IMF ca ngợi mô hình chống dịch của Việt Nam
Theo bài viết, ngay sau khi Trung Quốc chính thức báo cáo với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) một số ca viêm phổi bất thường vào ngày 31/12/2019, Việt Nam đã hoàn thành việc đánh giá rủi ro y tế.
Tới ngày 21/1, Bộ Y tế đã công bố hướng dẫn phòng chống và phát hiện dịch bệnh. Cuối tháng 1 vừa qua, Việt Nam ban hành Kế hoạch ứng phó cấp quốc gia và thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch bệnh. Đây là điểm then chốt để phối hợp hành động và liên lạc giữa các bên liên quan ở các cấp chính quyền khác nhau.
Các phương pháp kiểm soát nghiêm ngặt đã từng bước được áp dụng, bao gồm quét thân nhiệt ở sân bay, giãn cách xã hội, ngừng cho du khách nước ngoài nhập cảnh, áp dụng cách ly 14 ngày đối với tất cả những người tới từ nước ngoài, tạm thời đóng cửa trường học và hủy bỏ các sự kiện công cộng.
Đeo khẩu trang tại nơi công cộng là quy định bắt buộc, thậm chí trước cả khi có khuyến nghị của WHO. Người dân được khuyến khích rửa tay tại nơi làm việc, nơi công cộng và các khu chung cư. Các ngành nghề không cần thiết được yêu cầu tạm đóng cửa, và lệnh hạn chế di chuyển được thực hiện chặt chẽ trên cả nước trong 3 tuần bắt đầu từ đầu tháng 4.
Trong khi các nền kinh tế lớn trên thế giới áp dụng chiến lược xét nghiệm diện rộng, chi phí lớn, Việt Nam lại tập trung vào các ca nhiễm có nguy cơ cao và chỉ thực hiện 350.000 xét nghiệm trên tổng dân số 100 triệu người. Tuy nhiên, Việt Nam lại có tỉ lệ số ca xét nghiệm/số ca dương tính đạt mức 1.000 người, mức cao nhất thế giới.
Cùng lúc, Việt Nam cũng áp dụng phương pháp truy dấu diện rộng và cách ly tới những đối tượng F3. Những cộng đồng có trường hợp dương tính với COVID-19 đều được xét nghiệm và nhanh chóng cách ly. Ước tính gần 450.000 người đã được cách ly.
Quá trình điều trị và cách ly tại bệnh viện đều miễn phí. Các biện pháp ngăn chặn sớm và việc tận dụng các cơ sở công cộng, quân sự đã giúp Việt Nam tiết kiệm được chi phí. Ước tính chi phí chống dịch chiếm khoảng 0,2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), với khoảng 60% khoản chi cho thiết bị và phần còn lại dành cho các hoạt động kiểm soát dịch.
Bên cạnh đó, theo IMF, công khai và minh bạch cũng là yếu tố rất quan trọng mang lại thành công cho Việt Nam. Ngay từ đầu, truyền thông đã rất minh bạch về virus SARS-CoV-2 gây COVID-19 và chiến lược phòng dịch của nhà nước.
Chi tiết về triệu chứng, biện pháp phòng vệ và các điểm xét nghiệm virus được cập nhật qua các phương tiện thông tin đại chúng, trang web của chính phủ và các tổ chức cơ sở, áp phích tại bệnh viện, văn phòng, chung cư và siêu thị, qua tin nhắn văn bản và tin nhắn thoại đến từng thuê bao điện thoại.
Chính phủ cũng ra mắt ứng dụng theo dõi liên lạc tại các thành phố lớn. Cách tiếp cận đa phương tiện này đã củng cố niềm tin của người dân và đảm bảo cả xã hội tuân thủ các biện pháp kiểm soát dịch. IMF nhận định các kênh thông tin hiệu quả và minh bạch giúp người dân chống dịch tốt và đây cũng là bài học ý nghĩa đối với các nước đang phát triển khác./.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Dịch COVID-19: Nhiều tiểu bang của Mỹ ngừng mở cửa, Mỹ La tinh vẫn chưa "hạ nhiệt"
08:38' - 01/07/2020
Dịch bệnh COVID-19 lây lan mạnh tại Mỹ đã khiến nhiều tiểu bang phải ngừng mở cửa lại, trong khi khu vực Mỹ Latinh vẫn chưa thấy dấu hiệu giảm "nhiệt".
-
Kinh tế Thế giới
IMF cảnh báo dịch COVID-19 có thể lấy đi một thập kỷ phát triển của châu Phi
05:00' - 01/07/2020
Kinh tế của các nước khu vực Nam sa mạc Sahara dự báo sẽ phục hồi vào năm 2021, song trong năm 2020, nhiều nước dựa vào xuất khẩu dầu mỏ và du lịch sẽ bị suy giảm nghiêm trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Các tổ chức quốc tế mong muốn Việt Nam hợp tác sản xuất vaccine phòng ngừa COVID-19
19:27' - 30/06/2020
Chiều 30/6, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 chủ trì cuộc họp về công tác phòng, chống dịch trong giai đoạn hiện nay.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu đợt sa thải hơn 1.300 nhân viên
10:46'
Trong bản thông báo nội bộ gửi đến đội ngũ nhân viên, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đợt sa thải lần này sẽ bao gồm 1.107 viên chức và 246 công chức ngoại giao làm việc tại Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Câu chuyện truyền cảm hứng cho cả thế giới
10:10'
Hai nước đã trải qua một giai đoạn lịch sử phi thường, xây dựng mối quan hệ song phương đạt được những tiến triển đầy ý nghĩa và đáng tự hào.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành rượu vang Đức lo ngại tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ
21:56' - 11/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, các nhà sản xuất rượu vang nước này dự đoán sẽ có nhiều hậu quả tiêu cực lớn nếu Mỹ quyết định áp thuế quan đối với rượu vang nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới tăng trưởng trì trệ
16:20' - 11/07/2025
Kinh tế Anh chỉ đạt mức tăng trưởng 0,1% trong tháng 5/2025 với sự sụt giảm cả trong hai lĩnh vực sản xuất và xây dựng.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc có thể khởi sắc trước thời hạn Mỹ tái áp thuế
15:45' - 11/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 nhiều khả năng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh giao hàng trước thời hạn để tránh rủi ro thuế của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba đẩy mạnh sử dụng năng lượng Mặt trời trong sản xuất xì gà
14:45' - 11/07/2025
Để duy trì sản xuất xì gà, nông dân ở tỉnh miền Tây Pinar del Río đã chuyển sang sử dụng tấm pin Mặt trời để vận hành hệ thống tưới tiêu giữa cuộc khủng hoảng năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ lên kế hoạch cắt giảm nhân sự quy mô lớn
12:50' - 11/07/2025
Ngày 10/7, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẽ sớm triển khai kế hoạch cắt giảm nhân sự, sau khi Tòa án Tối cao tạo điều kiện cho đợt tinh giản biên chế hàng loạt theo đề xuất của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Brazil tuyên bố đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50%
11:33' - 11/07/2025
Tổng thống Brazil mong muốn tìm ra giải pháp ngoại giao nhưng cũng tuyên bố sẽ áp thuế đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50% với tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ ngày 1/8 tới đây.
-
Kinh tế Thế giới
EU rút Panama khỏi danh sách các nước có nguy cơ cao về rửa tiền
10:49' - 11/07/2025
Chính phủ Panama mới đây tuyên bố nước này đã “khôi phục được niềm tin quốc tế” sau khi được Liên minh châu Âu (EU) rút khỏi danh sách các quốc gia có nguy cơ cao về rửa tiền và tài trợ khủng bố.