc và kết nối với nhau. Bà có thể cho biết về những diễn tiến gần đây của Công nghiệp 4.0 và tác động chung trên thế giới, đặc biệt là châu Á? Bà Miranda Kwong: Trên thực tế, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được đánh dấu bởi tốc độ thay đổi chóng mặt chưa từng có của công nghệ (tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, độ bao phủ rộng của Internet, liên lạc không dây và kết nối vạn vật...).Điều này sẽ thay đổi cách chúng ta sống, làm việc và kết nối theo nhiều khía cạnh khác nhau. Như Tổng giám đốc ILO, Guy Ryder, đã nói"Cuộc cách mạng kỹ thuật số phải được dựa trên việc làm bền vững với nền tảng giá trị nhân phẩm con người.
Tại châu Á, ảnh hưởng của Công nghiệp 4.0 sẽ càng rõ rệt hơn do tốc độ phát triển công nghệ nhanh hơn nhiều so với các khu vực khác. Tác động đến việc làm sẽ xảy ra trên nhiều mặt. Việc làm sẽ thay đổi cả về "lượng và chất". Với công nghệ mới được áp dụng, việc làm mới sẽ được tạo ra bên cạnh những việc làm cũ bị biến mất trong nhiều ngành nghề khác nhau.
Tính chất của công việc cũng sẽ thay đổi do nhiều hình thức lao động mới được tạo ra, ví dụ như thông qua tăng cường ứng dụng các nền tảng số hóa trong một nền kinh tế “gig economy” đặc trưng bởi các công việc ngắn hạn hoặc công việc tự do (freelance). Thách thức chính trong thời kỳ này sẽ là đảm bảo rằng những công việc mới là việc làm bền vững cho người lao động.
PV: Một báo cáo của UBS cảnh báo rằng Công nghiệp 4.0 sẽ đem lại lợi ích cho những người giàu nhất chứ không phải là tầng lớp nghèo của xã hội, và các thị trường mới nổi sẽ phải hứng chịu ảnh hưởng khi trí tuệ nhân tạo và robot (người máy) được sử dụng rộng rãi, giảm lợi thế cạnh tranh của lao động giá rẻ, từ đó dẫn tới bất bình đẳng trong thu nhập. Suy nghĩ của bà về dự báo này như thế nào? Bà Miranda Kwong: Câu hỏi về vấn đề lao động giá rẻ và tính cạnh tranh vẫn là một chủ đề đang được bàn bạc. Cũng giống như nhiều quốc gia tại khu vực, Việt Nam đã và đang tận dụng thế mạnh của nguồn nhân lực dồi dào với chi phí nhân công thấp hơn để phát triển các ngành công nghiệp. Chi phí này vẫn thấp hơn chi phí áp dụng công nghệ mới tại nơi làm việc. Tuy nhiên, chi phí nhân công thấp không phải là yếu tố duy nhất đằng sau quyết định đầu tư của các nguồn vốn nước ngoài, do doanh nghiệp đang ngày càng có xu hướng tái phân bổ sản xuất dựa trên nguồn nhu cầu và công nghệ mới.Theo một báo cáo gần đây của ILO có tựa đề “ASEAN trong giai đoạn chuyển đổi – Công nghê đang thay đổi việc làm và doanh nghiệp như thế nào” (2016), "công nghệ tạo ra thêm nhiều sự lựa chọn cho doanh nghiệp, cho phép quyết định đầu tư được đưa ra dựa trên nhiều yếu tố tổng quan.
Các doanh nghiệp đa quốc gia sẽ không còn đặt nặng vấn đề chi phí lao động thấp khi đưa ra quyết định về sản xuất và đầu tư". Tại Việt Nam, có bằng chứng cho thấy phát triển công nghệ đã bắt đầu xâm nhập ngành may mặc và điện tử.
PV: Đâu là những cơ hội và thách thức mà các ngành công nghiệp chủ chốt, nhất là những ngành sử dụng nhiều lao động, ở Việt Nam có thể gặp phải khi Công nghiệp 4.0 diễn ra nhanh chóng?
Bà Miranda Kwong: Ở Việt Nam, dệt may - da giày và điện tử - thiết bị điện được dự báo là hai ngành sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất từ tự động hóa. Hiện nay dệt may chiếm 36% tổng số việc làm trong lĩnh vực sản xuất (2,6 triệu việc làm) và điện tử chiếm 5%.Trong tương lai, khi hai ngành trên chịu tác động bởi chuyển đổi công nghệ, kỹ năng và khả năng sẵn sàng của lực lượng lao động sẽ là vấn đề trọng tâm đối với Việt Nam. Sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà hoạch định chính sách, người sử dụng lao động và các cơ sở đào tạo nhằm hiện đại hóa hệ thống phát triển kỹ năng để dự đoán, đáp ứng tốt hơn với những thay đổi ở nơi làm việc và cải tiến công nghệ sẽ là yêu cầu quan trọng.
Việc tăng cường giáo dục cả về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học lẫn những kỹ năng cốt lõi như giao tiếp, làm việc nhóm, tư duy sáng tạo và phân tích có nhiệm vụ đặc biệt cần thiết, đặc biệt là đối với phụ nữ trẻ.
PV: Theo suy nghĩ của bà, Việt Nam cần làm gì để tận dụng các cơ hội do Công nghiệp 4.0 tạo ra? Bà Miranda Kwong: Có nhiều cơ hội có thể tận dụng từ Công nghiệp 4.0 để đem tới những thay đổi tích cực, cải thiện mô hình làm việc, năng suất và chất lượng cuộc sống. Công nghệ có thể tạo ra hoặc thay đổi việc làm khi những cải tiến mới có thể dịch chuyển người lao động sang những ngành nghề hiện chưa tồn tại, ví dụ như các công việc liên quan tới phục vụ khách hàng.Để nắm bắt đầy đủ nhất những lợi thế từ Công nghiệp 4.0, Việt Nam có thể tăng cường hơn nữa vai trò của nguồn nhân lực làm nền tảng cốt lõi của quá trình phát triển thông qua việc tạo ra và thúc đẩy việc làm bền vững.
Điều này có thể được thực hiện qua: (i) tăng cường các thể chế quản lý thị trường lao động, đặc biệt là đảm bảo đối thoại xã hội công bằng và hiệu quả nhằm xây dựng sự đồng thuận, ổn định trong quan hệ lao động và thịnh vượng, (ii) đối với doanh nghiệp: thông qua đổi mới, nâng cấp công nghệ, quản lý tốt và cải tiến các thực tiễn liên quan đến lao động tại nơi làm việc, (iii) đối với người lao động: thông qua nâng cao kỹ năng từ quá trình học tập suốt đời, đào tạo và đào tạo lại...
Nhìn chung, điều này sẽ giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn trên thị trường quốc tế nhờ tăng năng suất và điều kiện việc làm tốt hơn.
PV: Bà có thể đưa ra lời khuyên cho thanh niên Việt Nam, hiện đang thành phần chính của lực lượng lao động, về hướng đi trong tương lai trong bối cảnh Công nghiệp 4.0 nhằm tận dụng tiếm bộ của công nghệ và truyền thông. Bà Miranda Kwong: Lực lượng lao động trẻ năng động của Việt Nam rõ ràng là một thế mạnh của nền kinh tế. Thanh niên không còn tìm kiếm việc làm theo cách giống như trước kia; ngày càng nhiều lao động trẻ tìm kiếm việc làm mà họ có thể phát triển và đáp ứng ước mơ của họ.Họ luôn học hỏi và tìm kiếm cơ hội mới. Vì máy móc sẽ không thể bao giờ thay thế tất cả công việc, tiến bộ trong công nghệ và truyền thông sẽ tiếp tục đem lại cho họ những cơ hội mới, ví dụ như việc sử dụng các nền tảng trực tuyến cho mục đích giáo dục và phát triển bản thân hoặc những hoạt động kinh tế khác.
Vấn đề quan trọng mà giới trẻ cần giải quyết là phải liên tục nâng cấp và học hỏi kỹ năng mới nhằm đáp ứng nhu cầu thay đổi của thị trường lao động.Sự kết hợp giữa cả kỹ năng cốt lõi/kỹ năng mềm (như khả năng làm việc nhóm, giao tiếp giữa các cá nhân, sáng tạo, tư duy phân tích và giải quyết vấn đề) vốn có thể chuyển giao từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác, và các kỹ năng chuyên môn (như STEM - khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học), là rất cần thiết để thích ứng với môi trường làm việc thay đổi liên tục. Nuôi dưỡng đồng thời trí thông minh về cảm xúc và trí tuệ từ nhỏ là chìa khóa thành công cho điều này.
PV: Xin cảm ơn bà./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Canada tìm hướng đi mới trong phát triển nền kinh tế kỹ thuật số
06:30' - 19/07/2017
Nền kinh tế số đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của Canada, tuy nhiên, nếu không có kế hoạch khai thác triệt để những tiến bộ công nghệ thông tin, Canada có nguy cơ bị bỏ lại phía sau.
-
Chuyển động DN
Facebook mở rộng thị trường quảng cáo kỹ thuật số
16:50' - 12/07/2017
Các thông tin quảng cáo sẽ bắt đầu xuất hiện trên ứng dụng tin nhắn Messenger của Facebook trên toàn thế giới, sau khi hãng này tiến hành thử nghiệm tại Australia và Thái Lan.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Sẽ diễn ra Đối thoại chính sách về phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật số
18:18' - 10/05/2017
Dự kiến khoảng 200 hoạt động của Diễn đàn Hợp tác kinh châu Á-Thái Bình Dương (APEC) diễn ra tại một số địa phương của Việt Nam trong năm 2017.
-
Kinh tế Thế giới
Những nghịch lý của nền kinh tế kỹ thuật số
18:37' - 15/03/2017
Kinh tế kỹ thuật số hiện phát triển mạnh mẽ tại nhiều quốc gia ASEAN cũng như trong khu vực và mang lại nhiều tiện ích đối với người tiêu dùng song nó cũng tạo ra những khó khăn, bất lợi không nhỏ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ủy ban Năng suất Australia hối thúc chính phủ dỡ bỏ thêm rào cản thuế quan
17:21'
Ủy ban Năng suất liên bang Australia mới đây kêu gọi chính phủ nước này dỡ bỏ thêm một số hàng rào thuế quan còn lại đối với hàng hóa nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản và Hàn Quốc đẩy mạnh đàm phán
10:43'
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba ngày 8/7 cho biết nước này sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán với Mỹ nhằm tìm kiếm một thỏa thuận thương mại song phương.
-
Kinh tế Thế giới
Eurogroup thống nhất ưu tiên củng cố tài khóa và thúc đẩy vai trò quốc tế của đồng euro
09:21'
Ngày 7/7, tại Brussels (Bỉ), nhóm các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng euro (Eurogroup) đã tổ chức cuộc họp định kỳ nhằm trao đổi và thống nhất quan điểm về các vấn đề trọng tâm của khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2025 khép lại với nhiều đồng thuận
09:01'
Ngày 7/7, Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm 2025 tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil đã bế mạc sau 2 ngày họp với nhiều đồng thuận.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump nêu điều kiện có thể gia hạn thuế tiếp sau ngày 1/8
08:01'
Ngày 7/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định ngày 1/8 là mốc thời hạn mới cho việc áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại của Mỹ nhưng có thể sẽ được tiếp tục gia hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump công bố mức thuế quan mới đối với 14 quốc gia kể từ 1/8
06:55'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 7/7 tuyên bố ít nhất 14 quốc gia sẽ phải đối mặt với các mức thuế quan cao đối với hàng nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump: Mỹ sẽ áp thuế quan 25% đối với Nhật Bản, Hàn Quốc từ ngày 1/8
23:59' - 07/07/2025
Hàng hóa của Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ chịu mức thuế quan 25% của Mỹ kể từ ngày 1/8/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: EU và Mỹ tăng cường trao đổi cấp cao trước hạn chót
21:24' - 07/07/2025
Theo các nguồn thạo tin, nếu không có đột phá, mức thuế quan mà Mỹ áp đối với hàng hóa EU có thể tăng đáng kể, thậm chí lên tới 50% đối với một số mặt hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Tín hiệu tiêu cực từ nền kinh tế Nhật Bản
20:02' - 07/07/2025
Văn phòng Nội các Nhật Bản ngày 7/7 đã hạ thấp đánh giá kinh tế nước này trong tháng 5 xuống mức "tồi tệ", lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ này trong 5 năm, cho thấy kinh tế ngấp nghé bờ vực suy thoái.